CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

P, V, M có phạm tội chế tạo vật liệu nổ theo Điều 305 BLHS hay không?

Người gửi: Nguyễn Ngọc Phương
Cuối năm 2018, 03 anh em họ gồm: P, sinh năm 1997, V, sinh năm 1995 và M, sinh năm 2000. Thông qua mạng xã hội Youtube, 03 anh em xem video hướng dẫn cách chế tạo pháo nổ. Sau đó, cả ba cùng góp tiền đặt mua các loại hóa chất gồm: Nhũ Nhôm, Kali Clorat, lưu hình trên trang Web trực tuyến Lazada, đồng thời chuẩn bị các vật liệu như giấy Roki, keo 502, đất để chế tạo pháo nổ. Sau khi chuẩn bị đủ các loại hóa chất cùng các dụng cụ, cả ba tiến hành trộn hóa chất làm pháo nổ tại nhà ông N.V.Q là bố đẻ của V. Đến khoảng 19 giờ 10 phút ngày 21/01/2019, trong khi P đang thực hiện hành vi trộn hóa chất thì xảy ra vụ nổ khiến P bị thương nghiêm trọng. Nhận được tin báo, cơ quan CSĐT Công an huyện T tiến hành khám nghiệm hiện trường và thu giữ: 61 sản phẩm hình dạng giống pháo nổ; 03 túi nilon chứa chất bột mịn, màu xám đen (nghi là nhũ nhôm); 01 túi nilon chứa chất bột mịn màu vàng, (nghi Lưu huỳnh); 01 cốc nhựa và 01 túi nilon chữa chất bột dạng tinh thể màu trắng (nghi Kali Clorát), 01 gói bột màu đen và nhiều công cụ. Kết luận giám định của phân viện kỹ thuật hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh: - 61 vật hình trụ tròn bằng giấy cuộn nhiều lớp, độ dài trung bình 07cm - 08 cm, một đầu đổ si, một đầu có dây ngòi gửi giám định đều là pháo nổ loại tự chế. Khi đốt phát ra tiếng nổ lớn. Tổng khối lượng là 280 gram. - 03 túi nilon chứa chất bột mịn màu xám – đen gửi giám định là bột Nhôm, tổng khối lượng 680gram. - 01 túi chứa chất bột mịn màu vàng gửi giám định là hóa chất lưu huỳnh. Khối lượng 240 gram. - 01 cốc nhựa và một túi nilon cùng chứa chất bột dạng tinh thể màu trắng gửi giám định là hóa chất Kaliclorat. Khối lượng 420 gram. - 01 túi chứa chất bột màu trắng mịn gửi giám định là hóa chất Natri BenZoat, khối lượng 30 gram. - 01 túi nilon chứa chất bột màu đen là hỗn hợp pháo (thuốc nổ đen) loại tự chế. Khối lượng 28 gram. Các chất bột trên khi pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định thì sẽ tạo thành hỗn hợp thuốc pháo (thuốc nổ đen). (Tỉ lệ thành phần thuốc pháo (thuốc nổ đen) là 75% KCLO3 + 15%C + 10%S). Với tình huống trên thì P, V, M có phạm tội chế tạo vật liệu nổ theo Điều 305 BLHS hay không?

Câu trả lời

Theo nội dung câu hỏi, những hoá chất như Kaliclorat, Natri BenZoat, Lưu huỳnh dùng để sản xuất thuốc nổ đen là tiền chất thuốc nổ theo khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Khi pha trộn với tỷ lệ thích hợp 75% KCLO3 + 15%C + 10%S, sẽ tạo thành thuốc nổ (Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích) là một dạng vật liệu nổ theo khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Vì vậy, hành vi của P,V,M cấu thành tội chế tạo vật liệu nổ theo Điều 305 BLHS.

Vụ 2, VKSNDTC

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam sang bảo lĩnh 20/05/2020
2 Việc áp dụng thời hiệu đối với các vụ án đang tạm đình chỉ để làm căn cứ đình chỉ được thực hiện như thế nào? 20/05/2020
3 Có thể "cấn trừ" tình tiết tăng nặng với tình tiết giảm nhẹ được không? 20/05/2020
4 Việc Cơ quan điều tra hỏi cung bị can trong thời hạn tạm giữ có đúng quy định không? 20/05/2020
5 Khắc phục hậu quả trong vụ án tham ô tài sản 20/05/2020
6 C, D, E có phạm tội cướp tài sản không? 20/05/2020
7 Vướng mắc trong việc xác định tiền án 20/05/2020
8 Vũ có phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay không? 20/05/2020
9 Bộ luật Hình sự có quy định về dẫn giải nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể 20/05/2020
10 Thời hạn điều tra và ra Quyết định truy nã 20/05/2020