Trong hai ngày 22 và 23/12, VKSNDTC phối hợp cùng Dự án hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (Dự án VIE/02/015) tổ chức Hội thảo quốc tế về hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp dưới sự chủ trì của tiến sĩ Dương Thanh Biểu, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Uỷ viên Thường trực Ban soạn thảo BLTTHS. Tới dự có bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; ông Trịnh Tiến Dũng, Quyền trưởng phòng Hỗ trợ quản lý nhà nước, UNDPtại Việt Nam; Giáo sư Thomas H.Speedy Rice, chuyên gia pháp luật quốc tế cùng đại diện các cơ quan liên quan như Bộ Công an, TANDTC, Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật…
PHÓ VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC DƯƠNG THANH BIỂU:
Cần sửa đổi BLTTHS
hiện hành theo hướng quy định chặt chẽ hơn
(Phó Viện trưởng Dương Thanh Biểu chủ trì Hội thảo)
Trong hai ngày 22 và 23/12, VKSNDTC phối hợp cùng Dự án hỗ trợ thực thi chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 (Dự án VIE/02/015) tổ chức Hội thảo quốc tế về hoàn thiện Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp dưới sự chủ trì của tiến sĩ Dương Thanh Biểu, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Uỷ viên Thường trực Ban soạn thảo BLTTHS. Tới dự có bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; ông Trịnh Tiến Dũng, Quyền trưởng phòng Hỗ trợ quản lý nhà nước, UNDPtại Việt Nam; Giáo sư Thomas H.Speedy Rice, chuyên gia pháp luật quốc tế cùng đại diện các cơ quan liên quan như Bộ Công an, TANDTC, Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật…
(Phó Viện trưởng Dương Thanh Biểu và đại biểu dự Hội thảo)
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng VKSNDTC Dương Thanh Biểu khẳng định, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, được xây dựng trên cơ sở kế thừa ưu điểm và sửa đổi, bổ sung những điểm còn hạn chế của BLTTHS năm 1988. BLTTHS năm 2003 đã thể hiện được sự đổi mới để phù hợp với quá trình cải cách tư pháp nói riêng và cải cách hành chính của nước ta nói chung. Tuy nhiên, qua quá trình thực tiễn áp dụng, BLTTHS năm 2003 cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, cần sửa đổi BLTTHS hiện hành theo hướng quy định chặt chẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng BLTTHS đối với những người tiến hành tố tụng, đồng thời mở rộng quyền dân chủ cho những người tham gia tố tụng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, bảo vệ tốt hơn các quyền tự do, dân chủ của công dân, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định mới được sửa đổi, bổ sung của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác.Đây là một Bộ luật lớn, có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Việc sửa đổi và thực hiện Bộ luật này có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn xã hội và từng người dân. Vì vậy, để phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của toàn dân, bảo đảm tính khả thi và hiệu lực thực tế của Bộ luật khi được ban hành thì việc tổ chức đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Bộ luật là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành và nhân dân nắm được những quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực tố tụng hình sự, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân đối với việc phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác trong tình hình hiện nay. Các ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội thảo này sẽ được tập hợp và trình lên Ban soạn thảo BLTTHS để xem xét và quyết định.
Tin và ảnh: Hoàng Long