CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hỏi đáp trực tuyến

Ông ngoại có thể ngăn cấm bố đón con về thăm ông bà nội sau khi hai vợ chồng ly hôn?

Người gửi: Phùng Đức Khanh
Mình và vợ đã ly hôn, con mình 25 tháng tuổi nên phải để mẹ trực tiếp chăm sóc theo quy định của pháp luật. Từ khi con về sống với mẹ và ông bà ngoại, ông ngoại cháu không cho phép tôi đến đưa con về thăm ông bà bên nội. Tết tôi xin phép đón con về ăn tết cùng ông bà nội và anh em họ hàng bên nội của cháu nhưng ông ngoại của cháu ngăn cấm. Tôi xin hỏi là liệu việc tôi xin đón cháu về những dịp như vậy là có chính đáng không? Hành vi ngăn cản con cháu được về với gia đình nội của ông ngoại cháu có đúng không? Xin cảm ơn!

Câu trả lời

Sau khi ly hôn, vợ bạn trực tiếp chăm sóc con 25 tháng tuổi nên được xem là người trực tiếp nuôi con, còn bạn được xem là người không trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Theo điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau là hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, nếu việc đưa cháu về thăm ông bà bên nội và đón Tết cùng bên nội là đúng theo thỏa thuận của hai vợ chồng, không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì việc làm của bạn là hoàn toàn chính đáng để bạn thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của mình theo đúng quy định pháp luật.
Nếu việc đưa cháu về thăm ông bà bên nội của bạn là chính đáng, hành vi ngăn cản cháu được về với gia đình nội của ông ngoại cháu là một hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị xử phạt theo Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau”.

Ban Biên tập

Các câu hỏi khác

STT Câu hỏi Ngày hỏi Câu trả lời
1 Khi nào Công an được kiểm tra hành chính đột xuất nhà nghỉ, khách sạn ? 20/05/2020
2 Là cán bộ Kiểm sát có được nhận ủy quyền trong tố tụng dân sự không ? 20/05/2020
3 Xử phạt hoạt động cho vay nặng lãi 20/05/2020
4 Người phụ nữ có nghĩa vụ trả nợ cho người đàn ông khi sống chung với nhau như vợ chồng hay không ? 20/05/2020
5 Áp dụng tiền sự làm tình tiết định tội trộm cắp tài sản hay không? 20/05/2020
6 Phân biệt tin báo, tố giác tội phạm 20/05/2020
7 Ký hợp đồng bán đất trong lúc bị lừa chuốc say 20/05/2020
8 Khi áp dụng khoản 3 Điều 29 BLHS, có bắt buộc phải khởi tố bị can không? 20/05/2020
9 Xác định tính hợp pháp của di chúc bằng miệng 20/05/2020
10 Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người 20/05/2020