Báo Thanh tra số 88, ngày 23 /7/2011, có bài “Không đủ căn cứ vẫn khởi tố hình sự” của tác giả Tràng An. Nội dung: Trong vụ tranh chấp tài sản giữa 3 bên là Hợp tác xã Công nghiệp Toàn Diện, Công ty TNHH cán thép Tam Điệp, và Công ty cổ phần cơ khí Hưng Yên, VKSND tối cao đã 2 lần có văn bản xác định vụ việc được giải quyết về tranh chấp dân sự là đúng pháp luật, không đủ căn cứ đề khởi tố hình sự. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên vẫn khởi tố điều tra và đề nghị truy tố Nguyễn Thị Toàn, Chủ nhiệm HTX Toàn Diện về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật hình sự. Trong khi đó, TAND tỉnh Thái Nguyên đang thụ lý, giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự và chưa có kết quả cuối cùng. Tác giả bài báo đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương cần vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc.
Cùng vụ việc này báo Lao động số 170, ngày 26/7/2011, có bài “Không đủ căn cứ vẫn truy tố” của tác giả Lam Sơn và Việt Lâm, bài báo nêu: Mặc dù khi thụ lý vụ án này VKSND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn và gửi hồ sơ vụ án để thỉnh thị VKSND tối cao và VKSND tối cao đã có văn bản số 2179-V1 ngày 16/7/2010, kết luận không đủ căn cứ truy tố Nguyễn Thị Toàn nhưng VKSND tỉnh Thái Nguyên vẫn quyết định truy tố...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 22/7/2011 đến 28/7/2011
Báo Thanh tra số 88, ngày 23 /7/2011, có bài “Không đủ căn cứ vẫn khởi tố hình sự” của tác giả Tràng An. Nội dung: Trong vụ tranh chấp tài sản giữa 3 bên là Hợp tác xã Công nghiệp Toàn Diện, Công ty TNHH cán thép Tam Điệp, và Công ty cổ phần cơ khí Hưng Yên, VKSND tối cao đã 2 lần có văn bản xác định vụ việc được giải quyết về tranh chấp dân sự là đúng pháp luật, không đủ căn cứ đề khởi tố hình sự. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên vẫn khởi tố điều tra và đề nghị truy tố Nguyễn Thị Toàn, Chủ nhiệm HTX Toàn Diện về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật hình sự. Trong khi đó, TAND tỉnh Thái Nguyên đang thụ lý, giải quyết vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự và chưa có kết quả cuối cùng. Tác giả bài báo đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương cần vào cuộc để làm sáng tỏ vụ việc.
Cùng vụ việc này báo Lao động số 170, ngày 26/7/2011, có bài “Không đủ căn cứ vẫn truy tố” của tác giả Lam Sơn và Việt Lâm, bài báo nêu: Mặc dù khi thụ lý vụ án này VKSND tỉnh Thái Nguyên đã có Công văn và gửi hồ sơ vụ án để thỉnh thị VKSND tối cao và VKSND tối cao đã có văn bản số 2179-V1 ngày 16/7/2010, kết luận không đủ căn cứ truy tố Nguyễn Thị Toàn nhưng VKSND tỉnh Thái Nguyên vẫn quyết định truy tố.
