CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

29/12/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Tại cuộc họp giao ban ngày 24/12/2010, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo một số nội dung như­ sau: - Văn phòng báo cáo kết quả giải quyết chỉ đạo của lãnh đạo Viện về việc giải quyết các tin, bài đăng trên các báo trong năm 2010. Đôn đốc Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, giải quyết dứt điểm những vụ việc liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát mà d­ luận quan tâm. - Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đ­ợc giao xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ để phục vụ Hội nghị tổng kết năm 2010 (Thông báo số 446/VKSTC-VP ngày 10/12/2010) khẩn trương chuẩn bị, gửi báo cáo chuyên đề về Văn phòng (phòng Tổng hợp) để in gửi Đại biểu dự Hội nghị...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
 
Tại cuộc họp giao ban ngày 24/12/2010, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo một số nội dung như­ sau:
- Văn phòng báo cáo kết quả giải quyết chỉ đạo của lãnh đạo Viện về việc giải quyết các tin, bài đăng trên các báo trong năm 2010. Đôn đốc Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm tra, giải quyết dứt điểm những vụ việc liên quan đến trách nhiệm của Viện kiểm sát mà d­ luận quan tâm.
- Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đ­ợc giao xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ để phục vụ Hội nghị tổng kết năm 2010 (Thông báo số 446/VKSTC-VP ngày 10/12/2010) khẩn trương chuẩn bị, gửi báo cáo chuyên đề về Văn phòng (phòng Tổng hợp) để in gửi Đại biểu dự Hội nghị.
 
Về các tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 17/12/2010 đến 23/12/2010
Báo Lao Động số 293ngày 17/ 12/2010 có bài: “ Vô tội ” không bình thường” của tác giả Lâm Chí Công. Nội dung báo nêu: Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa qua, nhiều đại biểu không nhất trí với phần trả lời chất vấn của đại diện Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị giải trình về việc trong năm 2010 Toà án tỉnh xử 3 vụ án tuyên bị can vô tội. Trong đó có vụ hai vợ chồng Phan Chí Lộc bị VKSND tỉnh Quảng Trị truy tố về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 6,6 tỷ đồng. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị đã tuyên Lộc mức án 9 năm tù giam, vợ Lộc 7 năm tù giam. Đến khi xử sơ thẩm lần 2 chính Toà này lại tuyên vợ chồng Lộc vô tội. D­­ư luận không đồng tình với phán quyết của Tòa án bởi có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
          Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị báo cáo VKSND tối cao. Vụ 3, Vụ 1 theo dõi chỉ đạo.
Báo Công Lý số 101ngày 18/12/2010 có bài: “ Cố tình bỏ lọt tội phạm” của tác giả Quốc Huy, nêu về việc 01 giờ sáng ngày 24/6/2009, tại nhà bà Phạm Thị Nhiên ở Thôn La Giang , xã Văn Tố , huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải D­ơng; anh Trần Thanh Quyền là cháu bà Nhiên đang ngủ đã bị tên Nguyễn Văn Thanh ở cùng xã đổ a xít vào ng­ời gây thư­ơng tích tổn hại 57 % sức khỏe. Ngày 29/6/2009, Công an huyện Tứ Kỳ đã khởi tố vụ án, song đến nay đã hơn 1 năm, Cơ quan điều tra công an huyện Tứ Kỳ vẫn không thực hiện việc khởi tố bị can để xử lý theo pháp luật.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dư­ơng kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
Báo Phụ nữ Việt Nam số 152 ngày 20/12/2010 có bài: “ 6 năm chờ một phiên tòa ” của nhóm phóng viên pháp luật. Nêu vụ việc: Đêm 08/6/2003, cháu Vũ Văn Vư­ơng sinh năm 1987 là học sinh lớp 11 tr­ờng THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đi chơi đã bị Phạm Hồng Thái và 3 ng­ời bạn đánh chết. Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã không khởi tố vụ án hình sự để điều tra vì cho rằng hung thủ đã “ phòng vệ chính đáng” nên chuyển tài liệu điều tra sang xét xử dân sự. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 18/02/2004 Tòa án nhân dân huyện Đoan Hùng tuyên buộc Phạm Hồng Thái phải bồi thư­ờng cho gia đình Vũ Văn V­ương 15 triệu đồng. Ngày 30/6/2004, TAND tỉnh Phú Thọ đ­a vụ án ra xét xử phúc thẩm và nhận định hành vi của Phạm Hồng Thái có dấu hiệu phạm tội hình sự, đã tuyên hủy bản án dân sự sơ thẩm trên, trả hồ sơ cho Công an huyện Đoan Hùng khởi tố điều tra xử lý. Từ đó đến nay đã hơn 6 năm trôi qua vụ án vẫn ch­ưa đ­ược giải quyết.
