Báo Tiền Phong số 127 ngày 07/5/2011, có bài “Tội danh trật lấc?” của tổ phóng viên Pháp luật có nội dung: Ngày 11/3/2011, TAND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre mở phiên tòa xét xử hai bị cáo Ngô Phúc Hậu và Bùi Minh Trường về hành vi dùng mã tấu, ống tuýp sắt lao đến xe ô tô của bà Ngô Thị Vân ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trên đường đến huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để đòi nợ, làm những người trên xe ô tô phải mở của xe bỏ chạy. Sau đó, Hậu dùng mã tấu chém vào nắp ca bô, kính chắn gió, trèo lên xe lái xe đi và lấy túi xách trong đó có tiền, điện thoại di động, máy ảnh, một sợi dây chuyền kim loại để trên xe,… đem giấu đi chỗ khác rồi quay lại trả xe, sau đó đem bán các đồ vật trên để lấy 6 triệu đồng chi tiêu. Với hành vi này phóng viên cho rằng hành vi của Hậu và Trường phạm tội cướp hoặc trộm cắp tài sản. Tòa xử hai bị cáo này về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” với mức án 6 tháng tù là không đúng tội danh và quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội của 2 bị cáo.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre kiểm tra báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Viện phúc thẩm 3 đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi...
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
(từ ngày 06/5/2011 đến 12/5/2011)
Báo Tiền Phong số 127 ngày 07/5/2011, có bài “Tội danh trật lấc?” của tổ phóng viên Pháp luật có nội dung: Ngày 11/3/2011, TAND huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre mở phiên tòa xét xử hai bị cáo Ngô Phúc Hậu và Bùi Minh Trường về hành vi dùng mã tấu, ống tuýp sắt lao đến xe ô tô của bà Ngô Thị Vân ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang trên đường đến huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre để đòi nợ, làm những người trên xe ô tô phải mở của xe bỏ chạy. Sau đó, Hậu dùng mã tấu chém vào nắp ca bô, kính chắn gió, trèo lên xe lái xe đi và lấy túi xách trong đó có tiền, điện thoại di động, máy ảnh, một sợi dây chuyền kim loại để trên xe,… đem giấu đi chỗ khác rồi quay lại trả xe, sau đó đem bán các đồ vật trên để lấy 6 triệu đồng chi tiêu. Với hành vi này phóng viên cho rằng hành vi của Hậu và Trường phạm tội cướp hoặc trộm cắp tài sản. Tòa xử hai bị cáo này về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” với mức án 6 tháng tù là không đúng tội danh và quá nhẹ, không tương xứng với hành vi phạm tội của 2 bị cáo.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre kiểm tra báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Viện phúc thẩm 3 đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Lao động số 102 ngày 07/5/2011, có bài “Vì sao xét xử kéo dài 5 năm với 10 lần trả hồ sơ” của Tổ phóng viên, nội dung: Chiều ngày 06/5/2011, sau 3 ngày xét xử vụ án “Tham ô tài sản”, “ Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Xảy ra tại Công ty TNHH Khatoco Khánh Hòa, Cơ quan điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ để kết tội các bị can đã gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng cho Công ty. Vụ án được khởi tố từ 2005, Tòa án đã 9 lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tuy nhiên ngày 05/5/2011, mặc dù Viện kiểm sát đã thay đổi tội danh cho các bị cáo từ tội nặng sang tội nhẹ, các bị cáo chỉ còn phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Giả mạo giấy tờ trong công tác” với mức án từ 2 đến 3 năm tù nhưng vụ án vẫn không kết thúc được và Tòa án lại tiếp tục Trả hồ sơ để điều tra bổ sung thêm lần nữa.
Yêu cầu VKSND tỉnh Khánh Hòa, kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách; Vụ 1 và đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Tiền Phong số 129 ngày ngày 9/5/2011, có bài “Bị can kêu oan, nhân chứng bức xúc” của tác giả Sáu Nghệ, nội dung: Vụ án tai nạn giao thông xảy ra tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ, giữa xe môtô do anh Nguyễn Cao Thông điều khiển với xe môtô do anh Võ Thanh Phong điều khiển, đang chở mẹ vợ, làm cho xe của anh Phong đâm vào xe khách đang chạy trên đường gây ra cái chết cho anh Phong và mẹ vợ. Cơ quan điều tra đã kết luận điều tra không chính xác, không đưa đầy đủ lời khai của nhân chứng vào hồ sơ vụ án, trong kết luận điều tra nêu không đúng lời khai của nhân chứng. Trong vụ án này thực chất anh Thông là nạn nhân chứ không phải là bị can.
Yêu cầu VKSND thành phố Cần Thơ kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách, Vụ 1A , đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Thanh Tra số 55 +56 ngày 07 + 10/5/2011, có bài “Sơn La… kỳ cục án” của tác giảĐình Thảo, nội dung: Ngày 28/4/2010, Tòa phúc thẩm TAND tối cao đã xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Văn Huấn nguyên Phó chủ tịch Hội đồng đền bù, giải phóng mặt bằng TP Sơn La, tỉnh Sơn La và đồng phạm bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tuyên phạt ông Huấn 7 năm tù giam. Theo tác giả bản án này gây nhiều bức xúc trong dư luận vì Cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát không có cơ sở. Tòa phúc thẩm vận dụng văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực để xét xử, Giám định viên của Sở Tài chính và Sở xây dựng đều chưa được công nhận là Giám định viên theo quy định của Pháp lệnh về Giám định Tư pháp là vi phạm nghiêm trọng về tố tụng. Có dấu hiệu Tòa xử không đúng người, không đúng tội, bỏ lọt tội phạm cần phải được xem xét lại theo trình tự Giám đốc thẩm.
Yêu cầu VKSND tỉnh Sơn La kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, Viện phúc thẩm 1 đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thu Hương.