CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Thông báo rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự

26/01/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Qua công tác kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án Nguyễn Mạnh Cường cùng đồng bọn phạm tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 30, ngày 13/01/2011 gửi Viện KSND huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh để nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo. Nội dung vụ án: Thực hiện Quyết định số 30/QĐ, ngày 07/4/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc chi hỗ trợ thêm cho mỗi nhân khẩu trong mỗi gia đình thuộc diện hộ nghèo trong khu vực lòng hồ chứa nước đập Krông Buk Hạ là 9.000.000đ/1 khẩu. Được sự giúp sức của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo xã Krông Buk, huyện Krông Păk, từ tháng 8 đến tháng 12/2006, Ban tự quản các thôn 4, 8, 10 xã Krông Buk đã tiến hành họp bình xét hộ nghèo mà không tiến hành họp toàn dân trong thôn để bình xét theo đúng quy định tại Hướng dẫn số 1005, ngày 27/7/2006 của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Lăk, cho nên 08 cán bộ xã Krông Buk gồm:...
                                  
                                                                                                            
THÔNG BÁO
Rút kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự
 
   Qua công tác kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án Nguyễn Mạnh Cường cùng đồng bọn phạm tội: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đăk Lăk đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 30, ngày 13/01/2011 gửi Viện KSND huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh để nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.
Nội dung vụ án:
Thực hiện Quyết định số 30/QĐ, ngày 07/4/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk về việc chi hỗ trợ thêm cho mỗi nhân khẩu trong mỗi gia đình thuộc diện hộ nghèo trong khu vực lòng hồ chứa nước đập Krông Buk Hạ là 9.000.000đ/1 khẩu. Được sự giúp sức của cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo xã Krông Buk, huyện Krông Păk, từ tháng 8 đến tháng 12/2006, Ban tự quản các thôn 4, 8, 10 xã Krông Buk đã tiến hành họp bình xét hộ nghèo mà không tiến hành họp toàn dân trong thôn để bình xét theo đúng quy định tại Hướng dẫn số 1005, ngày 27/7/2006 của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Đăk Lăk, cho nên 08 cán bộ xã Krông Buk gồm: Nguyễn Mạnh Cường - là cán bộ xoá đói giảm nghèo xã; Đỗ Văn Minh - cán bộ UBND xã; Lê Văn Quang - Trưởng thôn 10; Hồ Minh Tiến - Trưởng thôn 8; Phan Hệ - Phó trưởng thôn 10; Lê Văn Ngọc - Ban Mặt trận thôn 4; Trần Xem - Trưởng thôn 4; Huỳnh Văn Tuấn - Phó trưởngthôn 4 đã lợi dụng chính sách của Nhà nước, cấu kết với 09 hộ dân không thuộc diện hộ nghèo chiếm đoạt của Nhà nước với tổng số tiền là 459.000.000đ, cụ thể:
1.      Hộ Hoàng Văn Hương, chiếm đoạt số tiền: 81.000.000đ;
2.      Hộ Phan Văn Thao, chiếm đoạt số tiền: 54.000.000đ;
3.      Hộ Hoàng Thị Tứ, chiếm đoạt số tiền: 45.000.000đ;
4.      Hộ Hoàng Thị Nhân, chiếm đoạt số tiền: 45.000.000đ;
5.      Hộ Thạch Khánh Ly, chiếm đoạt số tiền: 36.000.000đ;
6.      Hộ Nguyễn Văn Gạo, chiếm đoạt số tiền: 45.000.000đ;
7.      Hộ Nguyễn Văn Tấm, chiếm đoạt số tiền: 72.000.000đ;
8.      Hộ Nguyễn Thị Hai, chiếm đoạt số tiền: 54.000.000đ;
9.      Hộ Phan Hữu Quang, chiếm đoạt số tiền: 27.000.000đ.
Sau khi các hộ dân trên nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước, đã chi cho các đối tượng: Nguyễn Mạnh Cường 32.600.000đ; Lê Văn Quang 28.500.000đ; Đỗ Văn Minh 2.200.000đ; Phạm Văn Ngọc 6.400.000đ; Hồ Minh Tiến 500.000đ. (Số tiền trên gồm của các hộ Hoàng Văn Hương 26.000.000đ, Phan Văn Thao 6.000.000đ, Hoàng Thị Tứ 6.000.000đ, Hoàng Thị Nhân 9.000.000đ, Nguyễn Văn Gạo 16.700.000đ, Phan Hữu Quang 500.000đ).
