CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO THÔNG BÁO KẾT QUẢ CÔNG TÁC TỔNG HỢP GIẢI QUYẾT TIN, BÀI TRÊN BÁO CHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2011

21/07/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Công tác tổng hợp, giải quyết các vụ, việc Báo chí nêu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân 7 tháng đầu năm 2011 (từ 01/12/2010 đến 30/6/2011) đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông tin đến bạn đọc kết quả cụ thể như sau:...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO THÔNG BÁO KẾT QUẢ  CÔNG TÁC TỔNG HỢP GIẢI QUYẾT TIN, BÀI TRÊN BÁO CHÍ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
 
Công tác tổng hợp, giải quyết các vụ, việc Báo chí nêu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân 7 tháng đầu năm 2011 (từ 01/12/2010 đến 30/6/2011) đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại. Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông tin đến bạn đọc kết quả cụ thể như sau:
          I. Tình hình các vụ, việc báo chí nêu và kết quả giải quyết
1. Tình hình điểm báo các vụ, việc báo chí nêu
Trong 7 tháng qua, VKSND tối cao đã tổng hợp 140 vụ, việc báo chí đăng, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân, tăng 79 vụ, việc so với cùng kỳ năm 2010. Lãnh đạo VKSND tối cao đã chỉ đạo và yêu cầu Viện kiểm sát địa phương, các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao kiểm tra vụ việc, báo cáo. Cụ thể như sau: 48 VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo và các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc kiểm tra, báo cáo 115 vụ, việc. 12 đơn vị trực thuộc VKSND tối cao có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo xem xét, xử lý 25 vụ, việc. Các vụ, việc liên quan chủ yếu ở lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự, trị an (71%).
          2. Kết quả việc thực hiện chỉ đạo của VKSND tối cao
Trong tổng số 140 vụ, việc phải kiểm tra giải quyết, VKSND địa phương và đơn vị trực thuộc VKSND tối cao đã kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về 66 vụ, việc, đạt tỷ lệ 47,7% số vụ, việc phải kiểm tra, báo cáo.
          2.1. Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao
          Trong 7 tháng qua, có 12 đơn vị phải trực tiếp kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về 25 vụ, việc; đã kiểm tra, báo cáo 09 vụ, việc (36%). Cụ thể:
Vụ 1: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết là 33 vụ, việc. Trong đó, có 06 vụ, việc thuộc trách nhiệm xem xét, giải quyết và báo cáo của đơn vị; 27 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND cấp tỉnh kiểm tra, giải quyết báo cáo Vụ và lãnh đạo VKSND tối cao. Đơn vị đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu VKSND các địa phươơng báo cáo kết quả giải quyết 17 vụ, việc; chươa có báo cáo và xem xét giải quyết: 16 vụ, việc. 
          Vụ 1A: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 51 vụ, việc. Đơn vị trực tiếp xem xét, kiểm tra 04 vụ, việc và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao; 47 vụ, việc, Vụ 1A có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND cấp tỉnh xem xét, kiểm tra báo cáo VKSND tối cao. Trong đó, đơn vị đã đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu VKSND các địa phương báo cáo kết quả giải quyết được 24/ 51 vụ, việc; chưa có báo cáo và xem xét giải quyết 27 vụ, việc. 
          Vụ 1B: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về 17 vụ, việc. Trong đó, có 4 vụ, việc liên quan trực tiếp đến trách nhiệm giải quyết và báo cáo của đơn vị; 13 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc VKSND cấp tỉnh kiểm tra, báo cáo với đơn vị và lãnh đạo VKSND tối cao. Cụ thể, đơn vị đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu VKSND các địa phương báo cáo kết quả giải quyết 05/17 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 12 vụ, việc. 
          Vụ 1C: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 02 vụ, việc. Trong đó, có 01 vụ, việc thuộc trách nhiệm của VKSND địa phương và 01 vụ, việc thuộc trách nhiệm của đơn vị; cả hai vụ, việc đều có báo cáo kết quả giải quyết. 
          Vụ 3: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 15 vụ, việc. Trong đó, có 02 vụ, việc liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của đơn vị và 13 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND cấp tỉnh kiểm tra, báo cáo đơn vị và lãnh đạo VKSND tối cao. Trong đó, đơn vị đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu VKSND các địa phương báo cáo kết quả giải quyết 05/15 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 10 vụ việc.
