CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sắp xếp :

Trao quyết định trúng tuyển cho lớp nguồn nhân lực 2 22/09/2009

Ngày 16/9/2009, VKSNDTC đã tổ chức Lễ trao quyết định trúng tuyển cho các thí sinh trúng tuyển. Thay mặt lãnh đạo Viện, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng – Phó Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ chính thức trao quyết định cho các thí sinh vinh dự được chọn vào lớp nguồn nhân lực 2 của cơ quan. Đại diện VKSNDTC cũng đã trao đổi với các thí sinh về quyền lợi và nghĩa vụ, giao nhiệm vụ cho các thí sinh sau khi trúng tuyển, tạm thời phân công ban cán sự lớp, thông báo cho các thí sinh biết quá trình học tập, rèn luyện của lớp đào tạo nguồn 2. Các tân cán bộ của lớp nguồn nhân lực 2 đã hứa với lãnh đạo và cán bộ VKSNDTC sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong mỏi của lãnh đạo VKSNDTC. Ngày 23/9, lớp nguồn nhân lực 2 sẽ khai giảng tại trường Đào tạo - Bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG ĐẶC XÁ NĂM 2009 (ĐỢT 2) 22/07/2009

Kết quả đặc xá năm 2009 ( đợt 1): Thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước và hướng dẫn số 82/HĐTVĐX ngày 05/12/2008 của Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 1) Nhân dịp Tết nguyên đán kỷ sửu (năm 2009) và 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2009). Sau khi có Quyết định về đặc xá năm 2009 (đợt 1) của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá, các thành viên của Hội đồng tư vấn đặc xá và các ngành liên quan đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2009 (đợt 1) bảo đảm nội dung, yêu cầu và đúng tiến độ đã đề ra. Ngày 15/01/2009 Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 116/QĐ - CTN, Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 15.140 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng đặc xá năm 2009 (đợt 1). Thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu học tập, rèn luyện tiến bộ trở thành người có ích cho xã hội.

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO BAN HÀNH KẾ HOẠCH SỐ 52/KH-VKSTC-V8 VỀ VIỆC XÂY DỰNG “BÁO CÁO TỔNG KẾT 50 NĂM TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN” 28/06/2009

Ngày 09/3/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-VKSTC-V9 về việc thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết 50 năm thành lập ngành Kiểm sát nhân dân; tiếp đó ngày 02/6/2009, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch số 52/KH-VKSTC-V8 về xây dựng “Báo cáo tổng kết 50 năm tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân”.

Sơ kết một năm thực hiện Quy định phối hợp giữa Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ với cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong giải quyết án hình sự 25/06/2009

Ngày 02/6/2009, tại Hà Nội, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về kinh tế và chức vụ (Vụ 1) thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết một năm thực hiện Quy định phối hợp trong giải quyết án hình sự. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thượng tướng Lê Thế Tiệm, Thứ trưởng Bộ Công an. Dự Hội nghị có Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra; Lãnh đạo, Kiểm sát viên, Điều tra viên và các cán bộ thuộc hai đơn vị Vụ 1 và C15.

Quy định Viện Kiểm sát không điều tra lại phải bồi thường không đúng 29/05/2009

Theo Điều 31 của Dự thảo về trách nhiệm bồi thường của Viện Kiểm sát thì trong đó Điểm 9 quy định là Tòa cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhưng Viện Kiểm sát không điều tra. Theo tôi, quy định như thế này không đúng với Bộ luật tố tụng hình sự và không đúng với Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, bởi Viện Kiểm sát không có chức năng điều tra mà trách nhiệm điều tra thuộc cơ quan công an. Nếu khi hủy án phúc thẩm, hủy án sơ thẩm thì Viện Kiểm sát có trách nhiệm trả hồ sơ cho công an, nếu quy định như thế này thì Viện Kiểm sát phải điều tra lại là sai, Viện Kiểm sát không có chức năng điều tra mà Viện Kiểm sát chỉ trả lại hồ sơ cho công an. Cho nên chỗ này quy định Viện Kiểm sát không điều tra lại phải bồi thường không đúng, không chuẩn. Tôi đề nghị phải sửa lại chỗ này như sau "Nếu tòa phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại, nhưng Viện Kiểm sát không trả lại hồ sơ cho công an mà giữ lại để hết thời hiệu điều tra không điều tra lại thì Viện Kiểm sát phải bồi thường. Còn nếu Viện Kiểm sát đã trả lại công an điều tra rồi thì thôi".

Góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự: Những vấn đề đặt ra trong việc khẳng định vị trí, vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự 14/05/2009

Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát và vấn đề bảo đảm nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Theo qui định của Luật Tổ chức Viện KSND năm 2002 và Bộ luật TTHS năm 2003, trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử của Toà án (kiểm sát xét xử). Trong giới nghiên cứu đã và đang có quan điểm cho rằng chỉ nên giao cho Viện kiểm sát nhiệm vụ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, bởi vì kiểm sát việc xét xử của Toà án sẽ làm ảnh hưởng tới nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (còn gọi là “nguyên tắc độc lập xét xử”)? Để làm rõ vấn đề này, qua đó khẳng định vị trí của Viện kiểm sát trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, chúng tôi cho rằng cần nhận thức đúng về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Đây là vấn đề hiện đang có những quan điểm nhận thức khác nhau.

CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRANH TỤNG VÀ HỆ THỐNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ THẨM VẤN 02/04/2009

Tố tụng tranh tụng và tố tụng thẩm vấn là hai mô hình tố tụng hình sự rất phố biến trên thế giới. Điển hình của mô hình tố tụng tranh tụng là các nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ, điển hình của mô hình tố tụng thẩm vấn là các nước theo mô hình luật lục địa, tiêu biểu là Cộng hòa Pháp. Mặc dù có những điểm khác nhau cơ bản, thậm chí trái ngược nhau, cả hai hệ thống đều có một đặc điểm chung là nhà nước độc quyền trong việc xác định có hay không có một vụ việc phạm tội và quyết định hình phạt với một mục đích cơ bản và chủ yếu là ngăn ngừa việc trả thù cá nhân. Đồng thời, hai hệ thống cũng đều phải đổi mặt với những khó khăn tương tự. Thứ nhất là số lượng các vụ án về hình sự ngày càng tăng, đặc biệt là ở các vùng đô thị và tội phạm cổ cồn trắng, những giới hạn về nguồn lực đối với tòa án, cơ quan công tố và các nhà chức trách thực thi pháp luật về vấn đề tài chính, ngân sách. Điều đó dẫn đến kết quả chung: thứ nhất là khuynh hướng tùy nghi quyết định không truy tố; thứ hai là việc chậm trễ một cách đáng kể trong xét xử hình sự, dẫn đến sự mất công bằng đối với bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT TTHS 01/04/2009

Trên cơ sở Nghị quyết số 11/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội khoá XII về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII; Nghị quyết số 551/2007/UBTVQH12 ngày22/12/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII; ngày 23/01/2008, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 566/2008/UBTVQH12 về việc thành lập Ban soạn thảo Bộ luật TTHS (sửa đổi). Ngày 26/02/2008, Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành Quyết định số 83/QĐ-VKSTC-V8 về thành lập Tổ biên tập dự án Bộ luật TTHS sửa đổi. Ngoài ra, những công việc quan trọng khác cũng đã được tiến hành để chuẩn bị cho việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Bộ luật TTHS như: Ban hành Kế hoạch số 21/KH-VKSTC-V8 ngày 17/4/2008 về xây dựng dự án Bộ luật TTHS (sửa đổi), Qui chế hoạt động của Ban soạn thảo Bộ luật TTHS, đăng ký nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Nhà nước về sửa đổi, bổ sung BLTTHS, xin phép Chủ tịch nước về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về tổng kết việc thi hành Bộ luật TTHS năm 2003, dự kiến sẽ được tổ chức vào nửa cuối năm 2009; tiến hành tổng kết thực tiễn thi hành BLTTHS năm 2003 trong các cơ quan tư pháp và các cơ quan Nhà nước có liên quan. Cho đến nay, Ban soạn thảo BLTTHS (sửa đổi) đã họp một số phiên họp, cho ý kiến về những định hướng cơ bản của việc sửa đổi, bổ sung BLTTHS.

