Hành vi của A có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của B trị giá 6 triệu đồng. A biết rõ chiếc ví của B vì trong ví có giấy tờ mang tên B cùng số tiền trên. Tuy nhiên, A phát hiện chiếc ví nằm trên ghế, không phải chỗ đựng tiền của quầy bán quần áo trong lúc B đang nằm ngủ ở lán bên cạnh. Do đó, loại trừ dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản vì không có dấu hiệu lén lút trộm tài sản đối với chủ sở hữu, loại trừ tội lừa đảo, công nhiên chiếm đoạt tài sản.
B giao cửa hàng cho A nhưng không giao cụ thể tất cả gian hàng bán quần áo hay các đồ đạc cụ thể nào. Hơn nữa, A không gian dối, không bỏ trốn và đã trả lại đầy đủ tài sản cho B, B cũng đồng ý bãi nại. Vì vậy, không có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Dấu hiệu về tội chiếm giữ hoặc sử dụng trái phép tài sản đều lần lượt có mức định lượng từ 10 triệu đồng và 100 triệu (Điều 176, 177 BLHS năm 2015) nên hành vi của A không cấu thành các tội này.
Như vậy, hành vi của A chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong BLHS năm 2015. A bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác theo điểm e khoản 2 Điều 15 Nghị định số 167/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Vụ 2, VKSND tối cao