Báo Phụ nữ Việt Nam số 148ngày 10/12/2010 có bài: “ Công an xã tra tấn người tâm thần?”. Nội dung bài viết nêu: Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Dé ở xã Đại Hưng, huyện MỹĐức, TP Hà Nội, ngày 17/10/2010, chồng chị là anh Nguyễn Văn Khanh mắc bệnh tâm thần phân liệt, bị một số Công an viên đến nhà còng tay, bắt giữ trái pháp luật đưa về trụ sở Công an xã và dùng dùi cui điện chích vào dương vật phải đi viện điều trị vì rối loạn tiểu tiện...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHỈ ĐẠO XỬ LÝ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
từ ngày 10/12/2010 đến 16/12/2010
Báo Phụ nữ Việt Nam số 148ngày 10/12/2010 có bài: “ Công an xã tra tấn người tâm thần?”. Nội dung bài viết nêu: Theo đơn tố cáo của chị Nguyễn Thị Dé ở xã Đại Hưng, huyện MỹĐức, TP Hà Nội, ngày 17/10/2010, chồng chị là anh Nguyễn Văn Khanh mắc bệnh tâm thần phân liệt, bị một số Công an viên đến nhà còng tay, bắt giữ trái pháp luật đưa về trụ sở Công an xã và dùng dùi cui điện chích vào dương vật phải đi viện điều trị vì rối loạn tiểu tiện.
Ngoài ra Báo Công Lý số 99 ngày 11/12/2010 có bài “ Công an xã dùng dùi cui chích “ chỗ kín” người tâm thần” nêu tiếp về vụ việc này và cho rằng hành vi của Công an xã có dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm tra vụ việc trên. Vụ 1A, Cục 6 theo dõi.
Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh số 336 ngày 10/12/2010 có bài: “ Chín người bị giam từ chứng cứ mù mờ ” của Nguyễn Đức. Nội dung báo nêu: Giữa năm 2008, trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phớc xảy ra một số vụ cướp giật tài sản. Công an huyện Đồng Phú đã điều tra và bắt tạm giam đến 9 bị can nhưng chứng cứ kết tội một số bị can rất yếu. Đến tháng 1/ 2010, VKSND huyện Đồng Phú đã huỷ bỏ biện pháp tạm giam 6 bị can và trả hồ sơ yêu cầu điều tra đến 2 lần. Kết luận điều tra bổ sung lần thứ 2 của Cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ được các nội dung Viện kiểm sát yêu cầu. Sau khi được tại ngoại, sáu bị can này đã có đơn gửi đến các cơ quan tố tụng từ địa phương đến Trung ương kêu oan và tố cáo cán bộ điều tra đã bức cung, nhục hình để bắt họ nhận tội.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bình Phước kiểm tra khẩn trương, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A, Cục 6 theo dõi chỉđạo.
Báo Công Lý số 99 ngày 11/12/2010 có bài: “Công an, Kiểm sát“ vênh” nhau” của tác giả Gia Hưng nêu về Kết luận điều tra vụ án Đoàn Vũ Thanh Nghĩa lừa đảo trên 40 tỷđồng mua cổ phiếu OTC. Tại bản Kết luận điều tra bổ sung số 72/ KLĐT/PC14- Đ9 ngày 09/10/2009 của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội kết luận Đoàn Vũ Thanh Nghĩa là người có hành vi lừa đảo để chiếm đoạt toàn bộ số tiền 12.850.000.000 đồng của chị N.P.C.H. Nhưng tại bản Cáo trạng số 303/ CT-VKS-P1A ngày 11/8/2010 của VKSND thành phố Hà Nội lại kết luận trong số tiền 12.850.000.000 đồng này, chị Nguyễn Thị Kim Oanh là người có quan hệ với chị H, yêu cầu chị H chuyển số tiền 8.680.000.000 đồng vào tài khoản của Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, trong khi chị H chưa hề quen biết và tiếp xúc với chị Nghĩa. Còn số tiền 4.170.000.000 đồng chị Oanh trực tiếp nhận của chị H nên chị Oanh phải có trách nhiệm trả lại chị H số tiền này.
Yêu cầu VKSND thành phố Hà Nội kiểm tra nội dung báo nêu và báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1 theo dõi chỉđạo.
