Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Sơn La, sáng nay (13/4), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác làm việc với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La về công tác cải cách tư pháp. Báo cáo với Chủ tịch nước Chủ tịch nước, lãnh đạo 2 ngành Tòa án và Kiểm sát cho biết: Thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, những năm qua, ngành Tòa án và Kiểm sát dân tỉnh Sơn La luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt nghiêm túc để cán bộ đơn vị nhận thức sâu sắc, vì vậy công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, công tố của ngành Kiểm sát và công tác xét xử của ngành Tòa án đã từng bước được nâng cao, các vụ án hình sự, dân sự, hành chính luôn được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không có trường hợp nào bị xét xử oan sai...
Chủ tịch nước làm việc với ngành Tòa án và Kiểm sát Sơn La
Tiếp tục chương trình thăm và làm việc tại Sơn La, sáng nay (13/4), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác làm việc với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La về công tác cải cách tư pháp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng quà VKSND và TAND tỉnh Sơn La
Báo cáo với Chủ tịch nước Chủ tịch nước, lãnh đạo hai ngành Tòa án và Kiểm sát cho biết: Thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, những năm qua, ngành Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán triệt nghiêm túc để cán bộ đơn vị nhận thức sâu sắc, vì vậy công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, công tố của ngành Kiểm sát và công tác xét xử của ngành Tòa án đã từng bước được nâng cao, các vụ án hình sự, dân sự, hành chính luôn được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không có trường hợp nào bị xét xử oan sai.
Năm 2011 và 3 tháng đầu năm nay, ngành Kiểm sát thụ lý điều tra 1923 vụ với 3.039 bị can, tòa án xét xử gần 1.500 vụ. Đặc biệt, trong các phiên xét xử, chất lượng tranh tụng được đặt lên hàng đầu, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng Công an - Kiểm sát - Tòa án đã góp phần truy tố, xét xử đảm bảo đúng người, đúng tội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống tội phạm.
Tuy nhiên, nằm ở khu vực Tây Bắc với địa lý khó khăn, đội ngũ cán bộ còn thiếu và chưa được chuẩn hóa nhất là ở cấp huyện nên trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của hai ngành còn hạn chế như tạo nguồn bổ nhiệm thẩm phán, chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát, tranh tụng...
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao sự nỗ lực vượt qua khó khăn của 2 ngành tòa án và Viện kiểm sát Sơn La thời gian qua đã góp phần tích cực vào sự đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Chủ tịch nước lưu ý lãnh đạo hai ngành cần phải có đề xuất cụ thể các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là các quy định trong việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, để làm sao tạo sự đồng bộ trong đào tạo cán bộ ngành tư pháp.
Đề cập vấn đề cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn của ngành Tòa án và Kiểm sát, Chủ tịch nước nhấn mạnh, cùng với hỗ trợ của địa phương cần phối hợp với địa phương để tập trung đầu tư xây dựng trụ sở, trang bị cơ sở vật chất tạo sự chuyển biến trong vài năm tới, nhằm tạo nên bộ mặt khang trang, thể hiện sự uy nghiêm của cơ quan bảo vệ pháp luật.
Chủ tịch nước lưu ý, là địa phương có vị trí địa lý khó khăn, tội phạm diễn biến phức tạp, do đó cần phải đặc biệt chú ý công tác phòng chống tội phạm, kinh tế càng phát triển thì tội phạm phải càng giảm và làm được điều đó cùng với sự nỗ lực chung, các ngành tư pháp phải thể hiện được vai trò của mình đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Đó chính là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ vệ công lý, bảo vệ chế độ, bảo đảm sự ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi nhân dân
vủng tái định cư Phiêng Bủng 1, xã Mường Bú, huyện Mường La
Trước đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại nghĩa trang nhà tù Sơn La. Đây là nơi yên nghỉ của các chiến sĩ cộng sản đã hy sinh cho nền độc lập tự do của Tổ quốc từ năm 1908, khi thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù Sơn La, đưa hàng ngàn chiến sĩ cộng sản và những người Việt Nam yêu nước lên giam giữ nhằm biến nơi đây thành địa ngục trần gian.
Nhưng chính tại nhà tù Sơn La, những người tù cộng sản đã đấu tranh với kẻ thù để tồn tại, hoạt động, biến nhà tù Sơn La thành trường học đào tạo cán bộ cho Đảng, ươm những hạt giống đỏ đầu tiên cho phong trào cách mạng ở vùng núi Tây Bắc.
Theo Hoàng Dũng
(Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam / VOV1)