CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh

Người gửi:

Sau khi Cơ quan điều tra làm văn bản đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh, Viện kiểm sát đã ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang bảo lĩnh thì Cơ quan điều tra có phải làm quyết định bảo lĩnh rồi làm thủ tục đề nghị phê chuẩn nữa hay không?

Câu trả lời

Việc thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh được chia thành hai trường hợp như sau:

- Trường hợp bị can đang bị tạm giam:

Việc thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) và Điều 20 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS, theo đó, trường hợp bị can đang bị tạm giam mà có căn cứ thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh thì Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị VKS có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ thể hiện lý do, căn cứ đề nghị thay thế gửi VKS. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, VKS sẽ xem xét, quyết định việc thay thế (theo Mẫu số 42/HS ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao). Trường hợp VKS ban hành Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn thì tại Quyết định này đã có nội dung về việc thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lĩnh, do đó, Cơ quan điều tra không phải ban hành thêm Quyết định bảo lĩnh rồi làm thủ tục đề nghị phê chuẩn mà thực hiện theo Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn của VKS đã ban hành.

- Trường hợp bị can có thể bị tạm giam (bị can chưa bị tạm giam) nhưng có đủ điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh:

Trong trường hợp này việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh được thực hiện theo Điều 121 BLTTHS, Điều 21 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTC- BCA-BQP, theo đó, trường hợp bị can có thể bị tạm giam (bị can chưa bị tạm giam) nhưng có đủ điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh thì Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh, sau đó chuyển kèm theo các tài liệu, chứng cứ thể hiện lý do, căn cứ áp dụng biện pháp bảo lĩnh để đề nghị VKS có thẩm quyền phê chuẩn. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, VKS xem xét việc phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh (theo Mẫu số 43/HS và Mẫu số 44/HS ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao).

Câu trả lời có tính chất tham khảo.

BBT

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Sử dụng lệnh tạm giam hay lệnh bắt bị can để tạm giam? 12/08/2024
2 Thời hạn tối đa khi ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn 08/08/2024
3 Người phạm tội là phụ nữ có thai 08/08/2024
4 Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 08/08/2024
5 Khởi kiện yêu cầu huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 07/08/2024
6 Về việc cấp biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm 27/06/2024
7 Trợ cấp thôi việc 24/06/2024
8 Bổi thường chấm dứt hợp đồng lao động 24/06/2024
9 Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ 14/06/2024
10 Xác định tư cách tham gia tố tụng 23/05/2024