Báo Pháp Luật Việt Nam số 345 ngày 11/12/2010 có bài “ Vụ án bị đánh chìm” nêu về vụđập phá nhà số 6B Trần Cao Vân, Quận 1 TP Hồ Chí Minh xảy ra từ ngày 01/5/2001, đã được điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Sau khi có kháng nghị của VKSND tối cao, ngày 20/5/2006 Toà án đã xử giám đốc thẩm, tuyên huỷ cả án sơ thẩm và phúc thẩm đểđiều tra lại từ đầu. Tuy nhiên, khi hồ sơ chuyển về Công an Quận 1, cơ quan này không điều tra, xác minh gì thêm, đến 14/11/2008, ra Quyết định đình chỉđiều tra vụ án, bị can. Hai năm sau (ngày 01/11/2010) người bị hại mới được nhận Quyết định đình chỉ vụ án này. Như vậy, Công an Quận 1 đã làm trái quy định của pháp luật.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 1A theo dõi chỉđạo.
Báo Pháp luật Việt Nam số 347 ngày 13/12/2010 có bài “ Bị can chính là bị hại” của tác giả Xuân Bính nêu vụ án: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, càng điều tra càng phát lộ oan sai . Bài báo cho rằng trong vụ án này, Cơ quan điều tra và VKSND tối cao truy tố ông Minh Anh đã có hành vi Lừa đảo chiếm đoạt 3,5 tỷđồng của Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt là chưa đúng. Nguồn gốc số tiền 3,5 tỷđồng trong tài khoản của ông mở đứng tên mẹ vợ là bà Bùi Thị Minh, là số tiền 176.000 Euro của Trần Minh Hoàng, con trai ông Minh Anh từ nước Đức gửi về cho bố mẹđểđầu tư chứng khoán. Ông Minh Anh đổi ra tiền Việt Nam được 3,5 tỷ và 34.000 USD. Khi tiền được gửi vào tài khoản chứng khoán do ông mở thì vẫn là tiền của vợ chồng ông Minh Anh, không thể biến thành tiền của Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt. Vì vậy Công ty Cổ phần chứng khoán Bảo Việt không phải là chủ sở hữu số tiền này, vì thế họ không phải là người bị thiệt hại về tài sản.
Yêu cầu Vụ 1 phải có quan điểm chính thức báo cáo Lãnh đạo phụ trách khối.
Báo Thanh Tra số 149 ngày14/ 2/2010 có bài “ Một “oan sai ” 23 năm chưa được giải” của tác giả Trúc Lâm nêu về việc ngày 31/12/1987, ông Lê Dữ, (là thương binh), Giám đốc công ty chăn nuôi huyện Mỹ Tú, tỉnh Hậu Giang,( nay là tỉnh Sóc Trăng ) bị khai trừĐảng, bị khởi tố và bắt giam 2 tháng về tội “ Cố ý làm trái…” .Ngày 13/5/1989, VKSND tỉnh Hậu Giang (cũ) có công văn gửi Cơ quan điều tra yêu cầu thay đổi quyết định khởi tố và kết luận điều tra vì ông Lê Dữ không phạm tội Cố ý làm trái. Ngày 20/5/1992, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hậu Giang có bản Kết luận điều tra vụ án về hành vi “ Tham ô tài sản” đối với ông Lê Dữ. Bản kết luận điều tra này không có người ký tên và đóng dấu. Từđó đến nay đã 22 năm, không có cơ quan pháp luật nào của tỉnh Hậu Giang (mới), Sóc Trăng hay TP Cần Thơ đưa vụ án ra xét xử . Sau khi bị bắt tạm giam 13 tháng, ông được tạm tha. Không thấy có kết luận về hành vi phạm tội của mình, ông Dữ đã nhiều lần có đơn yêu cầu các cơ quan pháp luật kết luận cụ thể và thực hiện việc bồi thường oan đối với ông. Ban tổ chức Trung ương 2 lần có Công văn yêu cầu thanh tra Bộ công an và Công an tỉnh Sóc Trăng báo cáo vụ việc. Ngày 17/9/2009 VKSND tỉnh Sóc Trăng cũng đã có buổi làm việc với ông Dữ nhưng đến nay vụ việc không có cơ quan nào xem xét giải quyết, để trả lại danh dự cho ông.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 1 theo dõi chỉđạo.
