I. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Vụ 1 kiểm tra lại căn cứ giải quyết đơn đòi bồi thường của ông Phạm Xuân Lân (ở Tp Lạng Sơn); tổ chức đối thoại và lập văn bản giải quyết khiếu nại đối với ông Lân theo quy định của pháp luật để giải quyết dứt điểm vụ việc.
2. Vụ 5 kiểm tra lại căn cứ pháp luật giải quyết việc khiếu nại của ông Nguyễn Mịnh Kế (ở Thạch Thất, Hà Nội); phân rõ trách nhiệm theo thẩm quyền của Vụ 5, Vụ 3 để tổ chức công tác đối thoại với ông Kế và giải quyết dứt điểm vụ việc...
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao
về thông tin trên báo chí liên quan đến hoạt động của ngành KSND
I. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Vụ 1 kiểm tra lại căn cứ giải quyết đơn đòi bồi thường của ông Phạm Xuân Lân (ở Tp Lạng Sơn); tổ chức đối thoại và lập văn bản giải quyết khiếu nại đối với ông Lân theo quy định của pháp luật để giải quyết dứt điểm vụ việc.
2. Vụ 5 kiểm tra lại căn cứ pháp luật giải quyết việc khiếu nại của ông Nguyễn Mịnh Kế (ở Thạch Thất, Hà Nội); phân rõ trách nhiệm theo thẩm quyền của Vụ 5, Vụ 3 để tổ chức công tác đối thoại với ông Kế và giải quyết dứt điểm vụ việc.
3. Nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức nội vụ cơ quan sạch, đẹp (Treo cờ Tổ quốc, khẩu hiệu chào mừng Đại lễ, trang trí hoa, cây cảnh); đôn đốc cán bộ công chức chấp hành nghiêm túc các quy định của Lãnh đạo ngành về văn minh trong công sở, cơ quan; khi đi đường thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ giao thông; ứng xử, giao tiếp thể hiện nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội.
4. Vụ 9 tổ chức kiểm tra xem xét những nội dung khiếu nại của ông Lương Bá Tý, nguyên Viện trưởng huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để giải quyết dứt điểm .
Vụ 9 phối hợp với các cơ quan, các đơn vị liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Viện tổ chức tang lễ đồng chí Lê Thị Ban, Cán bộ lão thành cách mạng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ 3 VKSNDTC theo quy định của Nhà nước, nghiêm túc, trang trọng.
II. Về các tin liên quan đến hoạt động của Ngành Kiểm sát nhân dân
từ ngày 24/9/2010 đến 30/9/2010
1. Báo Tiền Phong số 271ngày 28/9/2010 có đa tin bài: Vụ cuồng sát bảy người bằng búa xảy ra ngày 26/9/2010 tại Công ty TNHH in ấn bao bì Hướng Sinh, quận Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh. Hậu quả: Anh Lê Công Tường cùng sáu người trong gia đình bị thơng nặng. Đối tượng gây án là Dương Văn Nuôi ở Tuy Phước, Bình Định là công nhân làm tại Công Ty của anh Tường.
Yêu cầu VKSND Tp Hồ Chí Minh chỉ đạo Viện kiểm sát quận Tân Bình kiểm sát chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết vụ án của cơ quan điều tra. Vụ 1A theo dõi chỉ đạo giải quyết.
2. Ngày 17/9/2010 Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Thông báo số 293/VKSNDTC về ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, yêu cầu VKSND tỉnh Đắk Nông kiểm tra, báo cáo vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại xã Đắc Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông về việc các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, truy tố Đoàn Thị Duyên, Đoàn Văn Đẹp và Nguyễn Xuân Hải. Ngày 24/9/2010 Báo Lao Động số 221 đa tin về vụ án đã được TAND huyện Tuy Đức đa ra xét xử ngày 23/9/2010 và tuyên phạt Duyên, Hải mỗi người 4 năm tù và Đoàn Văn Đẹp 3 năm 6 tháng tù về tội “hủy hoại rừng”. Tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn lại bỏ qua vai trò của người chủ mưu là ông Hoàng Phương.
Yêu cầu VKSND tỉnh Đắc Nông khẩn trương kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 3 theo dõi chỉ đạo.
3. Báo Công lý số 77 ngày 25/9/2010 có bài: “Cần làm rõ hung thủ giết người tại trường Mặc Đĩnh Chi” của Lâm Công Minh. Nội dung báo nêu: Ngày 11/11/2008 xảy ra vụ đánh nhau giữa hai nhóm Đoàn Văn Dương, Hoàng Thụy Khá và Đào Thanh Bình, Ngô Văn Hoan, Đinh Ngọc Quang, Ngô Văn Tiến. Hậu quả Đinh Ngọc Quang tử vong, Tiến bị thương. CQĐT quận Dương Kinh, Tp Hải Phòng khởi tố vụ án, bắt giữ Dương và Khá. Tại cơ quan điều tra Dương khai đã dùng dao đâm anh Quang và các nhân chứng cũng xác định Dương là người cầm dao đâm Quang, Khá được trả tự do. Vụ án được chuyển lên Công an Tp Hải Phòng, Dương phản cung không nhận tội, các nhân chứng đã thay đổi lời khai và cho rằng Hoàng Thụy Khá mới là người đâm Đinh Ngọc Quang. Ngày 29/5/2009 Công an Tp Hải Phòng và VKSND Tp Hải Phòng đã khởi tố , truy tố Đoàn Văn Dương và Hoàng Thụy Khá về tội Giết người và cố ý gây thương tích. Gia đình và dư luận cho rằng có sự thiếu minh bạch trong việc giải quyết vụ án.