          Vụ 4: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc VKSND địa phương kiểm tra báo cáo giải quyết của 03 vụ, việc. Đơn vị đôn đốc, chỉ đạo VKSND địa phương báo cáo 02/03 vụ, việc; còn 01 vụ chưa có báo cáo kết quả giải quyết. 
          Vụ 5: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 12 vụ, việc. Trong đó, có 04 vụ, việc liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Vụ 5 và 08 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND cấp tỉnh báo cáo. Đơn vị đôn đốc, chỉ đạo và yêu cầu VKSND địa phương kiểm tra, báo cáo 05/12 vụ việc; chưa báo cáo kết quả giải quyết 07 vụ, việc.
          Cục điều tra: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 07 vụ, việc. Trong đó có 02 vụ liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Cục điều tra và 05 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND địa phương xem xét, kiểm tra báo cáo Cục điều tra và lãnh đạo VKSND tối cao. Đơn vị chỉ đạo kiểm tra, báo cáo 06/07 vụ, việc; chưa báo cáo kết quả giải quyết 01 vụ, việc.
          Vụ 10: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo giải quyết 06 vụ, việc. Trong đó, có 01 vụ liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của Vụ và 05 vụ, việc đơn vị có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra VKSND cấp tỉnh kiểm tra, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao và đơn vị. Đơn vị chỉ đạo kiểm tra, xem xét 03/06 vụ, việc; chưa có báo cáo kết quả giải quyết 03 vụ, việc.
          Vụ 12: Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc VKSND địa phương báo cáo giải quyết 02 vụ, việc nhưng chưa đơn vị nào báo cáo.
Viện Phúc thẩm 2: Có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo giải quyết 01 vụ, việc, đơn vị chưa báo cáo kết quả.
          Viện Phúc thẩm 3: Có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo giải quyết 01 vụ, việc liên quan đến trách nhiệm của đơn vị; đơn vị đã báo cáo.
2.2. Viện kiểm sát địa phương
Trong 7 tháng đầu năm 2011, lãnh đạo VKSND tối cao yêu cầu 48 VKSND cấp tỉnh kiểm tra, giải quyết, báo cáo trả lời về 115 vụ, việc báo chí nêu. VKSND các địa phương đã báo cáo kết quả giải quyết 57 vụ, việc (49,5%).
Đa số Viện kiểm sát địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao, đã kiểm tra, giải quyết, báo cáo kết quả đạt tỷ lệ cao, như: VKSND Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa (100%); Quảng Ninh (83%)... VKSND các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trà Vinh, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Kiên Giang... đều có báo cáo kết quả giải quyết kịp thời.
Tuy nhiên, một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao, chưa quan tâm kiểm tra, giải quyết và báo cáo kết quả kịp thời, như: VKSND Tp. Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh.... Mặc dù quý I/2011, Văn phòng VKSND tối cao đã thông báo đôn đốc, nhưng đến nay vẫn còn một số đơn vị không có báo cáo, trả lời, như: VKSND Tp.Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Tiền Giang...
            II. Nhận xét, đánh giá về việc chấp hành ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao
          Trong 7 tháng đầu năm năm 2011, các đơn vị trong Ngành đã kiểm tra, giải quyết, báo cáo 66 vụ, việc báo chí nêu liên quan đến công tác của Ngành. Qua tổng hợp kết quả báo cáo của các đơn vị, thấy có 25/46 vụ, việc (54%) các đơn vị trong Ngành báo cáo: Báo chí nêu không đúng sự thật, thiếu khách quan; 21/46 vụ, việc, báo chí nêu đúng, các đơn vị đã khắc phục, yêu cầu đơn vị vi phạm khắc phục, sửa chữa.
          1. Ưu điểm:
Nhìn chung các đơn vị trong Ngành đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về việc xem xét, kiểm tra vụ, việc báo nêu và trả lời báo, đồng thời báo cáo đơn vị quản lý nghiệp vụ và lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách. Do đó, số báo cáo của đơn vị trong toàn Ngành về việc xử lý thông tin báo nêu đạt tỷ lệ cao hơn so với cùng kỳ của năm trước. Một số đơn vị làm tốt công tác này, có báo cáo kết quả xử lý đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng theo công văn số 795-VP ngày 06/4/2011 của Văn phòng VKSND tối cao, như: Cục điều tra, Vụ 3, Vụ 1B, Vụ 1, Viện phúc thẩm 3; VKSND Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Lâm Đồng, Nghệ An, Bình Dương, Thái Nguyên, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Hà Tĩnh...
