Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, hòa bình anh học trường Kiểm sát, rồi về VKS tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Trải qua nhiều vị trí công tác từ một cán bộ VKS huyện, Viện trưởng cấp huyện. Năm 1996, chia tỉnh anh về làm Trưởng phòng TCCB VKSND tỉnh Phú Thọ rồi Phó Viện trưởng tỉnh phụ trách hình sự. Với vị trí này, anh cùng các đồng chí của Ngành phá gọn vụ án: Kim Văn Phương và đồng bọn phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Vụ án điển hình về ma túy lúc bấy giờ với hơn 30 bị cáo, trong đó có 6 người lĩnh án tử hình .
MỘT ĐỜI CHO MỘT NGÀNH
Đ/c Trương Bá Hùng, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ.
Trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, hòa bình anh học trường Kiểm sát, rồi về VKS tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Trải qua nhiều vị trí công tác từ một cán bộ VKS huyện, Viện trưởng cấp huyện. Năm 1996, chia tỉnh anh về làm Trưởng phòng TCCB VKSND tỉnh Phú Thọ rồi Phó Viện trưởng tỉnh phụ trách hình sự. Với vị trí này, anh cùng các đồng chí của Ngành phá gọn vụ án: Kim Văn Phương và đồng bọn phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Vụ án điển hình về ma túy lúc bấy giờ với hơn 30 bị cáo, trong đó có 6 người lĩnh án tử hình .
Năm 2006, Trương Bá Hùng được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Thọ. Đồng thời với vai trò là Bí thư Ban Cán Sự Đảng – Bí thư Đảng ủy Cơ quan, anh luôn gắn kết anh em, đồng chí trong việc đoàn kết nội bộ, chia sẻ niềm vui, sự khó khăn trong mỗi cán bộ. Người dân Phú Thọ luôn đặt niềm tin vào cơ quan bảo vệ Pháp luật mà VKS tỉnh là trung tâm của niềm tự hào đó.
Ba mươi tám năm phục vụ Cách mạng, ba mươi hai năm trong ngành Kiểm sát, với nhiều cố gắng vừa học vừa làm, kinh nghiệm và thực tiễn luôn được áp dụng. Anh Trương Bá Hùng là trung tâm đoàn kết của toàn đơn vị. Đồng đội, quý mến, kính trọng anh cũng là vì thế. Hai người con của anh Hùng đều ở ngành Kiểm sát, một người ở cấp huyện và một người là cán bộ VKS tỉnh. Anh Hùng tự hào về con đường mình đã chọn cũng như con anh đã tiếp bước anh trên con đường phục vụ cho Đảng – cho Ngành...
Đ/c Phạm Chương Dương, Trưởng phòng 4 VKSND TP.Hà Nội.
Trưởng thành từ một Sĩ quan Công An, năm 1987 đồng chí Phạm Chương Dương chuyển ngành về kiểm sát. Năm 1996, anh làm Phó Viện trưởng VKS Quận Tây Hồ. Năm 2004 với cương vị là Phó Chánh Văn Phòng VKSND TP. Hà Nội, Phạm Chương Dương là người chấp bút cho đề án 06 - về chiến lược cải cách tư pháp của Thành ủy Hà Nội.
Năm 2006, Phạm Chương Dương được bổ nhiệm làm Trưởng phòng 4 – VKSND TP.Hà Nội. Công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù là công việc đòi hỏi tính tỉ mẫn, chi tiết cụ thể của người cán bộ kiểm sát, để bảo đảm hoạt động điều tra, xét xử, truy tố, thi hành án có hiệu quả. Với môi trường như thế, Phạm Chương Dương đã có tầm nhìn, khéo léo, để vận dụng hợp lý vào từng trường hợp cụ thể. Phòng 4 – VKSND TP. Hà Nội luôn được các đồng chí lãnh đạo Viện KSND TP đánh giá cao trong công tác. Với việc sát nhập của tỉnh Hà Tây và Hà Nội, Phòng 4 là một trong những đơn vị đầu tiên ổn định về tổ chức sau khi hợp nhất, tư tưởng tâm lý tình cảm của cán bộ, KSV yên tâm công tác, đoàn kết nội bộ, chấp hành nghiêm túc kỷ luật, quy chế Ngành. Phòng 4 cũng đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì, hạng ba. Vừa qua, Phòng 4 đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Khiêm tốn, hiền hậu, đồng chí Phạm Chương Dương phát biểu: “Thành tích của Phòng 4 là sự nỗ lực của tập thể phòng, sự lãnh đạo của Tập thể Lãnh đạo VKSND TP. Hà Nội”, anh nói : “anh rất yêu Ngành, yêu nghề, chung quanh anh có nhiều người tốt, nhiều gương điển hình lắm...” Nhưng chúng tôi tin rằng anh cũng xứng đáng là một KSV tiêu biểu như thế cho công việc của Ngành – một người cán bộ kiểm sát “lịch lãm” của đất Hà thành.