CHUYỂN HỒ SƠ VỤ “ĐIỆN KẾ ĐIỆN TỬ” SANG TOÀ ÁN 01/04/2009

Thừa ủy quyền của VKSNDTC, VKSND TP.HCM vừa chuyển toàn bộ hồ sơ và Cáo trạng cố ý làm trái, sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Công ty Điện lực TP.HCM (còn gọi là vụ "điện kế điện tử") sang TAND TP.HCM. Trong vụ án này, 12 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Công ty Điện lực TP.HCM bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý, kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; 5 bị can nguyên là lãnh đạo, nhân viên Công ty Linkton Vina bị truy tố về tội "Sản xuất và buôn bán hàng giả".

MỘT SỐ Ý KIẾN QUA 5 NĂM THI HÀNH PHÁP LỆNH KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (2002 - 2007) 04/03/2009

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ và công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và các Nghị quyết khác của Trung ương; Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước mới ban hành về cán bộ, công chức. Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã và đang chỉđạo toàn ngành tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND.

Chuyển hồ sơ vụ án Nguyễn Đức Chi sang Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà 20/02/2009

Thừa uỷ quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà vừa chuyển hồ sơ sang Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà để xét xử Nguyễn Đức Chi về tội Giả mạo tài liệu của cơ quan, tổ chức.

VKSNDTC phê chuẩn quyết định khởi tố và lệnh bắt, tạm giam ông Huỳnh Ngọc Sỹ 17/02/2009

Sáng ngày 11/2/2009, VKSNDTC đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Huỳnh Ngọc Sỹ, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông công chính TP.HCM kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộĐông - Tây và Môi trường nước TP.HCM về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến nghi án nhận hối lộ hàng trăm nghìn USD.

CHỈ THỊ Về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2009 09/01/2009

Trong hai ngày 02, 03/01/2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2009 ngành KSND. Sau Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị số 01/2009/CT-VKSTC, ngày 05/01/2009 về công tác của ngành KSND năm 2009. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao đăng tải toàn văn nội dung Chỉ thị trên.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về ủy quyền trong hoạt động của Viện kiểm sát(Tiếp theo kỳ trước) 20/08/2008

2- Vấn đề uỷ quyền của Viện trưởng cho các chức danh pháp lý có quyền hạn quản lý trong tố tụng hình sự Cụ thể ở đây là việc uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) cho các Kiểm sát viên là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng trong việc ký các quyết định pháp lý trong TTHS. Qui chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự, ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đặt ra vấn đề uỷ quyền nói trên

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ UỶ QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT 18/08/2008

Có hai nội dung cơ bản liên quan đến vấn đề uỷ quyền trong hoạt động của Viện kiểm sát: Thứ nhất là việc uỷ quyền của Viện kiểm sát cấp trên cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố tại phiên toà đối với các vụ án hình sự do Cơ quan điều tra cấp trên điều tra và Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố; thứ hai là việc uỷ quyền của Viện trưởng cho các chức danh pháp lý có quyền hạn quản lý trong hoạt động tố tụng hình sự. Không chỉ trong thời gian gần đây mà đã từ lâu, vấn đề uỷ quyền trong hoạt động của Viện kiểm sát đã được bàn đến trong nội bộ ngành. Tháng 6 năm 2007, Tạp chí Kiểm sát đã có riêng một số tạp chí chuyên đề về vấn đề này (Tạp chí số 12). Để góp thêm một cách nhìn nhận về vấn đề nói trên, đồng thời cũng là để trao đổi thêm về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, chúng tôi xin được bàn về vấn đề uỷ quyền của VKS..

Tìm kiếm