Một số đơn vị qua kiểm tra thấy vụ, việc báo nêu đúng đã kịp thời xử lý, giải quyết nên được dư luận đồng tình. Qua thông tin báo nêu, Cục điều tra đã kiểm tra, xác minh và khởi tố điều tra 02 vụ án hình sự; VKSND tỉnh Sóc Trăng yêu cầu Công an địa phương đình chỉ điều tra vụ án, bị can đối với một công dân sau nhiều năm bị khởi tố; VKSND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 01 kháng nghị phúc thẩm về dân sự …
          Một số đơn vị sau khi kiểm tra thấy vụ việc báo chí nêu không đúng đã kịp thời có văn bản trả lời báo, đề nghị báo rút kinh nghiệm hoặc yêu cầu cải chính như: Viện phúc thẩm 3, VKSND Tp. Hà Nội…
2. Những hạn chế:   
Mặc dù công tác tổng hợp, giải quyết các vụ, việc báo chí nêu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn một số đơn vị chưa thật sự quan tâm xem xét, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo kịp thời theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về những thông tin báo chí liên quan đến hoạt động của Ngành. Một số đơn vị không có báo cáo kết quả giải quyết, mặc dù Văn phòng đã có công văn thông báo, nhắc việc thực hiện quy định về thời hạn báo cáo, trả lời, như: Vụ 1A, Vụ 5, Vụ 10, Vụ 12. Có một số vụ, việc báo nêu liên quan đến trách nhiệm của đơn vị mình nhưng đơn vị không báo cáo kết quả giải quyết, như: VKSND Điện Biên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bà Rịa -Vũng Tàu, Gia Lai... Trong 04 tháng (từ 01/12/2010 đến 31/3/2011), có 85 vụ, việc báo nêu, các đơn vị phải kiểm tra, giải quyết và báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao; về việc này, Văn phòng VKSND tối cao đã thông báo (số 795/TB- VP ngày 06/4/2011) đôn đốc các đơn vị kiểm tra và báo cáo. Tuy nhiên, Văn phòng VKSND tối cao chỉ nhận được báo cáo về 54/85 vụ, việc (59%).
          Còn nhiều trường hợp VKSND các địa phương đã kiểm tra và xác định thông tin báo đăng không đúng nhưng không có công văn yêu cầu Tổng Biên tập báo phải cải chính, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh các phóng viên, biên tập viên trong việc viết bài, kiểm duyệt, thẩm định thông tin đư lên báo chí, làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị, của Ngành.
          Vẫn còn một số đơn vị chỉ gửi công văn, báo cáo trả lời cho lãnh đạo VKSND tối cao, đơn vị quản lý nghiệp vụ, nhưng không gửi về Văn phòng (phòng Tổng hợp) nên việc theo dõi kết quả xử lý, giải quyết và đánh giá thật chính xác ưu điểm, nhược điểm của việc thực hiện nhiệm vụ này đối với các đơn vị gặp khó khăn.
           Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn công tác này, đề nghị các đơn vị trong toàn Ngành khi nhận đơược thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao hàng tuần, lãnh đạo các Vụ nghiệp vụ, các VKSND địa phương cần coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục phải thực hiện theo Quy chế đã ban hành; quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Kiểm sát viên, cán bộ được phân công trực tiếp theo dõi địa bàn VKSND các địa phương, yêu cầu báo cáo hoặc trực tiếp kiểm tra để xử lý và báo cáo kịp thời, không chờ đến khi có Công văn thông báo, nhắc nhở, yêu cầu báo cáo của Văn phòng VKSND tối cao mới triển khai thực hiện. Trong báo cáo cần nêu rõ quan điểm của đơn vị mình về vụ việc báo nêu là đúng hay sai và biện pháp xử lý, giải quyết.
          Đối với những vụ việc chưa được xem xét, giải quyết đã nêu ở từng mục trên, yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, gửi về Văn phòng để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao.
          Trên đây là kết quả giải quyết các tin, bài đăng trên báo chí có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngành trong 7 tháng đầu năm 2011. Văn phòng thông báo để các đơn vị trong toàn Ngành biết, rút kinh nghiệm và để thực hiện tốt hơn công tác này.
Biên tập: Phúc Long
 
 
Tìm kiếm