Yêu cầu VKSND Tp Hải Phòng kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
4. Báo An ninh Thủ đô số 3033 ngày 28/9/2010 có bài: “Một Kiểm sát viên bị tố cáo gợi ý chạy án”. Nội dung báo nêu: Ngày 27/9/2010 Tòa án nhân dân Tp Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Vũ Thanh Nghĩa, trú tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng,Tp Hà Nội về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên phiên tòa đã phải hoãn xử vì người nhà bị cáo đòi thay đổi Kiểm sát viên vì Kiểm sát viên này đã từng hẹn gặp và ăn uống tại một khách sạn ở Hà Nội và gợi ý để gia đình bị cáo chạy án.
Yêu cầu VKSND Tp Hà Nội kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
5. Báo Pháp Luật Việt Nam số 271ngày 28/9/2010 có bài: “Căn cứ khởi tố chỉ là: quan hệ dân sự” của Khoa Lâm. Nội dung bài viết: Ngày 27/9/2010 TAND quận Hoàng Mai, Tp Hà Nội xét xử 5 bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tuyên phạt: Trịnh Thanh Hà 32 tháng tù, Nguyễn Trần Đệ 20 tháng tù, Đặng Đức Cầu, Đỗ Đức Hạnh mỗi người 30 tháng tù và Nguyễn Văn Tân 18 tháng tù. Nhưng nội dung bản án có nhiều mâu thuẫn: HĐXX đã coi việc thỏa thuận đa tiền làm dịch vụ xin cấp GCHQSDĐ là thỏa thuận dân sự, có giao dịch người dân được trả lại tiền, nhưng có giao dịch thì người dân lại không được nhận lại tiền mà lại bị truy nộp vào ngân sách nhà nước. HĐXX cho rằng việc thỏa thuận trên là thỏa thuận dân sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào các thỏa thuận trên để truy cứu trách nhiệm hình sự là hình sự hóa quan hệ dân sự.
Yêu cầu VKSND Tp Hà Nội kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1 theo dõi.
6. Báo Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh số 263 ngày 28/9/2010 có bài: “Không chịu lấy chồng bị đánh dã man” của Tấn Lộc. Nội dung báo nêu: Mai Thị Diễm Phương (18 tuổi) trú tại khu phố Bà Triệu, phường 7, Tp Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bị cha, mẹ ép kết hôn với Lê Anh Tuấn, ở khu phố Long Hải Đông, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nhưng Phương không đồng ý. Phương bị cha, mẹ và Tuấn nhốt vào phòng đánh đập gây thương tích nặng. Đến ngày 27/9/2010 Phương trốn ra ngoài và được đa đi cấp cứu tại bệnh viện Phú Yên.
Yêu cầu Viện KSND tỉnh Phú Yên chỉ đạo VKS Tp Tuy Hòa phối hợp với Cơ quan điều tra xác minh nguồn tin, giải quyết theo quy định pháp luật và báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
7. Báo Tin Tức số 220ngày 29/9/2010 có bài: “Liệu có sót người lọt tội?” của Văn Đức. Nội dung báo nêu: Tháng 12/2009 cháu Nguyễn Phương Ninh (sinh năm 2004) bị mẹ đẻ là Phạm Thị ánh Dương và cha dượng là Vũ Văn Phủ ở khu Quán Nam, quận Lê Chân, Tp Hải Phòng, dùng dây trói tay cháu Ninh rồi nhốt vào phòng vệ sinh và bỏ đói, dẫn đến cháu Ninh tử vong. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, truy tố Phủ và Dương tội “cố ý làm tổn hại sức khỏe của người khác”. Tuy nhiên dư luận cho rằng hành vi của vợ chồng Dương, Phủ đã đủ yếu tố cấu thành tội giết người.
Yêu cầu VKSND Tp Hải Phòng kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
8. Báo Pháp Luật Việt Nam số 273 ngày 30/9/2010 có bài: “Một vụ án nhiều dấu hiệu bất thường” của Tuấn Đinh. Nội dung báo nêu: Ngày 11/9/2009 xảy ra xô xát giữa gia đình ông Hồ Văn Chanh và gia đình ông Hoàng Văn Dũng ở thôn Yên Thị, xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Tp Hà Nội. Hậu quả ông Dũng và ông Hồ Văn Hải (em ông Chanh) đều bị thương. Nhưng 5 tháng sau Cơ quan điều tra mới trưng cầu giám định thương tích (ông Dũng với mức tổn hại 27% sức khỏe), trong khi không có biên bản xác định dấu vết thân thể ngay sau khi xô xát; dấu vết của hung khí không được xác định, nhưng cơ quan điều tra, VKS huyện Mê Linh vẫn khởi tố, truy tố, bắt tạm giam Hồ Văn Chanh và Hồ Văn Hải về tội “cố ý gây thương tích”. Giới luật sư cho rằng vụ án có tính chất không nghiêm trọng, không có căn cứ để bắt giam bị can Chanh và Hải.
Yêu cầu VKSND Tp Hà Nội kiểm tra, báo cáo VKSNDTC. Vụ 1A theo dõi.
Thu Hương