CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

"Trong hàng vạn vụ án, chuyện sai sót không thể tránh khỏi"

24/10/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Tôi nghĩ rằng, dư luận đánh giá hay đòi hỏi các cơ quan pháp luật phải làm đúng. Đó là đòi hỏi hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, trong hàng vạn vụ án (một năm khoảng trên 4.000 vụ án) thì chuyện sai sót không thể tránh khỏi. Như có lần tôi trả lời báo chí, sai sót của tư pháp gây tác hại lắm, do vậy phải phấn đấu giảm thiểu tới mức thấp nhất. Để phấn đấu được như vậy mệt mỏi lắm, chứ không phải một lúc mà làm được. Phải có thời gian và phải nâng cao trình độ hơn nữa.

 "Trong hàng vạn vụ án, chuyện sai sót không thể tránh khỏi"

(VnMedia) - Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, chiều ngày 23/10, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng cho rằng cần giảm thiểu tối đa các sai sót để nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp.

(VnMedia) - Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, chiều ngày 23/10, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trần Quốc Vượng cho rằng cần giảm thiểu tối đa các sai sót để nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp.

 

 Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng(Ảnh Lê Quang)

 Thưa Viện trưởng, theo đánh giá của ông, liệu số lượng vụ án được đình chỉ năm qua có quá lớn?
 
Số lượng đình chỉ khởi tố như vậy không phải là lớn. So với số bị can đã khởi tố thì số lượng đình chỉ chiếm tỷ lệ ít. Vì đây là trong quá trình khởi tố khi có dấu hiệu, trong quá trình điều tra bắt đầu thấy được việc trước đây phải đánh giá lại quá trình điều tra. Trong quá trình ấy phải được Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự cho phép. Có nghĩa rằng, nếu trong trường hợp không đủ căn cứ thì phải đình chỉ.
 
Tôi cho rằng đó là sự đúng đắn của luật pháp và là sự đúng đắn của những người thi hành pháp luật. Anh không đủ cơ sở anh phải đình chỉ để đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Còn chuyện anh để số lượng đình chỉ khởi tố như vậy thì theo tôi phải xem xét một cách đầy đủ, trong đó có trách nhiệm của cơ quan điều tra, của kiểm sát viên, của điều tra viên. Có phần nào đấy anh không nhận thức được hết, trong quá trình hành xử của mình, do trình độ, do nhận thức pháp luật...
 
Thưa ông, nếu khởi tố mà cho tại ngoại thì luật quy định rất rõ ràng. Cụ thể, trong trường hợp này có rất nhiều bị can khởi tố tạm giam thời gian rất dài, sau đó lại bị đình chỉ. Tại sao lại đình chỉ như vậy, phải chăng do vấn đề nào đấy không bình thường?
 
Các cơ quan pháp luật cần phải nhìn lại mình để làm cho đúng hơn, để phấn đấu có một nền pháp luật thật sự công bằng, công minh, dân chủ, để đảm bảo trước hết không được để lọt tội phạm, nhưng đồng thời không để oan người vô tội. Đó phải là mục tiêu đầu tiên của các cơ quan pháp luật cần phấn đấu.
 
Tôi nghĩ rằng, dư luận đánh giá hay đòi hỏi các cơ quan pháp luật phải làm đúng. Đó là đòi hỏi hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, trong hàng vạn vụ án (một năm khoảng trên 4.000 vụ án) thì chuyện sai sót không thể tránh khỏi. Như có lần tôi trả lời báo chí, sai sót của tư pháp gây tác hại lắm, do vậy phải phấn đấu giảm thiểu tới mức thấp nhất. Để phấn đấu được như vậy mệt mỏi lắm, chứ không phải một lúc mà làm được. Phải có thời gian và phải nâng cao trình độ hơn nữa.
 
Thưa ông, khi đưa ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, có nhiều ý kiến cho rằng, các vụ án điểm điều tra rất chậm và nhiều người biểu cảm thấy lúc đầu to, lúc sau nhỏ, ông nhận xét như thế nào?
 
Ở một khía cạnh nào đó, dân đòi hỏi là đúng, là chính đáng đối với những vi phạm pháp luật. Nhưng mặt khác, cơ quan pháp luật phải đối mặt với tình hình là phải xử lý.
đúng. Mà cứ lúc đầu như nào sau như vậy thì rất khó, vì nó còn cả một quá trình điều tra dài để chứng minh tội phạm. Theo tôi, giai đoạn điều tra vẫn phải như vậy. Do vậy, việc xử lý cũng phải tính. Đánh giá của nhân dân là chính đáng. Nhưng đòi hỏi của pháp luật phải đứng ở cả hai phía. Không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Nếu anh khởi tố rồi, cứ đinh ninh người có tội, phải bắt buộc đưa ra truy tố, bắt buộc đưa ra xử lý, xét xử thì rõ ràng không thể được.
 
Phải bằng chứng cứ, bằng pháp luật và bằng tranh tụng tại phiên toà. Đã hình sự thì phải có hình thức cưỡng chế nghiêm khắc nhất, một chế tài nghiêm khắc nhất của nhà nước, đòi hỏi phải thực hiện theo đúng luật pháp. Mọi hành vi của cơ quan tố tụng phải thực hiện theo đúng Luật Tố tụng mà Quốc hội thông qua, vi phạm là không được.
 
Thưa ông, rất nhiều vụ án bị kéo dài, phải chăng năng lực của cơ quan tố tụng có vấn đề?
 
Cần phải có một chuyên đề phân tích mổ xẻ một cách đầy đủ mới trả lời được câu hỏi này.
 
Số án tham nhũng giảm nói lên điều gì, thưa ông?
 
Báo cáo chính xác rất khó. Vì có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, số án và tình hình thụ lý án hiện nay không phản ánh đúng thực tế tình hình tham nhũng. Có ý kiến lại cho rằng, số án mới phát hiện là của 1, 2 năm trước, trong năm 2008, số vụ án giảm. Để đánh giá thì không thể nói.
 
Năm 2005, 2006 cơ quan tư pháp chỉ ra 8 vụ án điểm, 2 năm gần đây không có vụ án điểm, phải chăng tình hình nhận thức vụ án điểm đã khác đi?
 
Điểm là một khái niệm tương đối vì luật không xác định án điểm. Luật chỉ xác định án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Điểm ở đây là do nhiều yếu tố để xác định.
 
Xin cảm ơn Viện trưởng!
Lê Quang (ghi)
 
Tìm kiếm