Báo Lao động số 290 ngày 14/12/2010, có bài “ Có dấu hiệu bao che” của tác giả Chí Hải nêu về vụđánh người gây thương tích nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Bình Thuận. Ngày 22/6/2007, ông Nguyễn Sơn 73 tuổi là thương binh 2/4, có 2 Huân chương kháng chiến, đã bịđịch bắt, tù đầy, mắt đã mù loà, trú tại thôn Vạn Phước, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận bị hai bố con ông Đặng Em đánh gây thương tích, tổn hại đến 45% sức khoẻ. Công an huyện Ninh Phước đã khởi tố điều tra vụ án. Ngày 26/5/2008, TAND huyện Ninh Phưước đã xét xử Đặng Em về tội “ Cố ý gây thương tích” với mức án 5 năm tù giam. Đặng Em có kháng cáo và ngày 01/8/2008, TAND tỉnh Bình Thuận xử phúc thẩm tuyên huỷ án để điều tra lại. Ngày 27/5/2009, TAND huyện Ninh Phước lại đưa vụ án ra xét xử và tuyên Đặng Em không phạm tội. Quá uất ức ông đã uống thuốc sâu tự tử ngay tại Toà nhưng được mọi người ngăn chặn, cứu chữa. Từ đó đến nay ông đã khiếu nại về vụ việc này đến TAND tối cao, VKSND tối cao, Bộ Công an khu vực phía Nam. Ông cho rằng Đặng Em có người nhà làm to trên tỉnh nên đã tác động làm vụ án đổi trắng thành đen, gây oan ức cho ông.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 3 phối hợp với Vụ 1A theo dõi chỉ đạo.
Báo Tin tức cuối tuần số 50 ngày 16/12/2010 có bài “ Viện trưởng VKSND tỉnh bị kiện ra Toà” của tổ Phóng viên điều tra nêu về việc ông Vi Văn
Hùng, Viện trưởng VKSND tỉnh Điện Biên đã bị ông Trần Quốc Trải ở đội 24, Xã Nong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên làm đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân tỉnh Điện Biên, vì lý do trong bản báo cáo số 58/VKS ngày 08/12/2010, do ông Hùng trình bầy trước Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên, phần nêu về vụ án Trần Thị Nguyệt ( là vợ ông) bị truy tố về tội Cướp tài sản đã có hành vi vu khống, bịa đặt. Vụ án chưa xét xử nên chưa thể kết luận vợ ông đã phạm tội. Báo cáo nêu việc ông là người mua chuộc Ly A Ly và Ly A Chia thay đổi lời khai và hướng dẫn cho vợ ông khai sai sự thật là vu khống, bịa đặt. Báo cáo của ông Vi Văn Hùng nhằm bảo vệ cho ông Vi Hoàng Hải, Viện trưởng VKSND huyện Điện Biên có hành vi hình sự hoá quan hệ dân sự (vì ông Hùng là anh trai của ông Hải).
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Điện Biên kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 1A quan tâm theo dõi chỉ đạo.
Báo Thanh tra số 150 số ngày 16/12/2010 có bài “ Chấp hành viên vay tiền rồi xù nợ” của tác giả Minh Yến nêu về việc Bà Dương Thị Hồng ánh là chấp hành viên Chi cục thi hành án Quận 5 TP Hồ Chí Minh được giao nhiệm vụ kê biên ngôi nhà số 672 Trần Hưng Đạo, Quận 5 TP Hồ Chí Minh của bà Lê Thị Châu để thi hành án. Khi biết bà Châu có kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm nên bà ánh hứa sẽ giúp đỡ để nhanh xử vụ án đúng pháp luật. Bù lại, bà Châu phải cho bà ánh vay 2,5 tỷ đồng. Bà Châu đã phải nhờ người thân là bà Đặng Huệ Nhi và bà Hùynh Lâm Như Ngọc cho bà ánh vay 1,1 tỷ đồng từ tháng 7/ 2008 với thời hạn 3 tháng. Khi đến hạn trả, bà ánh đã rất nhiều lần hứa hẹn trả nợ nhưng đều không trả. Ngày 17/11/2009, Chi cục thi hành án Quận 5 cũng có Quyết định giải quyết đơn của bà Châu, yêu cầu bà ánh phải trả tiền nhưng đến nay bà ánh vẫn không thực hiện. Dư luận cho rằng bà có dấu hiệu phạm tội “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” nhằm mục đích trục lợi.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1B theo dõi.
Thu Hương.