Cải cách tư pháp là yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo...
TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CÔNG TỐ
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA GẮN CÔNG TỐ VỚI ĐIỀU TRA
Cải cách tư pháp là yêu cầu cấp thiết của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo.
Nhận thức đúng tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác THQCT trong giai đoạn điều tra theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng "tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra", hàng năm Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm đẩy mạnh việc tăng cường trách nhiệm công tố trong công tác THQCT trong giai đoạn điều tra thông qua các hoạt động tác nghiệp tố tụng cụ thể như sau:
Về kiểm sát tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra: Viện kiểm sát xác định đây là khâu quan trọng hàng đầu, là cơ sở để ra các quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, là tiền đề mở đầu cho các hoạt động tố tụng giải quyết, kết thúc một vụ án hình sự. Do đó Viện kiểm sát đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, đảm bảo mọi thông tin về tin báo, tố giác về tội phạm đều được Viện kiểm sát nắm bắt, tham gia giải quyết kịp thời ngay từ khi xảy ra. Trong đó Viện kiểm sát luôn quan tâm đặc biệt đến hoạt động phân loại tin báo, tố giác về tội phạm, đây là cơ sở để ra quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, đồng thời là biện pháp để nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam. Trong thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã kiểm sát tính có căn cứ trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra kịp thời phát hiện nhiều trường hợp Cơ quan điều tra tạm giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam, bắt tạm giam không có căn cứ, Viện kiểm sát đã ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ, quyết định không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam , không phê chuẩn lệnh tạm giam và không phê chuẩn gia hạn tạm giữ…. Để thực hiện có hiệu quả công tác này, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường kiểm sát việc thụ lý tin báo của Cơ quan điều tra bằng các hoạt động trực tiếp và gián tiếp như: Ra quyết định kiểm sát trực tiếp , ban hành các văn bản yêu cầu giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Viện kiểm sát, định kỳ hàng tuần họp với Cơ quan điều tra giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm…, kết quả hàng năm đã tác động Cơ quan điều tra hai cấp đưa ra giải quyết hơn 97% tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tốđã được đưa ra giải quyết đều đảm bảo kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Cũng như công tác kiểm sát tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đối với công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực hiện theo Quy chế mà Viện kiểm sát đã chủđộng phối hợp liên ngành tư pháp ký kết quy chế phối hợp hoạt động, 100% các vụ án đều được Viện kiểm sát phân công kiểm sát viên tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trong đó những vụ trọng án, những vụ phức tạp, khó khăn đều có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra.
Trong công tác kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra: Quán triệt quan điểm chỉđạo của Đảng tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và “định hướng công tác kiểm sát trong thời gian tới” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra…” Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã kịp thời chỉđạo các Viện kiểm sát huyện, thành phố tăng cường hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, kiểm sát viên, không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động công tác THQCT trong các giai đoạn điều tra, xem đây là khâu mũi nhọn, bước đột phá trong tiến trình cải cách tư pháp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Từđó đòi hỏi các cán bộ, kiểm sát viên phải tích cực, chủđộng phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm cá nhân khi tham gia vào hoạt động THQCT Nhà nước. Trong từng vụ án các kiểm sát viên luôn kịp thời và chủđộng đề ra các yêu cầu điều tra giúp các Điều tra viên định hướng điều tra từng vụ án, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong hoạt động điều tra và kiểm sát điều tra, về chất lượng yêu cầu điều tra luôn đảm bảo chính xác, có căn cứ, ngắn gọn để các Điều tra viên dễ dàng thực hiện, góp phần kết thúc điều tra được nhiều vụ án trước thời hạn, giảm đến mức thấp nhất việc trả hồ sơđểđiều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó, nhờ tăng cường trách nhiệm và nâng cao ý thức của từng cán bộ, kiểm sát viên trong việc kiểm sát điều tra, kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án đã phát hiện Cơ quan điều tra bỏ lọt tội phạm, những tài liệu, chứng cứ vụ án do Cơ quan điều tra thu thập trong giai đoạn điều tra chưa đảm bảo tính có căn cứ, thiếu khách quan, Viện kiểm sát đã trực tiếp điều tra vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can, được Cơ quan điều tra chấp nhận. Cũng qua THQCT trong giai đoạn điều tra xác định Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can không có căn cứ, Viện kiểm sát đã ban hành quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can và không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, các quyết định trên của Viện kiểm sát đều được Cơ quan điều tra chấp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo việc xử lý đúng pháp luật, không bỏ lọt người phạm tội, không làm oan ngưởi vô tội.
