VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 909/VKSTC-VP
V/v quản lý, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2013
|
Kính gửi:
|
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;
- Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
|
Văn phòng VKSND tối cao gửi đến các đơn vị Quyết định số 122/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao về sửa đổi, bổ sung Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân (Ban hành theo quyết định 379/QĐ-VKSTC ngày 13/7/2012) và Quyết định số 121/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao về sửa đổi, bổ sung Hệ thống biểu mẫu báo cáo tổng hợp và Hướng dẫn xây dựng báo cáo trong ngành Kiểm sát nhân dân (Ban hành theo quyết định 515/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2012); Mẫu sổ quản lý vi phạm trong hoạt động tư pháp và các biểu phụ lục thống kê kèm theo các báo cáo 6 tháng, 12 tháng để các đơn vị tổ chức thực hiện tốt Hướng dẫn số 02/HD-VKSTC-VP ngày 09/01/2013 của VKSND tối cao về việc quản lý, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp (gửi qua hộp thư điện tử của các đơn vị và đăng trên Trang tin VKSND tối cao).
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao, yêu cầu các đơn vị trong toàn Ngành thực hiện các nội dung sau:
1. Các đơn vị nghiệp vụ kiểm sát (trực thuộc VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh), Viện kiểm sát cấp huyện phải mở sổ và phân công cán bộ theo dõi, quản lý vi phạm trong hoạt động tư pháp. Quy định cụ thể việc phối hợp trong đơn vị để tiếp nhận, cập nhật sổ, theo dõi việc giải quyết vi phạm, trả lời kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát và báo cáo theo quy định.
2. Căn cứ vào lĩnh vực kiểm sát và thực tiễn hoạt động, các đơn vị quyết định việc mở các loại sổ quản lý tình hình vi phạm trong hoạt động tư pháp nhưng nội dung cột mục trong sổ theo hướng dẫn của VKSND tối cao (có mẫu sổ kèm theo).
Những vi phạm trong hoạt động tư pháp được xác định để cập nhật vào sổ theo dõi phải có tài liệu, căn cứ để xác định vi phạm. Đối với những vi phạm mang tính nhỏ, lẻ, nhất thời, không gây hậu quả hoặc hậu quả không lớn khắc phục được ngay thông qua việc trao đổi, nhắc nhở trực tiếp với cơ quan tư pháp, cán bộ tư pháp thì không đưa vào sổ theo dõi.
Trên cơ sở theo dõi, quản lý xác định những vi phạm nghiêm trọng, vi phạm xảy ra thường xuyên, có tính phổ biến, chậm được khắc phục, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát ban hành văn bản yêu cầu cơ quan tư pháp giải quyết, khắc phục (kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu).
Định kỳ 6 tháng, 12 tháng, Viện kiểm sát cấp huyện, cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp xây dựng và ban hành thông báo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý được giao.
3. Định kỳ hàng tháng (trong báo cáo kết quả công tác kiểm sát hàng tháng), 6 tháng, 12 tháng các đơn vị báo cáo tình hình vi phạm trong các hoạt động tư pháp. Hình thức báo cáo, thời điểm, thời gian, mẫu báo cáo và việc gửi báo cáo theo các Quyết định số 122/QĐ-VKSTC, Quyết định số 121/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu trên.
Nhận được công văn này, đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện, đảm bảo việc quản lý chặt chẽ, báo cáo đầy đủ tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp.
Nơi nhận:
- Các đ/c lãnh đạo VKSND tối cao;
- Các đơn vị nghiệp vụ VKSND tối cao;
- Viện kiểm sát quân sự Trung ưng;
- VKSND cấp tỉnh;
- Lưu: VT- TH.
|
TL. VIỆN TRƯỞNG
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Minh Quang
|
MẪU SỔ
1- Về tên gọi: SỔ QUẢN LÝ TÌNH HÌNH VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG
…. (hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, hoạt động thi hành án...)
2- Về cột mục: Mỗi sổ cần thiết có các cột mục cơ bản sau:
STT
|
Ngày, tháng cập nhật
|
Hoạt động tư pháp có vi phạm
|
Nội dung vi phạm
|
Cơ quan, cá nhân có vi phạm
|
Biện pháp tác động của Viện kiểm sát
|
Kết quả thực hiện
|
Tài liệu, căn cứ xác định vi phạm
|
Cán bộ, KSV phát hiện, đề xuất
|
|
|
|
|
|
Kháng nghị
|
Kiến nghị
|
Yêu cầu
|
Biện pháp khác
|
Chấp nhận
|
Chấp nhận một phần
|
Không chấp nhận
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
Sổ gồm các cột mục chính sau:
Cột 1: Số thứ tự;
Cột 2: Ngày tháng năm cập nhật vi phạm;
Cột 3: Hoạt động tư pháp vi phạm (căn cứ vào Hướng dẫn 02);
Cột 4: Nội dung vi phạm (các dạng vi phạm vi phạm theo phụ lục báo cáo);
Cột 5: Cơ quan, cá nhân vi phạm (cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp, cơ quan khác; cán bộ có chức danh tư pháp…);
Cột 6 : Các biện pháp tác động của Viện kiểm sát (gồm các tiểu mục: Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, biện pháp khác), ghi rõ Số, ngày kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu;
Cột 7: Kết quả thực hiện (gồm các tiểu mục: Kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, biện pháp khác), Số ngày tháng, năm văn bản tiếp thu thực hiện, không thực hiện. Lý do không thực hiện;
Cột 8: cán bộ, Kiểm sát viên được phân công trực tiếp kiểm sát;
Cột 9: Tài liệu xác định vi phạm (nếu có).