Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện phúc thẩm 2) đã ban hành văn bản gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu khắc phục vi phạm trong công tác giải quyết các vụ án hình sự. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung kiến nghị trên để bạn đọc tham khảo.
- Vi phạm trong việc ban hành Bản án sơ thẩm: Một số bản án trong phần “nhận thấy” của bản án chỉ ghi số của Cáo trạng, ngày, tháng, năm ra Cáo trạng, tội danh, điểm, điều khoản truy tố đối với bị cáo, không ghi mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo là vi phạm Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự, tại Điểm 2, Mục IV nêu: “Phần thứ nhất là phần “nhận thấy”, trong đó phải trình bày các hành vi phạm tội của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố; số của Cáo trạng; ngày, tháng, năm ra Cáo Trạng; tên Viện kiểm sát truy tố bị cáo; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo”. Điển hình như Bản án số 23/2010/HSST, ngày 10/12/2010 của Tòa án nhân nhân tỉnh Quảng Nam xét xử bị cáo Mai Thị Hoa về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, Bản án số 27/2010/HSST, ngày 24/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử bị cáo Nguyễn Phước Năm về tội “Giết người”...
KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC VI PHẠM
TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ
Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng (Viện phúc thẩm 2) đã ban hành văn bản gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu khắc phục vi phạm trong công tác giải quyết các vụ án hình sự. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung kiến nghị trên để bạn đọc tham khảo.
- Vi phạm trong việc ban hành Bản án sơ thẩm: Một số bản án trong phần “nhận thấy” của bản án chỉ ghi số của Cáo trạng, ngày, tháng, năm ra Cáo trạng, tội danh, điểm, điều khoản truy tố đối với bị cáo, không ghi mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo là vi phạm Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về xét xử sơ thẩm hình sự, tại Điểm 2, Mục IV nêu: “Phần thứ nhất là phần “nhận thấy”, trong đó phải trình bày các hành vi phạm tội của bị cáo mà Viện kiểm sát truy tố; số của Cáo trạng; ngày, tháng, năm ra Cáo Trạng; tên Viện kiểm sát truy tố bị cáo; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo”. Điển hình như Bản án số 23/2010/HSST, ngày 10/12/2010 của Tòa án nhân nhân tỉnh Quảng Nam xét xử bị cáo Mai Thị Hoa về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, Bản án số 27/2010/HSST, ngày 24/12/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam xét xử bị cáo Nguyễn Phước Năm về tội “Giết người”...
- Tuyên án không đúng với nội dung nghị án: Tại hồ sơ vụ án Nguyễn Phước Năm phạm tội “Giết người”. Tòa án xét xử sơ thẩm ngày 24/12/2010. Biên bản Nghị án do Hội đồng xét xử thực hiện (bút lục 131) vềđiều luật áp dụng ghi: “áp dụng Khoản 2, Điều 93; các điểm b, p, s, n Khoản 1, Điều 46 Bộ luật hình sự...”, nhưng phần quyết định của Bản án sơ thẩm ghi: “áp dụng Khoản 2, Điều 93; điểm b, p, n Khoản 1, 2, Điều 46 Bộ luật hình sự...”. Như vậy, phần quyết định của bản án sơ thẩm đã áp dụng thêm Khoản 2, Điều 46 Bộ luật hình sự không được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án là vi phạm Khoản 1, Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự và Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Khoản 1, Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “bản án phải được thảo luận và thông qua tại phòng nghị án”. Điểm 1, Mục IV Chương XXII, Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP, ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn “các thành viên hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án... nếu đủ căn cứ kết tội bị cáo phạm tội gì, theo điểm, khoản, điều luật nào của Bộ luật hình sự? Hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp đối với bị cáo”.
- Vi phạm về việc thông báo kháng cáo, kháng nghị, nhận và xử lý kháng cáo: Tại hồ sơ vụ án Nguyễn Phước Năm phạm tội “Giết người”, ngày 07/01/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam nhận được đơn kháng cáo của bị cáo (bút lục 145), nhưng đến ngày 24/01/2011, Tòa án mới ra thông báo việc kháng cáo, kháng nghị là vi phạm Khoản 1, Điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự“việc kháng cáo, kháng nghị phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị”. Cũng vụ án này, phần nội dung đơn kháng cáo của bị cáo Nguyễn Phước Năm ghi “quá nặng”, không thể hiện nguyện vọng của bị cáo yêu cầu như thế nào nhưng Tòa sơ thẩm không thông báo, hướng dẫn để bị cáo thể hiện nội dung kháng cáo cụ thể, rõ ràng. Việc Tòa án cấp sơ thẩm không hướng dẫn bị cáo thể hiện rõ nội dung kháng cáo trong đơn là vi phạm Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP, ngày 08/12/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Tiết 3.1, Điểm 3, Mục I quy định về việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo tại Tòa cấp sơ thẩm: “Trong trường hợp đơn kháng cáo làm trong thời hạn luật định và là của người có quyền kháng cáo nhưng nội dung kháng cáo chưa cụ thể, chưa rõ ràng, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho họđể họ thể hiện nội dung kháng cáo cho cụ thể và rõ ràng theo quy định của pháp luật ”
Viện phúc thẩm 2 yêu cầu Chánh án Tòa án tỉnh Quảng Nam tiến hành kiểm tra, chỉ đạo rút kinh nghiệm và khắc phục vi phạm, thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành việc nhận kháng cáo và xử lý kháng cáo hình sự.
Thanh Tâm