Thông qua công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát bản án sơ thẩm, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1 thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao) phát hiện một số vụ án Viện kiểm sát và Toà án cấp sơ thẩm truy tố, xét xử áp dụng khung hình phạt chưa đúng quy định của Bộ luật hình sựđã ban hành văn bản số 372/TB- VKSTC- VPT1 để Viện kiểm sát nhân dân các cấp rút kinh nghiệm chung. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.
Bản án sơ thẩm số 70/2010 ngày 10/6/2010 xét xử bị cáo Lèo Văn L về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4, Điều 112 Bộ luật hình sự.
Nội dung vụ án: Khoảng 7h ngày 17/8/2009, Lèo Văn Lanh (sinh năm 1937) đi chăn trâu tại khu vực rừng “ma” cùng cháu Hà Thị Ph (sinh ngày 16/01/2004)...
THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM VỀ ÁP DỤNG KHUNG HÌNH PHẠT
Thông qua công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát bản án sơ thẩm, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1 thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao) phát hiện một số vụ án Viện kiểm sát và Toà án cấp sơ thẩm truy tố, xét xử áp dụng khung hình phạt chưa đúng quy định của Bộ luật hình sựđã ban hành văn bản số 372/TB- VKSTC- VPT1 để Viện kiểm sát nhân dân các cấp rút kinh nghiệm chung. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.
Bản án sơ thẩm số 70/2010 ngày 10/6/2010 xét xử bị cáo Lèo Văn L về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4, Điều 112 Bộ luật hình sự.
Nội dung vụ án: Khoảng 7h ngày 17/8/2009, Lèo Văn Lanh (sinh năm 1937) đi chăn trâu tại khu vực rừng “ma” cùng cháu Hà Thị Ph (sinh ngày 16/01/2004). L nảy sinh ý định giao cấu với cháu Ph nên cõng cháu đi vào vườn cà phê gần đó, đặt cháu xuống đất rồi giao cấu với cháu. Lần thứ hai, khoảng 7h ngày 19/8/2009, L đi chăn châu cùng cháu Ph và cháu Th (em cháu Ph). L cõng cháu Ph vào vườn cà phê và lại giao cấu với cháu.
Cáo trạng truy tố Lèo Văn L về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo điểm c, khoản 3, Điều 112 Bộ luật hình sự. Bản án sơ thẩm áp dụng điểm c, khoản 3, Điều 112; điểm b, m, n, o, p khoản 1, 2 Điều 46, Điều 47 Bộ luật hình sự, xử phạt Lèo Văn L 11 năm tù về tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Vụ án có kháng cáo. Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị thay đổi khung hình phạt từ khoản 3 sang khoản 4, Điều 112 Bộ luật hình sự và được Hội đồng xét xử chấp nhận, chuyển khung và giữ nguyên mức hình phạt đối với bị cáo.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm
Về khung hình phạt: Đối với tội Hiếp dâm trẻ em, tuổi của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Khoản 1, 2, 3 Điều 112 BLHS quy định cấu thành cơ bản và cấu thành tăng nặng định khung của tội hiếp dâm trẻ em trong trường hợp bị hại ởđộ tuổi từđủ 13 đến dưới 16 tuổi. Khoản 4 Điều 112 BLHS được áp dụng trong mọi trường hợp người phạm tội có hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi.
Trong vụ án này, bị cáo Lèo Văn L giao cấu 02 lần với cháu Ph (5 năm 07 tháng 01 ngày tuổi) nên phạm vào khoản 4, Điều 112 và phải áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” theo điểm g, khoản 1, Điều 48. Nhưng do cấp sơ thẩm không chú ý đến độ tuổi của người bị hại và nhầm lẫn giữa tình tiết là yếu tốđịnh khung hình phạt “phạm tội nhiều lần” (điểm c, khoản 3, Điều 112 BLHS) và tình tiết tăng nặng (điểm g, khoản 1, Điều 48 BLHS) nên truy tố, xét xử bị cáo theo điểm c, khoản 3, Điều 112 BLHS là không đúng khung hình phạt.
- Về áp dụng tình tiết giảm nhẹ: Điểm n, khoản 1, Điều 46 BLHS quy định “Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”. Bản án sơ thẩm không có chứng nhận, xác nhận của cơ sở y tế bị cáo Lèo Văn L bị mắc bệnh gì, nhưng lại nhận định “bị cáo tuổi đã già, giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi” và áp dụng tình tiết giảm nhẹ trên cho bị cáo là không chính xác.
Bản án sơ thẩm số 55/2010/HSST ngày 21/4/2010 xét xử bị cáo Nguyễn Đình Sơn về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” theo khoản 4 Điều 194 Bộ luật hình sự.
Bùi Ngọc Thinh và Nguyễn Đình Sơn quen nhau từ khi ở cơ sở cai nghiện. Ngày 19/11/2009, Sơn gọi điện rủ Thinh đi mua hêrôin để sử dụng. Cả hai đón xe lên Lóng Luông, đến nhà Páo để mua ma tuý. Sơn đưa cho Páo 15.000.000đ, Thinh đưa cho Páo 14.000.000đ. Páo đưa cho mỗi ngưòi một túi ni lông bên trong chứa hêrôin. Cả hai tự cất giữ số hêrôin của mình và ngủ tại nhà Páo. Sáng hôm sau Thinh và Páo đón xe khách quay về thành phố H thì bị bắt giữ. Trong quá trình tạm giam đểđiều tra, Bùi Ngọc Thinh đã chết do nhiễm HIV.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Cấp sơ thẩm truy tố và xét xửđối với bị cáo Sơn về tội “Tàng trữ trái phép chất ma tuý” là đúng tội. Tuy nhiên, buộc Sơn phải chịu trách nhiệm về tổng lượng hêrôin 132,58g (bao gồm cả lượng hêrôin mà Thinh tàng trữ) với nhận định: “Mặc dù Sơn chỉ mua 59,81g hêrôin nhưng biết việc Thinh cũng mua 72,77g hêrôin, phần của ai người đó tự trả tiền và tự cất giữ nhưng Sơn là người khởi xướng trong việc rủ Thinh đi mua hêrôin, chứng kiến việc mua bán giữa Thinh và Páo, do vậy ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về số hêrôin của mình mua là 59,81g, Sơn còn phải chịu trách nhiệm hình sự về số 72,77g hêrôin Thinh đã mua với vai trò đồng phạm, nên tổng trọng lượng hêrôin mà Sơn phải chịu trách nhiệm hình sự là 132,58g”, và áp dụng điểm b, khoản 4, Điều 194 Bộ luật hình sựđể xử phạt bị cáo 18 năm tù là không chính xác. Cả Sơn và Thinh đều là con nghiện, rủ nhau đi mua ma tuý về sử dụng, người nào mua người ấy tự trả tiền, tự cất giữ và tự vận chuyển số ma tuý mua được, không bàn bạc về số tiền mua và số lượng ma tuý của mỗi bên. Do vậy, các bị cáo tuy thực hiện hành vi phạm tội cùng một thời điểm nhưng độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Theo bản án sơ thẩm mô tả thì hành vi của Nguyễn Đình Sơn chỉ bị truy tố xét xử về hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý (59,81g hêrôin) theo quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 194 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 15 năm đến hai mươi năm. Do xác định vụ án đồng phạm không đúng nên cấp sơ thẩm truy tố, xét xử Sơn ởđiểm b, khoản 4, Điều 194 là không đúng, gây bất lợi cho bị cáo.
Thanh Tâm