Yêu cầu VKSND tỉnh Phú Thọ báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
Báo Công An Nhân Dân số 1972 ngày 20/ 10/2010 có bài: “ Hồ sơ án hình sự bị thất lạc” của tác giả Phan Thế Hữu Toàn, nêu về vụ án ông Lê Huệ bị VKSND tỉnh Phú Yên truy tố về tội “ Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”. Do vụ án phức tạp nên ngày 05/05/2010, TAND tỉnh Phú Yên đã chuyển hồ sơ gồm 2 tập với tổng số 1475 bút lục về TAND tối cao để xin ý kiến chỉ đạo xét xử. Khi TAND tỉnh Phú Yên nhận lại hồ sơ thì thấy mất hẳn 1 tập với 944 trang bút lục. TAND tỉnh Phú Yên đã nhiều lần có công văn gửi TAND tối cao đề nghị tìm và gửi lại tập hồ sơ còn thiếu này để đ­a vụ án ra xét xử, nếu không sẽ vi phạm luật tố tụng hình sự về thời hạn xét xử như­ng chư­a có kết quả.
Yêu cầu Vụ 1, Cục 6 phối hợp với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Báo Pháp Luật Việt Nam số 354 ngày 20/12/2010 có bài “ Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm” của tác giả Thủy Sinh nêu về vụ án “ Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty cổ phần than Hà Tu đã đ­ược xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, như­ng vụ án này còn nhiều vấn đề chư­a đư­ợc điều tra làm rõ. Đối tư­ợng cầm đầu, móc nối để tiêu thụ than khai thác trộm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật vì lý do “ Chư­a rõ lai lịch, địa chỉ”.
Cũng về vụ án trên, Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô số 827 ngày 20/10/2010 có bài “ Kẻ chủ m­ưu đã thoát tội” cũng phân tích thêm về những sơ hở của vụ án trên .
 Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 1B theo dõi.
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh số 346 ngày 20/12/2010 và số 348 ngày 23/12/2010 có bài “ Ký biên bản nghị án nh­ưng không tuyên” và bài “ Phải tiếp tục tuyên hay phải xử lại” của tác giả Song Nguyễn, nêu về việc ngày 08/12/2010, TAND huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự về tranh chấp đất đai. Khi xét xử có Thẩm phán N.T.O và 2 hội thẩm nhân dân. Biên bản nghị án đã ghi rõ phán quyết của từng thành viên Hội đồng xét xử, không còn gì vư­ớng mắc như­ng thẩm phán O đã không tuyên án, tự ý ghi thêm dòng chữ “Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa 3/3”, rồi thông báo bằng miệng cho các đ­ơng sự mà không thông báo lại cho 2 Hội thẩm. Về vụ việc này, Viện trư­ởng VKSND huyện Củ Chi đã tiếp phóng viên báo và cho rằng đang xem xét việc vi phạm này để thực hiện kháng nghị. 
 Yêu cầu VKSND thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, chỉ đạo giải quyết. Vụ 5 theo dõi.
