Báo Pháp luật Việt Nam số 333ngày 29/ 11/2010 có bài: “Bắt giam người trái pháp luật” của tác giả Bình Minh. Nội dung bài báo nêu về việc ngày 30/4/2003, các ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas tỉnh Bình Dương ngày 18/9/2000. Vụ án được giao cho Công an tỉnh Tiền Giang điều tra. Khi đã hết thời hạn tạm giữ và không được VKSND tối cao phê chuẩn lệnh tạm giam, nhưng ông Nguyễn Văn Nên, Điều tra viên công an tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục giam giữ 2 ông trái pháp luật. Đến ngày 11/6/2003, chỉ có ông Bùi Mạnh Lân được VKSND tối cao phê chuẩn tạm giam 3 tháng, nhưng Điều tra viên Nguyễn Văn Nên vẫn giam ông Phạm Văn Hướng thêm 69 ngày không có lệnh giam. Khi VKSND tối cao hủy bỏ lệnh giam đối với ông Lân thì Điều tra viên Nguyễn Văn Nên vẫn giam ông Lân thêm 5 ngày nữa không có lệnh.
Ngày 16/8/2004, VKSND tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án và bị can vụ án này vì xác định đây chỉ là tranh chấp dân sự. Việc ông Lân và ông Hướng bị oan và bị giam giữ trái pháp luật, phạm vào Điều 303 Bộ luật hình sựđã rõ. Đến nay đã qua 7 năm, những người chỉ đạo điều tra vụ án này chưa bị xử lý gì. Ông Nguyễn Văn Nên mới bị tạm đình chỉ công tác để “ xem xét trách nhiệm”.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN
LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
từ ngày 26/11/2010 đến 02/12/2010
Báo Pháp luật Việt Nam số 333ngày 29/ 11/2010 có bài: “Bắt giam người trái pháp luật” của tác giả Bình Minh. Nội dung bài báo nêu về việc ngày 30/4/2003, các ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas tỉnh Bình Dương ngày 18/9/2000. Vụ án được giao cho Công an tỉnh Tiền Giang điều tra. Khi đã hết thời hạn tạm giữ và không được VKSND tối cao phê chuẩn lệnh tạm giam, nhưng ông Nguyễn Văn Nên, Điều tra viên công an tỉnh Tiền Giang vẫn tiếp tục giam giữ 2 ông trái pháp luật. Đến ngày 11/6/2003, chỉ có ông Bùi Mạnh Lân được VKSND tối cao phê chuẩn tạm giam 3 tháng, nhưng Điều tra viên Nguyễn Văn Nên vẫn giam ông Phạm Văn Hướng thêm 69 ngày không có lệnh giam. Khi VKSND tối cao hủy bỏ lệnh giam đối với ông Lân thì Điều tra viên Nguyễn Văn Nên vẫn giam ông Lân thêm 5 ngày nữa không có lệnh.
Ngày 16/8/2004, VKSND tối cao đã ra quyết định đình chỉ vụ án và bị can vụ án này vì xác định đây chỉ là tranh chấp dân sự. Việc ông Lân và ông Hướng bị oan và bị giam giữ trái pháp luật, phạm vào Điều 303 Bộ luật hình sự đã rõ. Đến nay đã qua 7 năm, những người chỉđạo điều tra vụ án này chưa bị xử lý gì. Ông Nguyễn Văn Nên mới bị tạm đình chỉ công tác để “ xem xét trách nhiệm”.
Tiếp theo vụ việc này, Báo Pháp luật Việt Nam số 334ngày 30/ 11/2010 có bài “Gửi tiền vật chứng vào ngân hàng lấy lãi lập quỹ đen”, tiếp tục nêu việc ông Nguyễn Văn Nên đã giữ 5,25 tỷ đồng tiền vật chứng của một vụ việc khác về tranh chấp đất đai để gửi vào ngân hàng lấy lãi. Nhiều công dân tố cáo Công an tỉnh Tiền Giang còn gửi 20 tỷ đồng tiền vật chứng của vụ án Nguyễn Thế Hùng( Hùng xì tẹc) buôn lậu xăng dầu để gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng. Lãi thu được do gửi tiền vật chứng vào ngân hàng lên đến 1,3 tỷ đồng. Vì vậy ngoài ông Nguyễn Văn Nên bị đình chỉ công tác còn có Đại tá Ngô Thanh Phong và Thiếu tá Nguyễn Văn út đều từng là cán bộ điều tra Công an tỉnh Tiền Giang cũng bị đình chỉ công tác để làm rõ sai phạm. Tác giả cho rằng hành vi của các cán bộ Công an này có dấu hiệu phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật hình sự.
