CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSNDTC thông báo về kế hoạch và hướng dẫn xây dựng báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012

28/05/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Căn cứ Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm của toàn ngành Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương xây dựng Báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012 như sau...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
                  TỐI CAO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1446/VKSTC-VP
 
V/v:xây dựng Báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2012
 
 
Kính gửi:
- Viện trưởng VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thủ trư­ởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện kiểm sát quân sự Trung ­ương.
 
Căn cứ Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-VKSTC ngày 29/4/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; để có cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm của toàn ngành Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ương xây dựng Báo cáo sơ kết công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nêu trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 01/01/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2012; Kết luận chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao tại Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2012; những kết quả đạt được trong từng lĩnh vực công tác; những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục; đề xuất nhiệm vụ, biện pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2012.
2. Yêu cầu 
- Các đơn vị báo cáo rõ kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với nhiệm vụ đặt ra trong cả năm 2012. Nội dung báo cáo phải bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm đã nêu trong Chỉ thị số 01/CT-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao, chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị, để đánh giá đúng mức độ hoàn thành nhiệm vụtrong từng lĩnh vực công tác; nêu những cách làm mới, hiệu quả so với các năm trước; có nhận định, đánh giá sâu những kết quả nổi bật và những mặt còn hạn chế, yếu kém trong 6 tháng đầu năm 2012; những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ; phân tích nguyên nhân, đồng thời nêu ra những giải pháp đó áp dụng và đề xuất kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc...
- Đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, việc báo cáo kết quả công tác của đơn vị gắn với đánh giá kết quả công tác chung của toàn Ngành thuộc lĩnh vực đơn vị phụ trách; nêu rõ những Viện kiểm sát địa phương điển hình làm tốt và Viện kiểm sát chưa làm tốt để rút kinh nghiệm; phân tích, đánh giá việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Đối với các Viện kiểm sát địa phương báo cáo đầy đủ kết quả công việc đó hoàn thành, có so sánh với cùng kỳ năm trước (kèm theo số liệu, dẫn chứng cụ thể); những công việc đang tiếp tục tiến hành hoặc phải chuyển sang 6 tháng cuối năm. Báo cáo rõ những khó khăn, vướng mắc về quản lý, chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; công tác chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của các đơn vị thuộc VKSND tối cao đối với Viện kiểm sát địa phương, trong đó chỉ ra những mặt được, chưa được và đề xuất giải pháp khắc phục, những kiến nghị với VKSND tối cao.
- Ngoài các chỉ tiêu thống kê theo quy định, các đơn vị báo cáo cụ thể một số kết quả, chỉ tiêu cơ bản về công tác nghiệp vụ (nêu trong phụ lục gửi kèm Hướng dẫn này) của đơn vị mình. Cục Thống kê tội phạm căn cứ nội dung của hướng dẫn này yêu cầu Viện kiểm sát các cấp báo cáo bổ sung số liệu có liên quan để làm cơ sở phân tích đầy đủ, toàn diện và đánh giá kết quả các mặt công tác của Ngành; đồng thời, tổng hợp chung vào Báo cáo thống kê 6 tháng của toàn Ngành.  
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
 Quá trình xây dựng báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, các đơn vị cần lưu ý một số vấn đề sau:
1. Về kiểm điểm đánh giá kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (nêu rõ những chỉ tiêu công tác đạt được)
- Qua việc tổng hợp, phân tích tội phạm đã khởi tố 6 tháng đầu năm 2012, nêu những diễn biến mới (loại tội, thủ đoạn, tính chất, hậu quả) của tình hình tội phạm trong các lĩnh vực; nêu một số vụ án điển hình khởi tố trong thời điểm báo cáo. Đánh giá nguyên nhân của tình hình tội phạm.
Các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, của các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra; tiến độ, kết quả và các chỉ tiêu đã đạt trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Việc phối hợp triển khai và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giải quyết án nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và kết quả thực hiện; việc quản lý án đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra; các trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Toà án xét xử tuyên không phạm tội. Đánh giá công tác quản lý, kiểm sát bản án, quyết định của Toà án; chất lượng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự.
Kết quả phối hợp với Tòa án các cấp tổ chức các phiên toà rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà; việc giải quyết các vụ án trọng điểm, các vụ án dư luận xã hội quan tâm, các vụ án có khiếu kiện gay gắt, kéo dài… 
- Hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương; kết quả công tác tiếp nhận, thu thập, quản lý, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm và những giải pháp nâng cao chất lượng điều tra các vụ án thuộc thẩm quyền; công tác tổng hợp, phát hiện vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tư pháp nhằm kiến nghị yêu cầu khắc phục và tăng cường các biện pháp phòng ngừa vi phạm, tội phạm.
- Kiến nghị Cơ quan điều tra, Tòa án các cấp khắc phục vi phạm trong điều tra, xét xử các vụ án hình sự; kiến nghị cơ quan Nhà nước, đơn vị khắc phục nguyên nhân, điều kiện để xảy ra tội phạm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