Đ/c Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng 1 – VKSND tỉnh Đồng Nai.
Sinh năm 1965 – Nguyễn Văn Hòa là người được đào tạo bài bản, chính quy. Tốt nghiệp loại giỏi Đại học luật Hà Nội năm 1987, có bằng Thạc sĩ Luật từ năm 1996. Nói tiếng Anh tốt, chơi thể thao hay. Đấy là cảm nhận về anh với mọi người chung quanh. Hơn 20 năm trong ngành kiểm sát, từ Phó phòng kiểm sát chung, đến Phó phòng kiểm sát xét xử hình sự. Năm 2005, Nguyễn Văn Hòa được bổ nhiệm làm Trưởng phòng 1 – VKSND tỉnh Đồng Nai.
Tháng 4/ 2008, vụ án Nguyễn Lâm Thái, 46 bị cáo, mở đầu cho 8 vụ án điểm của toàn quốc, được đem ra xét xử tại Đồng Nai. Là người trực tiếp ra Hà Nội đọc hồ sơ trước khi VKSTC ban hành Cáo trạng, rồi đến tiến trình tố tụng, mỗi ngày Nguyễn Văn Hòa làm việc hơn 12 giờ với 8 giờ ngồi tại Tòa, 4 giờ ở nhà nghe lại băng thu âm, đọc tài liệu, tải lên Laptop và định hướng diễn biến tiếp theo. Vụ án Nguyễn Lâm Thái liên quan đến rất nhiều quan chức bưu điện của 38 tỉnh thành. Dư luận : “nóng lên” và trong hơn 1 tháng trời vụ án xét xử Văn Hòa cùng đồng đội phải đối đầu với những luật sư giỏi có tiếng của mọi miền. Anh đãø phát huy tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị tốt đề cương xét hỏi và đối đáp nên đã tham gia tranh luận sòng phẳng với các luật sư để bảo vệ cáo trạng truy tố, được dư luận báo chí đánh gía cao vai trò của Công tố viên trước tòa.Bằng lập luận sắc bén, nhưng khéo léo, anh đã làm chủ được mọi cục diện, từ bị cáo, đến luật sư....làm cho mọi người phải “tâm phục khẩu phục...”. Có lẽ, vừa qua Tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm tội danh và hình phạt của bị cáo Nguyễn Lâm Thái, đấy là một thành công của công tố cấp sơ thẩm mà không ai chối cãi được.
Ở một địa bàn nóng về phát triển kinh tế như Đồng Nai, Anh đã cùng anh chị em Phòng 1 giải quyết nhiều vụ án kinh tế lớn, qua đó thu cho ngân sách hàng chục tỷ đồng và năm qua Phòng 1 của anh được VKSTC tặng danh hiệu “ tập thể dẫn đầu phong trào thi đua khối”.
Không những giỏi trong nghiệp vụ, với anh em đồng đội Nguyễn Văn Hòa là người hòa đồng, dễ mến và là một tay vợt tennis xuất sắc. Là Phó Chủ tịch Công đoàn của VKSND tỉnh Đồng Nai, anh cùng đồng chí Thơ (Chủ tịch Công đoàn) luôn mát tay trong các hội thao, hội diễn. Ở đâu có đoàn Hòa “voi” tham gia, y như rằng ở đó mọi người phải kiêng dè bởi một đối thủ đáng gờm, nhưng rất đáng yêu của Ngành. Tất cả vì một đời sống thể thao, văn hóa tươi vui, khỏe khắn để phục vụ tốt cho Ngành – cho nghề...
Đình Đảm