Bản án HSST căn cứ Điểm b, c Khoản 2, Điều 281; Điểm b, p, Khoản 1, 2 Điều 46 BLHS, tuyên phạt Nguyễn Mạnh Cường 06 năm tù.
- Căn cứ Điểm b, c, Khoản 2, Điều 281; Điểm b, p Khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47 BLHS tuyên phạt:
Lê Văn Quang 04 năm tù;
Đỗ Văn Minh 03 năm tù;
Phan Văn Thao 02 năm tù;
Hoàng Văn Hương 02 năm tù;
Nguyễn Văn Gạo 02 năm tù.
- Căn cứ Điểm b, c Khoản 2, Điều 281; Điểm b, p Khoản 1, 2 Điều 46; Điều 47; Điều 60 BLHS tuyên phạt.
Hoàng Thị Nhân 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, 03 năm thử thách;
Hoàng Thị Tứ 01 năm 06 tháng tù cho hưởng án treo, 03 năm thử thách.
- Căn cứ Khoản 2, Điều 222; Khoản 3, Điều 224 BLTTHS tuyên bố các bị cáo:
Nguyễn Văn Tấm, Nguyễn Thị Hai, Phan Hữu Quang không phạm tội.
Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng khoản 1, Điều 42 BLHS chấp nhận việc các bị cáo đã tự nguyện nộp lại số tiền cho Nhà nước, cụ thể: Bị cáo Cường đã giao nộp 32.600.000đ; bị cáo Hương 55.000.000đ; bị cáo Nhân 26.000.000đ; bị cáo Minh 2.200.000đ; Phạm Văn Ngọc 6.400.000đ; Thạch Khánh Ly 36.000.000đ; Hồ Minh Tiến 500.000đ.
Tiếp tục buộc các bị cáo và người liên quan có trách nhiệm phải trả lại cho Nhà nước số tiền cụ thể là: bị cáo Nguyễn Văn Gạo 28.300.000đ; bị cáo Phan Văn Thao 48.000.000đ; bị cáo Hoàng Thị Nhân 10.000.000đ; bị cáo Hoàng Thị Tứ 29.000.000đ; Nguyễn Thị Hai 54.000.000đ; Nguyễn Văn Tấm 72.000.000đ; Phan Hữu Quang 27.000.000đ; Lê Văn Quang phải hoàn trả cho Hoàng Minh Tiếp 6.000.000đ.
Bản án phúc thẩm nhận định “quá trình điều tra, truy tố và xét xử, cấp sơ thẩm đã không xác định và đưa Ban quản lý dự án đền bù di dân, tái định cư công trình hồ chứa nước Krông Buk hạ, huyện Krông Pắc vào tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vì không đưa vào tham gia tố tụng nên căn cứ pháp lý xác định thiệt hại thực tế do các bị cáo chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép cụ thể là bao nhiêu chưa được nguyên đơn dân sự khẳng định, quyền lợi của nguyên đơn dân sự trong vụ án cũng chưa được xem xét đến, bản án sơ thẩm tuyên buộc các bị cáo phải nộp lại tiền chiếm đoạt cho Nhà nước là không đúng, không có chủ thể được thi hành án và không xử lý phần tiền một số bị cáo đã bồi thường hiện đang gửi tại tài khoản tạm gửi là thiếu sót nghiêm trọng, không giải quyết toàn diện vụ án và bản án không thể thi hành. Trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm và tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Ban quản lý dự án đền bù di dân, tái định cư công trình hồ chứa nước Krông Buk hạ đã có yêu cầu được tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra ban đầu ở cấp sơ thẩm để đảm bảo quyền lợi của mình. Xét cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng Điều 52 BLTTHS, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên cần huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân huyện Krông Pắc điều tra lại theo thủ tục chung”.
 Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
          Trong công tác KSĐT và thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên chưa thực sự nắm chắc các quy định của pháp luật để nhận định đánh giá chứng cứ, xem xét, cân nhắc cơ sở buộc tội, gỡ tội. Đối tượng đủ cơ sở để xử lý hình sự nhưng khi cơ quan điều tra khởi tố bị can, Viện kiểm sát huyện không phê chuẩn như trường hợp Hồ Minh Tiến và Phan Hệ dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Ngày 15/9/2009, Toà án có quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung trong đó nêu cụ thể trường hợp “hộ ông Nguyễn Văn Tấm không phải là hộ nghèo, nhưng gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ông đã làm đơn xin xác nhận là hộ nghèo gửi anh Huỳnh Văn Tuấn, Phó trưởng thôn, sau đó bỏ đi làm ăn xa. Thôn và xã đã làm sổ hộ nghèo cho ông. Khi có sổ, ông đã gửi Ban dự án và được nhận số tiền hỗ trợ 72.000.000đ. Như vậy ông Nguyễn Văn Tấm không có lỗi, đề nghị Viện kiểm sát xem xét lại tránh truy tố, xét xử oan người vô tội. Đồng thời, yêu cầu khởi tố xử lý Phạm Văn Ngọc, phục hồi quyết định khởi tố đối với Hồ Minh Tiến, nhưng Viện KSND huyện có công văn giữ nguyên quan điểm truy tố đối với các bị can tại bản Cáo trạng đã truy tố, dẫn đến việc Toà án tuyên 03 bị cáo không phạm tội.
 Trong quá trình điều tra Cơ quan điều tra không tiến hành làm việc để xác định thiệt hại thực tế do các bị cáo chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép cụ thể là bao nhiêu nhưng Viện kiểm sát huyện đã không yêu cầu Cơ quan điều tra xác minh làm rõ và đến giai đoạn xét xử Toà án huyện không đưa Ban quản lý dự án đền bù di dân, tái định cư công trình hồ chứa nước Krông Buk hạ, huyện Krông Pắc vào tham gia phiên toà với tư cách nguyên đơn dân sự, Viện kiểm sát huyện cũng không có ý kiến gì. Chính vì vậy đến nay phần tiền một số bị cáo đã bồi thường hiện vẫn đang gửi tại tài khoản tạm gửi của Viện kiểm sát không được xử lý để trả lại cho Ban quản lý dự án đền bù di dân, tái định cư công trình hồ chứa nước Krông Buk hạ, huyện Krông Pắc sử dụng là thiếu sót, gây lãng phí trong sử dụng vốn.
