Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên:
Ngày 12/11/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành kháng nghị số 1240/KN- VKS đối với Quyết định thi hành án phạt tù số 01 ngày 11/10/2010 của Toà án nhân dân huyện Mường ảng, tỉnh Điện Biên.
Toà án nhân dân huyện Mường ảng, tỉnh Điện Biên đã ra Quyết định thi hành án phạt tù đối với Lò Văn Chỉnh (bị xử phạt tù đang được tại ngoại) với mức án 05 năm 06 tháng tù là không đúng với nội dung quyết định của Bản án số 30/2010/HSST ngày 07/9/2010, quyết định thi hành án đã không khấu trừ thời hạn Lò Văn Chỉnh bị tạm giữ, tạm giam 31 ngày, vi phạm Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên yêu cầu Toà án nhân dân huyện Mường ảng bãi bỏ quyết định thi hành án phạt tù nêu trên và ra quyết định thi hành án phạt tù đối với bị án Lò Văn Chỉnh đúng với nội dung của Bản án, đồng thời trả lời Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG
TƯ PHÁP CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CÁC CẤP
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên
Ngày 12/11/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành kháng nghị số 1240/KN- VKS đối với Quyết định thi hành án phạt tù số 01 ngày 11/10/2010 của Toà án nhân dân huyện Mường ảng, tỉnh Điện Biên.
Toà án nhân dân huyện Mường ảng, tỉnh Điện Biên đã ra Quyết định thi hành án phạt tù đối với Lò Văn Chỉnh (bị xử phạt tù đang được tại ngoại) với mức án 05 năm 06 tháng tù là không đúng với nội dung quyết định của Bản án số 30/2010/HSST ngày 07/9/2010, quyết định thi hành án đã không khấu trừ thời hạn Lò Văn Chỉnh bị tạm giữ, tạm giam 31 ngày, vi phạm Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên yêu cầu Toà án nhân dân huyện Mường ảng bãi bỏ quyết định thi hành án phạt tù nêu trên và ra quyết định thi hành án phạt tù đối với bị án Lò Văn Chỉnh đúng với nội dung của Bản án, đồng thời trả lời Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.
Viện THQCT và KSXX phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm I)
Ngày 05/11/2010, Viện phúc thẩm 1 ban hành Thông báo rút kinh nghiệm số 381/VKSTC-VPT1. Nội dung:
Vừa qua, Toà phúc thẩm tại Hà Nội đưa ra xét xử vụ Vàng Mí Say phạm hai tội “Mua bán trẻ em” và “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, huỷ một phần bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không phạm tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”. Trong vụ án này, xuất phát từ nhận thức muốn giúp đỡ người thân của mình tìm việc làm, Say đã tạo điều kiện đưa anh Lình, anh Pó sang Trung Quốc đi làm thuê cho ông Sính (trước đó Say cũng làm thuê cho ông Sính được trả lương cao và sòng phẳng). Bị cáo thực hiện hành vi không vì lợi ích cá nhân, kém hiểu biết, không biết việc đưa người qua biên giới Trung Quốc hoặc ở lại Trung Quốc khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật. Xét về tính chất hành vi, mức độ lỗi thì hành vi trên của Say chỉ là vi phạm hành chính được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 22 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ, theo đó “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sau: a, Giúp đỡ, chứa chấp, che dấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép”. Cấp sơ thẩm truy tố, xét xử bị cáo về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” là chưa xem xét toàn diện các dấu hiệu về mặt khách quan cũng như mặt chủ quan, động cơ, mục đích của người vi phạm, dẫn đến việc hình sự hoá vi phạm pháp luật hành chính.
Về việc áp dụng tình tiết tăng nặng và quyết định hình phạt bị cáo đối với tội “Mua bán trẻ em”: Bị cáo bán con đẻ của mình, đến thời điểm xét xử sơ thẩm chưa có tài liệu nào phản ánh tình trạng hiện tại của cháu Vàng Mí Xá nhưng Toà sơ thẩm nhận định “hiện tại cháu Xá chưa trở về, sống chết ra sao không biết” để từ đó áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại điểm k khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự là thiếu căn cứ, đồng thời tuyên phạt bị cáo 10 năm tù là nặng. Bị cáo bán con cho anh Chính là người họ hàng, bị cáo là người dân tộc thiểu số, không biết chữ, nhận thức pháp luật kém, nhân thân tốt, do vậy Toà phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm, xử phạt bị cáo 07 năm tù về tội “Mua bán trẻ em”.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá
Qua công tác kiểm sát bản án, quyết định của Toà án, ngày 26/11/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hoá ban hành văn bản số 24/KN - VKS - P5 gửi Chánh án Toà án nhân dân huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá kiến nghị khắc phục một số thiếu sót trong việc giải quyết vụ kiện tranh chấp về hôn nhân gia đình giữa nguyên đơn Nguyễn Thị Huệ và bị đơn Hà Văn Tuấn. Bao gồm: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự giữa chị Huệ và anh Tuấn không nêu căn cứ pháp luật tại Điều 92 và Điều 94 Luật hôn nhân gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn và quyền thăm nom con sau ly hôn; không nêu căn cứ pháp luật tại khoản 4 Điều 131 để buộc các đương sự nộp án phí; không nêu căn cứ quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Qua công tác kiểm sát thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự của Toà án tỉnh Lâm Đồng từ 01/12/2009 đến 01/11/2010, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản số 1226/VKS -DS ngày 29/11/2010 gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng kiến nghị khắc phục một số vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 và 258 Bộ luật tố tụng dân sự (có 22 vụ án dân sự sơ thẩm đã quá thời hạn chuẩn bị xét xử từ 03 đến 06 năm, có 19 vụ án đã quá thời hạn xét xử từ 03 tháng đến 4 năm). Việc để các vụ án kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tổng hợp: Thanh Tâm