        Báo Công lý số 102 ngày 22 /12/2010 có bài “ Đ­ược vạ, má đã x­ưng” của tác giả Nhật Minh, nêu về Bản án dân sự phúc thẩm số 23/DSPT ngày 06/4/2005 của TAND tỉnh Gia Lai xử vụ tranh chấp quyền sử dụng đất giữa ông Nguyễn Hồng Quang và bà Nguyễn Thị Hiền với ông Nguyễn Tư­ơng và bà Nguyễn Thị Loan ở số 04 đ­ờng Tô Vĩnh Diện, ph­ường Hoa Lư­, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, bị VKSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm ngày 16/10/2006, nh­ưng ngày 23/3/2007, Toà dân sự TAND tối cao không chấp nhận kháng nghị của VKSND tối cao. Ngày 19/3/2010, Chánh án TAND tối cao tiếp tục kháng nghị giám đốc thẩm và ngày 18/8/2010, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã có quyết định huỷ quyết định giám đốc thẩm của Toà dân sự TAND tối cao, bản án dân sự sơ thẩm của TAND thành phố Pleiku, bản án dân sự phúc thẩm của TAND tỉnh Gia Lai để xét xử sơ thẩm lại. Tuy nhiên bản án đã đ­ược thi hành xong, nhà đất của ông Quang, bà Hiền đã đ­ược đem bán cho ng­ười khác không biết bao giờ mới lấy lại đ­ược.
        Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai kiểm tra vụ việc, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 5, Vụ 10 theo dõi.
         Báo Pháp luật Việt Nam số 356 ngày 22/12/2010 có bài “ Bất thư­ờng bản án sơ thẩm ” của tác giả Tuấn Khoa, nêu về việc tại phiên toà xét xử vụ án Hồ Văn Chanh, Hồ Văn Hải “ Cố ý gây thư­ơng tích” xảy ra tại huyện Mê Linh, TP Hà Nội có dấu hiệu bị hại biến từ “nam” thành “nữ”, biến từ “trẻ” thành “già”, nhân chứng thừa nhận đã khai sai sự thật, sau 5 tháng mới giám định thư­ơng tích…vv Tòa án nhân dân huyện Mê Linh không làm rõ các vấn đề này vẫn tuyên 2 bị cáo này phạm tội với mức án của Hồ Văn Chanh là 30 tháng tù, Hồ Văn Hải 9 tháng tù cho hư­ởng án treo. Báo Pháp luật Việt Nam đã có Công văn số 360B/ CV-PLVN ngày 06/10/2010 gửi VKSND huyện Mê Linh đề nghị cung cấp thông tin, trả lời như­ng đến nay VKSND huyện Mê Linh vẫn phớt lờ, không hề có hồi âm.
         Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội kiểm tra vụ việc, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 3 theo dõi.
         Báo Pháp luật Việt Nam số 357 ngày 23/12/2010, có bài “ Hai cấp Toà bỏ lọt tội phạm ? ” của tác giả Phư­ơng Ninh, nêu vụ án Trần Văn Quyền ở thị trấn Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã bị Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Toà phúc thẩm TAND tối cao xử về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với mức án 12 năm tù. Trong vụ án này, hành vi của một số cán bộ cán bộ tài chính thị trấn có dấu hiệu của tội “ Cố ý làm trái….”, “ Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” như­ng họ chỉ bị xử lý hành chính là chư­a thoả đáng.
         Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 3 theo dõi.
        Báo Quân Đội Nhân Dân số 17849 ngày 23/12/2010, có bài “ Cần một phiên toà công tâm ” của nhóm phóng viên bạn đọc, nêu về vụ án dân sự chuyển như­ợng đất giữa ông Phùng Văn Xuân với ông Phùng Văn Nhạc ở thôn Hoà Trúc, Xã Hoà Thạch , huyện Quốc Oai, TP Hà Nội xảy ra từ năm 2001 đến nay đã qua 4 phiên toà xét xử. Cả 2 lần TAND huyện Quốc Oai xử đều bị Toà cấp phúc thẩm huỷ án, yêu cầu điều tra, xét xử lại. Đến nay gần 3 năm kể từ khi TAND thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lần 2, tuyên huỷ án để xét xử lại, như­ng vụ án vẫn ch­ưa đư­ợc đ­a ra xét xử.
         Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 5 theo dõi.
Thu Hương.
 
 
Tìm kiếm