Các bị cáo Nguyễn Thị Hai khai nhận: gia đình khó khăn, năm 2005, 2006 đi làm thuê ở Gia Lai khi về đều đã họp xét hộ nghèo. Năm 2006 hai vợ chồng đi làm ở Gia Lai khi về nghe hàng xóm nói là có tên nhưng không có người tham gia nên không được xét nên đã hỏi thăm và làm đơn xin xét bổ sung. Sau đó được cấp sổ hộ nghèo và đã nhận tiền. Quá trình làm sổ không có trao đổi, bàn bạc, thoả thuận ăn chia tiền bạc với ai. Đến dịp gần Tết năm 2006 sau khi đã nhận tiền hỗ trợ thì Nguyễn Minh Tiến có đến hỏi mượn 1.000.000đ thì bà Hai có đưa cho Tiến 1.000.000đ và bảo: “Chú cầm tiêu Tết lúc nào có thì trả”. Hiện nay ông Tiến đã trả lại số tiền này cho bà Hai. Nguyễn Văn Tấm khai nhận: do thấy tiền đền bù giải toả ít, còn gặp khó khăn nên đến nhà ông Xem hỏi và được hướng dẫn làm đơn, sau khi nộp đơn cho ông Tuấn thì đi làm ăn xa, ở nhà được cấp sổ hộ nghèo vµ được nhận tiền hỗ trợ. Quá trình làm sổ không thoả thuận, bàn bạc với ai và cũng không chi tiền cho ai. Phan Hữu Quang khai nhận: đã đến hỏi ông Tiến việc làm sổ hộ nghèo được hướng dẫn làm đơn, sau đó ông Tiến xác nhận rồi nộp cho Nguyễn Mạnh Cường, trình ông Y Thuôn M’lô Phó Chủ tịch xã ký xác nhận, sau đó được cấp sổ hộ nghèo. Việc đưa cho vợ ông Tiến 500.000đ sau khi nhận được tiền là để cám ơn, còn trong quá trình làm thủ tục không có trao đổi thoả thuận, bàn bạc với ai. Lời khai của những người liên quan là bị cáo Cường, Minh, ông Tuấn, ông Xem, ông Tiến phù hợp với lời khai của Nguyễn Văn Tấm, Nguyễn Thị Hai, Phan Hữu Quang đã nêu ở trên. Với các căn cứ nêu trên thì hành vi của Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Văn Tấm, Phan Hữu Quang chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
 Hành vi của các bị cáo Nguyễn Văn Gạo,  Hoàng Thị Nhân, Hoàng Thị Tứ chiếmđoạt số tiền dưới 50.000.000đ chỉ phạm vào Khoản 1, Điều 281 BLHS, các bị cáo Hoàng Văn Hương, Phan Văn Thao chiếm đoạt số tiền trên 50.000.000đ phạm vào Điểm c, Khoản 2, Điều 281 BLHS nhưng Cáo trạng truy tố tất cả các bị cáo theo Khoản 2, Điều 281 BLHS, không viện dẫn các bị các phạm vào điểm nào của Khoản 2 là không chính xác và chưa đầy đủ.
Quá trình chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử cũng như tại phần thủ tục bắt đầu phiên toà, Toà án không xác định và không đưa nguyên đơn dân sự là “Ban quản lý dự án đền bù di dân, tái định cư công trình hồ chứa nước Krông Buk hạ”  tham gia tố tụng tại phiên toà là không đúng quy định của pháp luật nhưng Viện kiểm sát huyện đã không phát hiện và có ý kiến để yêu cầu Toà án bổ sung.
Quá trình kiểm sát diễn biến phiên tòa, lời khai các bị cáo Nguyễn Văn Tấm, Nguyễn Thị Hai, Phan Hữu Quang cho rằng mình không phạm tội, Hội đồng xét xử đã tập trung xét hỏi làm rõ hành vi của các bị cáo này nhưng kiểm sát viên chủ quan, nắm các quy định của pháp luật chưa đầy đủ và thụ động vẫn giữ nguyên Cáo trạng đã truy tố cũng như quan điểm ban đầu. Sau khi xét xử xong, nhận bản án có sai sót nhưng đã không kiểm sát biên bản phiên toà, biên bản nghị án, xem xét lại diễn biến phiên toà để đánh giá sai sót của bản án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dẫn đến quyết định kháng nghị thiếu chính xác, Viện kiểm sát tỉnh phải rút kháng nghị.
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ Kiểm sát viên đã không nắm vững các quy định của pháp luật nghiên cứu tài liệu, hồ sơ vụ án để xử lý vụ án có căn cứ, khách quan, toàn diện và triệt để dẫn đến việc Toà án sơ thẩm tuyên phạt 03 bị cáo không phạm tội và cấp phúc thẩm tuyên huỷ toàn bộ bản án để điều tra lại. Lãnh đạo đơn vị thiếu kiểm tra cụ thể, chưa sâu sát, chặt chẽ dẫn đến vụ án có sai phạm nghiêm trọng về tố tụng hình sự.
Thanh Tâm
                                                                                                 
                                                                                   
                                           
Tìm kiếm