 - Kết quả công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; kiểm sát thi hành án hình sự; việc triển khai thực hiện Luật thi hành án hình sự trong ngành Kiểm sát nhân dân; những thuận lợi, khó khăn, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các công tác này.
- Kết quả công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật; công tác kháng nghị, kiến nghị, chất lượng, hiệu quả của công tác này. Việc triển khai thực hiện Luật tố tụng hành chính và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.   
- Nêu các biện pháp tăng cường công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp. Chú ý nêu rõ công tác kiểm sát việc xác minh, phân loại điều kiện thi hành án, kiểm sát việc tổ chức thi hành đối với những việc có điều kiện; kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự, kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp của các cơ quan tư pháp.
2. Về công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là việc quán triệt, học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4; kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị; tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 theo kế hoạch và hướng dẫn của Uỷ ban sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Những nhiệm vụ chính trị quan trọng khác.
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong toàn Ngành; việc triển khai cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh; kỷ cương và trách nhiệm” ; việc chăm lo giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng kiến thức mọi mặt, đề cao trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên trong ngành Kiểm sát.
- Việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại các đơn vị thuộc VKSND tối cao và VKSND cấp tỉnh; công tác điều động, luân chuyển cán bộ; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân các cấp giai đoạn 2010-2015 và quy hoạch giai đoạn 2016-2020.
- Công tác xét đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên Viện kiểm sát các cấp, triển khai thực hiện theo Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung); triển khai kế hoạch tuyển dụng cán bộ theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho ngành Kiểm sát. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, Chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Công tác nghiên cứu khoa học; xây dựng, hướng dẫn áp dụng pháp luật; xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế công tác trong Ngành, quy chế phối hợp công tác giữa Viện kiểm sát với các cơ quan hữu quan; sơ kết, tổng kết chuyên đề nghiệp vụ, phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.  
- Sự lãnh đạo của Cấp uỷ đảng địa phương đối với Viện kiểm sát nhân dân, quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương.    
- Kết quả công tác quan hệ hợp tác quốc tế; triển khai thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước, các dự án, cam kết, thỏa thuận tại các Hội nghị quốc tế; kết quả thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự; công tác phối hợp giữa Viện kiểm sát với các ngành hữu quan trong thực hiện Luật tương trợ tư pháp. 
- Các biện pháp đổi mới trong quản lý, chỉ đạo điều hành của Viện kiểm sát các cấp, về: công tác tham mưu tổng hợp, chấp hành Quy chế về thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân; công tác thống kê và áp dụng công nghệ thông tin; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, tổng kết thực tiễn; công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ, về quản lý cán bộ, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản, kinh phí...  
- Việc phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác. Việc triển khai thực hiện những giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
- Công tác tổ chức hoạt động, thông tin, tuyên truyền của Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật và Trang tin điện tử của Ngành.
3. Đề xuất các nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành Kiểm sát nhân dân 6 tháng cuối năm 2012
Căn cứ tình hình, kết quả, tiến độ thực hiện công tác kiểm sát 6 tháng đầu năm 2012, trên cơ sở các chỉ tiêu, chương trình, kế hoạch năm đã đề ra, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát các cấp đề xuất những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2012 ở từng lĩnh vực công tác; xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có hiệu quả, mang tính đột phá để hoàn thành kế hoạnh công tác chung của toàn Ngành trong năm 2012.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 -Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện kiểm sát quân sự Trung ­ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Viện kiểm sát cấp dưới xây dựng báo cáo đầy đủ những yêu cầu nêu trong hướng dẫn này và những nội dung khác thấy cần thiết.
- Thời điểm đánh giá kết quả công tác và lấy số liệu xây dựng báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2012: Từ ngày 1/12/2011 đến 31/5/2012
- Báo cáo của Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (PhòngTổng hợp) chậm nhất là ngày 10/6/2012; các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương, chậm nhất là ngày 12/6/2012.
- Báo cáo thống kê của Cục Thống kê tội phạm gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (PhòngTổng hợp) chậm nhất là ngày 12/6/2012.
- Dự thảo Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2012 của Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoàn thành trước ngày 15/6/2012.
Nhận được hướng dẫn này, yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trư­ởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự Trung ương tổ chức thực hiện đảm bảo báo cáo chất lượng và gửi về Viện kiểm sát nhân dân tối cao đúng thời gian quy định./.
  
 Nơi nhận:                                                                
- Như trên (để thực hiện);                                
- Các đ/c lãnh đạo VKSNDTC ;
- Lưu: VT, TH.
 
KT.VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
 
 
 (Đã ký)
 

 

Hoàng Nghĩa Mai

 
Tìm kiếm