Từ việc nhận thức đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của Ngành, những quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thời gian qua từng cán bộ, kiểm sát viên luôn cố gắn và nêu cao trách nhiệm trong công tác làm chuyển biến tích cực chất lượng điều tra của Cơ quan điều tra, góp phần hạn chếđến mức thấp nhất không để xảy ra các chuyên đề nghiệp vụ, các hoạt động điều tra của các cơ quan điều tra trong thời gian qua không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Do đó, công tác THQCT trong giai đoạn điều tra trong thời gian qua, bình quân tỷ lệ giải quyết án của Cơ quan điều tra luôn đạt trên 90%, của Viện kiểm sát luôn đạt 100%.
Trong quá trình THQCT và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng luôn chú trọng đến việc đổi mới phương thức hoạt động nghiệp vụ. Thông qua hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành, Viện kiểm sát đã chủ trì xây dựng nhiều chuyên đề nghiệp vụ như: Chuyên đề nâng cao chất lượng trong kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, chuyên đề khám nghiệm hiện trường và tử thi, chuyên đềđình chỉ tạm đình chỉđiều tra, chuyên đề trảđiều tra bổ sung, chuyên đề toà tuyên không phạm tội…Đặc biệt là Viện kiểm sát đã chủđộng phối hợp cùng liên ngành tư pháp xây dựng nhiều quy chế hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp, Quy chế số 01/QC-LN ngày 24/6/2011 về “Phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm và giải quyết an hình sự, dân sự, thi hành án của các cơ quan tư pháp tỉnh Sóc Trăng” của liên ngành Công an, Viện kiểm sát, Toà án, Tư pháp và Thi hành án tỉnh Sóc Trăng. Hàng năm, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc trăng còn chủđộng phối hợp với các cơ quan hữu quan nắm chắc tình hình vi phạm và tội phạm để chủđộng kiến nghị với chính quyền địa phương về công tác quản lý Nhà nước xác định “công trình quan trọng về an ninh quốc gia”, kiến nghị phòng ngừa tội phạm “vị thành niên phạm tội và hiệp dâm trẻ em”; phối hợp với các cơ quan tư pháp thực hiện tốt công tác THQCT trong giai đoạn điều tra như: Khởi tố và giải quyết được nhiều vụ án trọng điểm, đặc biệt phức tạp, những vụ án vướng mắc, khó khăn, đồng thời áp dụng thủ tục rút gọn đảm bảo việc xử lý nhanh chóng, kịp thời nhiều vụ án, tổ chức nhiều phiên toà xét xử lưu động, vụ án đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án có nhiều dư luận quan tâm, bức xúc nhằm phục vụ tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trịđịa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ngăn ngừa vi phạm và tội phạm, làm giảm đáng kể việc phát sinh tội phạm trong các lĩnh vực xã hội.
Nhìn chung về kết quả công tác THQCT trong giai đoạn điều tra Viện kiểm sát Sóc Trăng đạt được là do Viện kiểm sát đã có nhận thức đúng, đầy đủ vai trò, vị trí công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong thời kỳđổi mới; có sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng và đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành tư pháp luôn được thực hiện thường xuyên và có ý nghĩa quyết định lớn đến hiệu quả công tác THQCT trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát.
