Vừa qua, đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự, Viện trưởng VKSNDTC đã chủ trì cuộc họp Uỷ ban Kiểm sát mở rộng với sự tham dự của các Phó Viện trưởng VKSNDTC Khuất Văn Nga, Trần Phước Tới, Hoàng Nghĩa Mai cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC để hoàn thiện dự thảo “Đề án tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp” trình tại cuộc họp sắp tới của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng Đề án
VKSND trong tiến trình cải cách tư pháp
(Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng chủ trì Hội nghị)
Vừa qua, đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự, Viện trưởng VKSNDTC đã chủ trì cuộc họp Uỷ ban Kiểm sát mở rộng với sự tham dự của các Phó Viện trưởng VKSNDTC Khuất Văn Nga, Trần Phước Tới, Hoàng Nghĩa Mai cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc VKSNDTC để hoàn thiện dự thảo “Đề án tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp” trình tại cuộc họp sắp tới của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương.
Phát biểu tại cuộc họp, Viện trưởng VKSNDTC Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, đây là một Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngành KSND trong thời gian trước mắt và lâu dài. Do đó, đòi hỏi phải có sự đóng góp tâm huyết, tập trung trí tuệ của các chuyên gia trong và ngoài ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, dân chủ thảo luận, đưa ra các ý kiến có chất lượng xây dựng Đề án. Trong thời gian qua, Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC đã tích cực rà soát các văn bản pháp luật, nghiên cứu và đánh giá quá trình phát triển cơ quan công tố/kiểm sát tại Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, kế thừa và phát huy những mặt tích cực của cơ quan công tố/kiểm sát qua các thời kỳ, đồng thời tích cực nghiên cứu mô hình các cơ quan công tố/kiểm sát trên thế giới. Bên cạnh đó, Viện khoa học kiểm sát VKSNDTC cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo có quy mô lớn với nội dung về Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, đặt hàng trăm chuyên đề nghiên cứu với các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật trong và ngoài ngành KSND…Trên cơ sở đó, xây dựng Dự thảo “Đề án tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo yêu cầu cải cách tư pháp” với hình thức mạch lạc, rõ ràng, nội dung chi tiết và tương đối toàn diện.Cải cách Viện kiểm sát nhân dân là một trong những nội dung quan trọng của cải cách bộ máy Nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu về mô hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp là hết sức cần thiết nhằm thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp nói chung và cải cách cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói riêng, tổ chức lại hệ thống cơ quan Viện kiểm sát theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
H.Long