CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tăng cường chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm

11/07/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Ngay từ đầu năm, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo sát sao và tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành và Kế hoạch số 03/KH-VKS-VP ngày 05/01/2012 của Viện kiểm sát tỉnh; tiếp tục đổi mới kiện toàn diện công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành; nâng cao chất lượng các khâu công tác nghiệp vụ. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm 2012 toàn ngành Kiểm sát tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương; không để xảy ra việc điều tra, truy tố, xét xử oan, sai; kịp thời kháng nghị, kiến nghị các bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm; đẩy mạnh các hoạt động và tiếp tục tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp...
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk tăng cường chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm
 
Ngay từ đầu năm, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo sát sao và tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành và Kế hoạch số 03/KH-VKS-VP ngày 05/01/2012 của Viện kiểm sát tỉnh; tiếp tục đổi mới kiện toàn diện công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành; nâng cao chất lượng các khâu công tác nghiệp vụ. Chính vì vậy, 6 tháng đầu năm 2012 toàn ngành Kiểm sát tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương; không để xảy ra việc điều tra, truy tố, xét xử oan, sai; kịp thời kháng nghị, kiến nghị các bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm; đẩy mạnh các hoạt động và tiếp tục tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về của năm 2012 về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự là “Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa”; trong Kế hoạch công tác năm 2012 của đơn vị lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã yêu cầu “Để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án hình sự mà trọng tâm là nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, các Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố phải nghiên cứu nắm chắc hồ sơ vụ án, xây dựng dự thảo luận tội, đề cương xét hỏi, đề cương tranh luận có chất lượng để chuẩn bị cho việc tham gia xét xử và tranh luận tại phiên tòa … trong năm, các phòng 1, 1A, 2, 3 và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện phải phối hợp với Tòa án tổ chức các phiên tòa có tính chất điển hình để rút kinh nghiệm,…”
Qua công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Viện kiểm sát tỉnh cũng như qua kiểm tra nghiệp vụ 6 tháng đầu năm 2012 ở một số Viện kiểm sát cấp huyện, xét thấy công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự sơ thẩm của các đơn vị ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu nói trên; các bản luận tội có chất lượng tốt và có sức thuyết phục hơn, phương pháp, kỹ năng đối đáp của Kiểm sát viên cũng được chú trọng và có nhiều đổi mới, tiến bộ khắc phục cơ bản việc sử dụng lời lẽ “đao to búa lớn”, thái độ gay gắt và hiện tượng suy diễn, cường điệu hóa trong luận tội và đối đáp. Tuy nhiên vẫn còn có một số trường hợp do không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án nên dự thảo luận tội chưa được Kiểm sát viên chuẩn bị kỹ; nội dung một số bản luận tội chưa đạt yêu cầu; chủ yếu vẫn còn là nêu diễn biến vụ án, mô tả lại hành vi phạm tội của bị cáo hay nói cách khác là nêu lại nội dung của bản Cáo trạng mà chưa có sự phân tích, đánh giá, viện dẫn chứng cứ để chứng minh, bảo vệ quan điểm truy tố; một số Kiểm sát viên không xây dựng hoặc xây dựng để xương xét hỏi, dự kiến tình huống xảy ra tại phiên tòa còn mang tính đối phó.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do một số Kiểm sát viên còn chủ quan cho rằng đã thực hiện “thông khâu”, đã kiểm sát điều tra ngay từ đầu nên không cần nghiên cứu lại hồ sơ vụ án. Bên cạnh đó một phần là hạn chế về năng lực của Kiểm sát viên trong nghiên cứu, đánh giá các chứng cứ chưa hệ thống, liên kết hoặc phân loại toàn bộ chứng cứ để làm cơ sở cho việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa. Lãnh đạo một số đơn vị còn coi nhẹ công tác này, “khoán trắng” cho Kiểm sát viên mà chưa kiểm tra hướng dẫn, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt,…
Để nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sơ thẩm, ngày 03/7/2012 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành văn bản số 506/VKS-P3 yêu cầu các đồng chí trưởng phòng 1, 1A, 2, 3 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp huyện thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo giải quyết án hình sự ngay từ khi kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm đến thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và thi hành án. Trong quá trình chỉ đạo, Lãnh đạo đơn vị phải kiểm tra hướng dẫn và duyệt các yêu cầu điều tra, đề cương xét hỏi, đề cương tranh luận và dự thảo luận tội của Kiểm sát viên.
2. Chọn và phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức phiên tòa có tính chất điển hình (có thể kết hợp phiên tòa xét xử lưu động hoặc án điểm) để cán bộ, Kiểm sát viên trong đơn vị rút kinh nghiệm. Trước khi tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm 7 ngày phải có báo cáo bằng văn bản về Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (qua Phòng 3) địa điểm, ngày giờ xét xử, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố tại phiên tòa để Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh tham dự hoặc cử Kiểm sát viên cùng tham dự rút kinh nghiệm.
3. Sau khi xét xử các vụ án hình sự yêu cầu Kiểm sát viên sao gửi đề cương xét hỏi, đề cương tranh luận, dự thảo luận tội và bút ký phiên tòa cùng với bản sao bản án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (qua Phòng 3) để kiểm tra, theo dõi và rút kinh nghiệm. Nếu cá nhân, đơn vị nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì sẽ được xem xét, đánh giá trong các đợt thi đua.
4. Giao cho Phòng 3 giúp Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc theo dõi, chỉ đạo và tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm ở hai cấp Kiểm sát trong tỉnh về công tác này.
Thúy Hồng
 
Tìm kiếm