Yêu cầu VKSND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Công lý số 59, ngày 22 /7/2011, có bài “Cơ quan thi hành án tựđịnh giá tài sản “ảo?” của tác giả Văn Vũ. Nội dung: Sau gần 1 năm ban hành Quyết định thi hành án, Cục thi hành án dân sự tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều văn bản đề nghị các Trung tâm thẩm định tài chính, thẩm định giá cổ phiếu của Công ty Cổ phần trồng rừng Trường Thành (là Công ty được ra đời dựa trên sự ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty Tân Phát và Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành), trụ sở số 35, đường Quang Trung, phường Thống Nhất, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, nhưng đều nhận được các văn bản từ chối vì lý do Cổ phiếu của Công ty cổ phần trồng rừng Trường Thành chưa được lên sàn chứng khoán.Trong khi đó từ ngày 10/3/2007, Công ty Tân Phát đã chuyển nhượng 532.000 cổ phần với giá 18.000 đồng/cổ phần cho Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành. Ngày 17/3/2008, Cổ phần của Công ty Tân Phát được Cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành xác định có giá trị là 28.500 đồng. Tuy vậy, Cục thi hành án dân sự tỉnh Đăk Lăk lại xác định “mỗi cổ phiếu của Công ty Trường Thành có mệnh giá 10.000 đồng để thu hồi nợ”. Tác giả bài báo cho rằng việc xác định giá này của Cục thi hành án dân sự tỉnh Đăk Lăk có đúng pháp luật hay không? Các cơ quan pháp luật cần phải trả lời.
Yêu cầu VKSND tỉnh Đăk Lăk kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 10, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Tuổi trẻ Thủđô số 931, ngày 27 /7/2011, có bài “Có bỏ lọt tội phạm?” của tác giả Bá Trường. Nội dung: Cơ quan điều tra Công an Tp. Hồ Chí Minh đẫ kết thúc điều tra, đề nghị VKSND Tp. Hồ Chí Minh truy tố bị can Bùi Thị Huy Trang, Giám đốc Công ty TNHH Hữu Anh về tội Kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, trong vụ án này còn có ông Nguyễn Hữu Anh Tuấn, cán bộ Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh là chồng bị can Trang và thực chất là người thành lập, góp vốn và điều hành Công ty, là đồng phạm với bị can Trang nhưng không bị khởi tố là có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Yêu cầu VKSND Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo Nhân Dân số 20414, ngày 28/7/2011, có bài “Cần xét lại việc thi hành một bản án dân sựở Tp. Hồ Chí Minh”, nội dung: bà Trần Thị Hoàng Mai là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án dân sự phúc thẩm số 319/PTDS ngày 13/12/2002 của TAND tối cao tại Tp. Hồ Chí Minh. Quá trình thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh đã có rất nhiều sai phạm làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của bà. Khi giải quyết khiếu nại, lại tiếp tục làm sai pháp luật như: Nhận định trái ngược với bản án phúc thẩm về hành vi mua nhà của bà từ ngay thẳng, đúng pháp luật thành mua bán nhà trái pháp luật; chấp nhận việc ủy quyền giao nhà bất hợp pháp; biên bản cưỡng chế thi hành án ghi sai thành phần đại diện bên được thi hành án… Theo nhận định của Thanh tra Chính phủ thì việc khiếu nại, tố cáo của bà Mai là có căn cứ . Tác giả bài báo đề nghị các Cơ quan Trung ương, Cục điều tra VKSND tối cao cần điều tra xem xét việc thi hành bản án này.
Yêu cầu VKSND Tp Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 10, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Báo điện tử Người đưa tinngày 20/7/2011 có bài “Bi kịch lỡ “tố” chồng ở Tây Hồ”, nội dung: Ngày 24/8/2009, chị Nguyễn Ngọc Diệp là vợ Vương Thế Anh ở số 17, ngõ 172/ 46 âu Cơ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội có đơn trình báo cơ quan Công an quận Tây Hồ về việc chồng mình đem xe ô tô Toyota Zace, biển kiểm soát 29V- 7253 của gia đình, có giá trị 210 triệu đồng đi thế chấp ở hiệu cầm đồ, sau khi bị trình báo chỉ 2 ngày sau, Vương Thế Anh đã đi chuộc lại chiếc xe để mang về trả nên chị Diệp và bốđẻ của chịđã có đơn gửi cơ quan Công an xin bãi nại việc tố cáo, đề nghị tha cho Vương Thế Anh. Tuy nhiên, Vương Thế Anh vẫn bị khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Dư luận và luật sư cho rằng các Cơ quan pháp luật quận Tây Hồ đã hình sự hóa một vụ việc dân sự.
Yêu cầu VKSND Tp Hà Nội kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thế Hùng - Thu Hương.