Tuy nhiên,mặc dù đã có nhiều cố gắn, nhưng công tác THQCT trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sựở Viện kiểm sát Sóc Trăng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục như: Chất lượng tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tuy có được nâng lên so với những năm trước, nhưng vẫn còn thấp; việc trả hồ sơđểđiều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều biện pháp khắc phục giảm đáng kể nhưng vẫn còn xảy ra; việc đề ra yêu cầu điều tra của kiểm sát viên đối với các vụ án hình sự chưa đạt tỷ lệ cao, tình trạng án sơ thẩm bị huỷ, sửa do vi phạm thủ tục tố tụng, vẫn còn xảy ra.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THQCT trong giai đoạn điều tra trong thời gian tới, cấn tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1. Ngành kiểm sát cần quán triệt đầy đủ tư tưởng, nắm vững quan điểm chỉđạo của Đảng tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XI để cán bộ, kiểm sát viên nhận thức đúng vị trí, vai trò của ngành kiểm sát mà thực hiện đúng đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước tong quá trình THQCT và kiểm sát các hoạt đông tư pháp ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
2. Lãnh đạo liên ngành cần tăng cường hơn nữa sự chỉđạo, điều hành trực tiếp đối với Điều tra viên, Kiểm sát viên và định kỳ phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, họp rút kinh nghiệm uốn nắn kịp thời những hạn chế, thiếu sót nhằm nâng cao chất lượng công tác THQCT trong giai đoạn điều tra đảm bảo mọi hoạt động điều tra giải quyết vụ án được chính xác, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Đồng thời có kế hoạch thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ lý luận chính trịđối với Kiểm sát viên, Điều tra viên thực hiện công tác THQCT trong giai đoạn điều tra.
3. Tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hai cấp trong việc phân loại và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm vì đây là công tác đột phá mang tính chất quan trọng nhất trong lĩnh vực hình sự. Làm tốt công tác này đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được xử lý kịp thời, không bỏ lọt tội phạm. Chú trọng đến những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thường xuyên trao đổi tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc vềđường lối xử lý cũng như thống nhất quan điểm nhận thức, áp dụng pháp luật để kịp thời khắc phục những khả năng có thể dẫn đến việc hạn chế, thiếu sót trong hoạt động điều tra.
4. Tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành để nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm của Kiểm sát viên, Điều tra viên đối với vụ án được phân công. Từng Kiểm sát viên và Điều tra viên cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc điều tra vụ án. Tập trung làm tốt công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm, kịp thời xoá bỏđịnh kiến, thói quen thiếu khách quan,toàn diện trong hoạt động khởi tố, điều tra nhằm hạn chếđến mức thấp nhất việc khởi tố oan, sai hay bỏ lọt tội phạm.
5. Thường xuyên phối hợp với Cơ quan điều tra, Toà án tổ chức các phiên toà theo tinh thần cải cách tư pháp để rút kinh nghiệm trong công tác THQCT đối với các Kiểm sát viên tranh tụng tại phiên toà. Duy trì thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành, thường xuyên có sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác điều tra trong thời gian tới.
6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp kết hợp với tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên để nâng cao trách nhiệm từng cá nhân trong việc xem xét pê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam và gia hạn nhằm phục vụ tốt công tác điều tra, truy tố xét xử; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam đảm bảo việc bắt được chính xác có căn cứ pháp luật, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
7. Cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác cán bộ, đổi mới công tác cán bộ là khâu đột phá, then chốt nhất nhằm đảm bảo có đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên đủ năng lực, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống thực hiện công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Kiến nghị
1. Liên ngành tư pháp Trung ương cần có văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt là hướng dẫn về giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm để tạo ra cơ sở pháp lý cho kiểm sát chặt chẽ việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra vì đây là một khâu công tác quan trọng nhất mởđầu cho các hoạt động thực hiện việc kiểm sát điều tra và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát trong các giai đoạn tiếp theo của công tác THQCT trong giai đoạn điều tra.
2. Viện kiểm sát cấp trên cần tăng cường đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt động THQCT và kiểm sát điều tra; sửa đổi, bổ sung quy chế nghiệp vụ cũng như thỉnh thị và trả lời thỉnh thị nghiệp vụ trong Ngành. Tập huấn chuyên sâu về kỹ năng khám nghiệm hiện trường, tử thi; chú trọng công tác tổng kết chuyên đề, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật cho Kiểm sát viên trực tiếp làm công tác giải quyết an hình sự nhằm cao nhận thức chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng thực hiện tốt công tác THQCT và kiểm sát điều tra.
3. Cần đề xuất cơ quan có thẩm quyền, có chính sách đãi ngộ, ưu tiên đối với cán bộ, kiểm sát viên làm công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự nhằm động viên, khuyến khích tinh thần tạo điều kiện cho cán bộ, kiểm sát viên nâng cao ý thức, trách nhiệm trước nhiệm vụđược giao; Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ và phương tiện làm việc cho các Viện kiểm sát địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác THQCT trong giai đoạn điều tra trong thời gian tới.
Đặng Thành Khoa
Viện trưởng Viện KSND tỉnh Sóc Trăng