Báo Đời sống và pháp luật số 43 ngày 09 /4/2011 có bài: “Dư chấn sau vụ trọng án”; số 44 ngày 12/4/2011 có bài “Bản cung có trước bị can”; số 45 ngày 14/4/2011 có bài “Chứng cứ ngoại phạm bị bỏ qua” của nhóm phóng viên điều tra . Nội dung nêu về vụ án “Cướp tài sản” và “Hiếp dâm” xảy ra từ tháng 9 năm 2005. Trong vụ án này 06 học sinh Phổ thông trung học ở xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương bị TAND tỉnh Hải Dương xử sơ thẩm, phúc thẩm với các mức án từ 05 đến 09 năm tù. Tuy nhiên gia đình các bị cáo, luật sư bào chữa và dư luận không đồng tình với các cơ quan tố tụng tỉnh Hải Dương và cho rằng quá trình điều tra, xử lý vụ án có nhiều vi phạm về tố tụng, về thu thập chứng cứ, có dấu hiệu các cháu này bị xử oan.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hải Dương và Vụ 3 xem xét báo cáo lãnh đạo phụ trách khối và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Đời sống và Pháp luật số 45 ngày 14/4/2011có bài: “Ngót hai thập kỷ “làm” bị can của tác giả ánh Dương. Nội dung báo nêu: Ngày 18/02/ 2002 ông Nguyễn Thanh Phong là Trung úy công tác tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cửu Long (cũ) nay là tỉnh Vĩnh Long khởi tố và bắt giam về tội “Môi giới hối lộ” ...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN (Từ ngày 08/4/2011 đến 14/4/2011)
Báo Đời sống và pháp luật số 43 ngày 09 /4/2011 có bài: “Dư chấn sau vụ trọng án”; số 44 ngày 12/4/2011 có bài “Bản cung có trước bị can”; số 45 ngày 14/4/2011 có bài “Chứng cứ ngoại phạm bị bỏ qua” của nhóm phóng viên điều tra . Nội dung nêu về vụ án “Cướp tài sản” và “Hiếp dâm” xảy ra từ tháng 9 năm 2005. Trong vụ án này 06 học sinh Phổ thông trung học ở xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương bị TAND tỉnh Hải Dương xử sơ thẩm, phúc thẩm với các mức án từ 05 đến 09 năm tù. Tuy nhiên gia đình các bị cáo, luật sư bào chữa và dư luận không đồng tình với các cơ quan tố tụng tỉnh Hải Dương và cho rằng quá trình điều tra, xử lý vụ án có nhiều vi phạm về tố tụng, về thu thập chứng cứ, có dấu hiệu các cháu này bị xử oan.
Yêu cầu VKSND tỉnh Hải Dương và Vụ 3 xem xét báo cáo lãnh đạo phụ trách khối và gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Đời sống và Pháp luật số 45 ngày 14/4/2011có bài: “Ngót hai thập kỷ “làm” bị can của tác giả ánh Dương. Nội dung báo nêu: Ngày 18/02/ 2002 ông Nguyễn Thanh Phong là Trung úy công tác tại Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Cửu Long (cũ) nay là tỉnh Vĩnh Long khởi tố và bắt giam về tội “Môi giới hối lộ” và chuyển hồ sơ vụ án về Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để điều tra. Sau đó Công an tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với ông Phong sang tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân”. Đến ngày 24/8/2002 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Quyết định đình chỉđiều tra vụ án và bị can, hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với ông Phong nhưng các quyết định này không viện dẫn áp dụng điều luật nào của Bộ luật tố tụng hình sự và không giao các Quyết định này cho ông Phong. Những việc làm trên là vi phạm nghiêm trong Bộ luật tố tụng hình sự. Việc làm sai phạm trên có trách nhiệm của Cơ quan An ninh điều tra và VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1B và Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Bảo vệ pháp luật số 30 ngày 12 /4/2011 có bài: “Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm” của tác giả Quang Sơn có nội dung: Tháng 4/ 2008 bà Trần Thị Phương Anh được bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc DNTN Thanh Nhi có trụ sở tại số 5 Phan Văn Trị, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang giao nhiệm vụđi giao dịch bán 05 chiếc xe ô tô do bà Nga đứng tên với giá 1.920.000.000 đồng để thu tiền về cho doanh nghiệp. Bà Anh đã bán cho doanh nghiệp Trí Kiệt 04 chiếc xe với giá 1.670.000.000 đồng, doanh nghiệp Trí Kiệt đã trả 850.000.000 đồng còn nợ lại 820.000.000 đồng với lý do chờ có hóa đơn GTGT sẽ trả hết. Bà Anh đã ký giả tên bà Nga trong hóa đơn GTGT giao cho người mua nhưng không thu số tiền nợ và tự ý ký hợp đồng cho DN Trí Kiệt vay số tiền trên trong thời hạn 5 năm với lãi xuất 1,7%/ tháng. Bà Anh đã nhận tiền lãi 214 triệu đồng chi tiêu cá nhân. Tác giả cho rằng hành vi của bà Anh đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nhưng các cơ quan tố tụng ở thành phố Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang không khởi tố bà Anh là bỏ lọt tội phạm.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Kiên Giang kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1 và Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Báo Đời sống và Pháp luật số 45 ngày 14/4/2011có bài: “Đánh ghen hộ bác, một phụ nữ bị cắt môi” của tác giả Trần Quyết có nội dung: Đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2011, chị N.T.V sinh năm 1974 trú tại thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, Gia Lâm, TP. Hà Nội đã bị 4 người là: Nguyễn Thị Tuyến, Nguyễn Thị Tiến, Chu Thị Huyền, Chu Thị Thanh là người cùng họđánh ngất xỉu và cắt rời 1/3 môi dưới phải đi cấp cứu vì lý do nghi ngờ mẹ của chị có quan hệ bất chính với bác ruột. Công an xã đã lập biên bản về vụ việc nhưng đến nay đã hơn một tháng vụ việc vẫn chưa được các cơ quan pháp luật xét khởi tố.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội kiểm tra vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Vụ 1A và Văn phòng VKSND tối cao theo dõi.
Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục thông tin tới bạn đọc sự chỉđạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát trong thời gian tới.
Thu Hương.