Yêu cầu Cục 6 phối hợp với Vụ 1A theo dõi, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Báo Lao động số 278 ngày 30/11/2010 có bài:“ Vụ án có dấu hiệu chìm xuồng?” cuả tác giả Phùng Bắc, nêu về vụ án ngày 17/9/2010, cháu bé Lê Quang Vinh (4 tuổi) ở Quận Tân Phú ,TP Hồ Chí Minh bị nhốt vào thang máy gây thương tích nặng. Bà Trần Thị Xuân Nữ ở nhà trẻ tư thục Hoa Lan đã viết giấy thú tội. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 tháng nhưng vụ án mới dừng ở “ Quyết định khởi tố vụ án hình sự”, chưa có bị can nào bị khởi tố. Gia đình cháu Vinh đã gửi đơn đến Báo Lao động cho rằng có phải vụ án đang có nguy cơ bị quên lãng rồi cho “chìm xuồng” luôn?
Yêu cầu VKSND thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
Báo Thanh Tra số 143 ngày 30/11/2010 có bài: “ Thêm nhiều dấu hiệu bất thường ở một vụ án ” của tác giả Thế Nguyễn. Nội dung bài báo nêu: Ngày 25/11/2010, TAND huyện Mê Linh, TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Hồ Văn Chanh, Hồ Văn Hải về tội “ Cố ý gây thương tích”. Đây là vụ án gây xôn xao dư luận tại Mê Linh nhưng đã phải hoãn vì vắng mặt toàn bộ nhân chứng quan trọng. Ngoài ra chứng cứ buộc tội còn yếu, việc giám định thương tích quá chậm (sau 5 tháng kể từ khi xảy ra vụ xô xát) và rất sơ sài, có mâu thuẫn về số lượng, vị trí các vết thương trên người của bị hại Hoàng Văn Dũng. Việc bắt giam 2 bị can trên là không cần thiết…vv
Yêu cầu VKSND thành phố Hà Nội kiểm tra, chỉđạo giải quyết và báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
Báo Đại đoàn kết số 275 ngày 30/11/2010 có bài “ Chính quyền bảo sai, Tòa nói đúng” của tác giả Thùy Dương, nêu về vụ án dân sự tranh chấp lối đi chung giữa 3 hộ gia đình: Nguyễn Lương Đức, Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Trung Hà trú tại số 8,10,12 ngõ 188/7 phố Vương Thừa Vũ, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội với gia đình ông Dương Anh Tú. Sau nhiều lần giải quyết khiếu nại, UBND và Tòa án nhân dân Quận Thanh Xuân kết luận việc gia đình ông Tú mở cổng đi về phía sau ra lối đi của các gia đình ông Đức, Văn, Hà là trái pháp luật. Tuy nhiên, tại Bản án dân sự phúc thẩm số 154/2010/DSPT ngày 31/8/2010 TAND thành phố Hà Nội lại kết luận việc mở cổng đi ra lối đi chung của ngõ 188/7 phố Vương Thừa Vũ là đúng. Chính vì những kết luận ngược chiều như trên làm cho vụ tranh chấp này lại phát sinh khiếu kiện.
Yêu cầu Vụ 5 kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Viện phụ trách.
Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 326 ngày 30/11/2010 có bài “ Thu lố số tiền thi hành án, đòi ai? ” của tác giả Gia Tuệ, nêu về việc ngày 10/7/2006, Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận thanh toán tiền vay của bà Huỳnh Thị Huệ với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam. Theo thỏa thuận bà Huệ phải trả ngân hàng hơn 7,6 tỷ đồng, không tính lãi do chậm thi hành án. Đến ngày 10/4/2007 Cơ quan thi hành án thành phố Cần Thơ lập biên bản thi hành án có sự tham dự của đại diện Ngân hàng Phương Nam và bà Huệ. Theo nội dung biên bản này, bà Huệ có ký đồng ý trả thêm tiền lãi vay nâng tổng số tiền thi hành án từ hơn 7,6 tỷ đồng lên 8 tỷ đồng. Theo hướng dẫn của chấp hành viên, bà Huệ đã nộp 8 tỷ đồng trả ngân hàng. Sau đó bà Huệ làm đơn khiếu nại việc Cơ quan thi hành án thành phố Cần Thơ đã thu quá của bà số tiền 345 triệu đồng so với phán quyết của Tòa án. Cơ quan thi hành án Thành phố Cần Thơ trả lời bà Huệ việc thi hành án như trên là đúng pháp luật vì bà đã ký vào biên bản thỏa thuận, tiền đã trả cho Ngân hàng nên không lấy lại được. Ngày 16/2/2009, VKSND thành phố Cần Thơ có công văn khẳng định Cơ quan thi hành án TP Cần Thơ đã thực hiện đúng pháp luật.
Tháng 6/2010, Tổng cục thi hành án dân sự có công văn gửi Cục trưởng Cục thi hành án TP Cần Thơ cho rằng việc thu thêm 345 triệu của bà Huệ như trên là không có cơ sở. Ngân hàng không trả lại tiền, bà Huệ vẫn tiếp tục yêu cầu Cục thi hành án TP Cần Thơ phải trả tiền cho bà. Đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP Cần Thơ kiểm tra, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 10 theo dõi, báo cáo Lãnh đạo Viện.
Báo Pháp luật Việt Nam số 335ngày 01/ 12/ 2010 có bài “ Tòa giải tán công ty bằng bản án ly hôn” của tác giả Khoa Lâm, nêu về việc ngày 12/8/2010, Tòa án nhân dân huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xét xử vụ án ly hôn chia tài sản giữa chị Lê Thị Tuyết( nguyên đơn) với anh Lê Sỹ Tăng trú tại xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Khi phân chia tài sản, Tòa án đã đưa tất cả tài sản chung của Công ty TNHH Hoa Mai là một doanh nghiệp (một pháp nhân) thành tài sản của cá nhân. Ngoài ra Hội đồng xét xử còn tự ý phán quyết về những hợp đồng kinh tế của Công ty Hoa Mai với các đơn vị khác, mặc dù các bên của Hợp đồng không có yêu cầu giải quyết các quan hệ này, các đối tác làm ăn của Công ty Hoa Mai trở thành “ người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” của vụ ly hôn. Việc xét xử như trên là trái với quy định của pháp luật tố tụng dân sự và luật doanh nghiệp.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 5 theo dõi.
Báo Pháp luật Việt Nam số 336 ngày 02/12/2010 có bài: “Thống nhất định tội và một bản án “bỏ túi”…” của Bình Minh- Đức Tùng. Bài viết nêu về vụ án Nguyễn Văn Thắng trộm cắp tài sản xảy ra ngày 21/6/2009 tại huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội. Tòa án sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Thắng 12 tháng tù giam. Ngày 16/4/2010 tại phiên tòa phúc thẩm, TAND Tp Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm yêu cầu điều tra xét xử lại. Ngày 18/10/2010, TAND huyện Chương Mỹ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2. Mặc dù tại phiên tòa các nhân chứng phủ nhận hoàn toàn lời khai buộc tội đối với Thắng trước đó nhưng Hội đồng xét xử vẫn kết tội và tuyên phạt Thắng 24 tháng tù giam. Tác giả bài viết cho rằng diễn biến tại phiên tòa sơ thẩm lần 2 cho thấy đây là một bản án “bỏ túi” được định sẵn.
Yêu cầu VKSND TP Hà Nội kiểm tra, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 3 theo dõi.
Trang điện tử VKSND tối cao sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự chỉ đạo của VKSND tối cao xử lý thông tin báo đăng liên quan đến hoạt động của Viện kiểm sát các cấp kỳ tiếp theo.
Thu Hương.