Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại…, Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành và Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã ban hành văn bản gửi Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung kiến nghị trên để bạn đọc tham khảo.
* Kiến nghị số 33, ngày 16/02/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Châu Thành gửi Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành khắc phục vi phạm trong áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 để tính tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Cụ thể:
Việc tính nộp tạm ứng án phí chưa chính xác: Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng góp hụi giữa nguyên đơn ông Dương Văn Phước đòi đồng bịđơn Nguyễn Thị Luận và Huỳnh Văn Hai phải trả cho ông số tiền hụi là 58.000.000đ,...
Kiến nghị khắc phục vi phạm
trong công tác giải quyết các vụ, việc dân sự,
kinh doanh thương mại…
Qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại…, Viện kiểm sát nhân dân huyện Châu Thành và Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đã ban hành văn bản gửi Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp yêu cầu khắc phục vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung kiến nghị trên để bạn đọc tham khảo.
* Kiến nghị số 33, ngày 16/02/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Châu Thành gửi Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành khắc phục vi phạm trong áp dụng Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án năm 2009 để tính tiền tạm ứng án phí, lệ phí. Cụ thể:
Việc tính nộp tạm ứng án phí chưa chính xác: Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng góp hụi giữa nguyên đơn ông Dương Văn Phước đòi đồng bịđơn Nguyễn Thị Luận và Huỳnh Văn Hai phải trả cho ông số tiền hụi là 58.000.000đ, khi ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án yêu cầu ông Phước nộp 200.000đ tại Chi cục thi hành án huyện Châu Thành là không đúng với quy định tại Khoản 4, Điều 25 Pháp lệnh án phí, lệ phí: “Người có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí trong vụ án dân sự không có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; trong vụ án dân sự có giá ngạch phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết ”
Như vậy số tiền tạm ứng án phí ông Phước phải nộp lẽ ra phải bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch của 58.000.000đ là 1.450.000đ chứ không phải 200.000đ.
Việc tính án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch chưa đúng theo quy định:Khoản 3, Điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự và Khoản 11, Điều 25 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án quy định: “Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải, nếu các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này”.
Trong quá trình giải quyết các vụ án, một số vụ án Tòa án áp dụng chưa chính xác quy định nêu trên, điển hình như: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 75/2010/QĐST-DS ngày 1/12/2010 có nội dung: bà Nguyễn Thị Mãi có trách nhiệm trả nợ cho bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh số tiền 4.500.000đ và nộp án phí sơ thẩm là 200.000đ là chưa chính xác. Đây là vụ án dân sự có giá ngạch. Tòa án tiến hành hòa giải và các bên đã thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung vụ án nên chỉ phải chịu 50% mức án phí dân sự có giá ngạch là (4.500.000đ x 5%) x 50% = 112.500đ.
Việc Tòa án tính án phí như trên đã làm thiệt hại đến quyền lợi của đương sự.
* Kiến nghị số 01, ngày 16/02/2011 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Mỹ, gửi Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp yêu cầu khắc phục vi phạm trong giải quyết vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng mua bán” giữa nguyên đơn Lê Thị Sai với bịđơn Ngô Thị Lệ.
Về thủ tục tố tụng:Tòa thụ lý vụ án ngày 09/8/2010 và có Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 120A ngày 17/11/2010, thời gian mở phiên tòa là 8h ngày 25/11/2010. Đến ngày 25/11/2010, bà Lệ vắng mặt nên phải hoãn phiên tòa. Đến ngày 10/12/2010, Tòa án nhân dân huyện ra thông báo xét xử sơ thẩm số 28/TBXXST, thông báo này chỉ niêm yết tại ủy ban nhân dân xã, nhưng không lập biên bản niêm yết mà vẫn đưa vụ án xét xử vắng mặt bà Ngô Thị Lệ là vi phạm Khoản 2, Điều 154 Bộ luật tố tụng dân sự.
Về nội dung:Bản án số 125/2010/DSST ngày 20/12/2010 nhận định mối quan hệ pháp luật giữa bà Lê Thị Sai với bà Ngô Thị Lệ là “Đòi lại tài sản”, áp dụng Điều 255; Điều 256; Khoản 2, Điều 305 Bộ luật dân sự buộc bà Ngô Thị Lệ trả cho bà Lê Thị Sai số tiền 6.402.000đ là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi quan hệ dân sự giữa bà Lê Thị Sai với bà Ngô Thị Lệ là hợp đồng mua bán vật tư xây dựng theo quy định tại Điều 388, 428 Bộ luật dân sự. Bà Sai thực hiện nghĩa vụ giao vật tưđầy đủ cho bà Lệ, còn bà Lệ không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đầy đủ cho bà Sai như hợp đồng. Lẽ ra bản án phải xác định mối quan hệ pháp luật giữa bà Sai với bà Lệ là “Hợp đồng mua bán tài sản” và áp dụng Khoản 4, Điều 431; Điều 438; Khoản 2, Điều 305 của Bộ luật dân sự mới chính xác.
Thanh Tâm