Luật sư đề nghị đưa dự án nước Sông Đà vào mục "dùng công nghệ mới" nhưng VKS bác bỏ ống composite cốt sợi thủy tinh không thuộc mục áp dụng tiến bộ KHKT.
Luật sư đề nghị đưa dự án nước Sông Đà vào mục "dùng công nghệ mới" nhưng VKS bác bỏ ống composite cốt sợi thủy tinh không thuộc mục áp dụng tiến bộ KHKT.
Chiều 9/3, phiên xét xử vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan sự việc 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội tiếp tục với phần đối đáp của Viện Kiểm sát.
Viện kiểm sát đối đáp
Về biên bản giám định, VKS cho rằng: Bộ Xây dựng đã giao cho Cục giám định thực hiện các quy định giám định, tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan cảnh sát điều tra đã trưng cầu giám định của Bộ Xây dựng, trong đó có giám định nguyên nhân vỡ ống. Theo hồ sơ vụ án, cơ quan điều tra đã thu thập hồ sơ và cung cấp, phục vụ cho công tác giám định.
Viện kiểm sát đối đáp
Trong quá trình giám định có giám định về mẫu đất, kết cấu vật liệu thi công tại hiện trường… Sau khi giám định, Bộ Xây dựng có kết luận giám định tư pháp về nguyên nhân chính gây vỡ tuyến ống là do chất lượng ống không đảm bảo, không có cơ sở xác định độ bền ống 50 năm.
Từ phân tích nêu trên, Cơ quan điều tra đã có đủ căn cứ xác định về các lần vỡ ống, nguyên nhân do chất lượng ống không đảm bảo.
Về nội dung luật sư cho rằng, tiêu chuẩn ANSI/AWWA C950 – 01 là tiêu chuẩn nước ngoài, sử dụng công nghệ mới, quan điểm của VKS như sau: Tiêu chuẩn ANSI/AWWA C950 – 01 là do chủ đầu tư phê duyệt áp dụng vào ngày 15/4/2004.
Theo các luật sư, ống composite cốt sợi thủy tinh là vật liệu áp dụng công nghệ mới. Về điều này, VKS cho rằng, Bộ KH&CN đã có văn bản nêu rõ ống composite cốt sợi thủy tinh không nằm trong danh mục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Qua đó cho thấy, cáo trạng truy tố các bị cáo là đủ căn cứ.
Viện Kiểm sát xác định, các bị cáo Hoàng Thế Trung (Cựu giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội), Trương Trần Hiển (cựu Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội) đã ký 73 biên bản….. như cáo trạng đã nêu. Trong đó, hai bị cáo này chịu trách nhiệm toàn bộ tuyến ống truyền tải nước bị vỡ 18 lần với 23 cây ống bị vỡ. Đối với bị cáo Khải, đã ký xác nhận nghiệm thu chất lượng thiết bị và để xảy ra vụ án làm vỡ ống với 21 cây ống bị vỡ.
Đối với nhóm các bị cáo thuộc công ty sản xuất ống, về Trần Cao Bằng (cựu giám đốc ống sợi thủy tinh Vinaconex) là đơn vị được chỉ định nhà thầu sản xuất, cung cấp ống cốt sợi thủy tinh cho dự án cấp nước sông Đà. Bị cáo đại diện cho công ty công bố, cam kết tiêu chuẩn ASI/AWA theo tiêu chuẩn của Mỹ và Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Tây. Bị cáo đã ký hợp đồng số 07 với Ban QLDA để cung cấp ống cho BQLDA.
Tại phụ lục 2 của hợp đồng đã thiếu hai chỉ tiêu tiêu chuẩn của ASI/AWA. Tại phiên tòa, bị cáo xác nhận chịu trách nhiệm từ khi ký hợp đồng đến khi tổ chức sản xuất, lắp đặt… nhưng vẫn cố tình bỏ qua hai chỉ tiêu về độ biến dạng ống cứng vòng dài hạn và áp xuất thiết kế thủy lực dài hạn. Bị cáo xác định, trách nhiệm này thuộc tổ tư vấn thiết kế là không đúng. Bị cáo đã ký 73 biên bản nghiệm thu cung cấp ống...(như cáo trạng) đã đạt chất lượng với đại diện chủ đầu tư.
Bị cáo Vũ Thanh Hải (cựu Trưởng phòng sản xuất, cựu Quản đốc phân xưởng, cựu PGĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) được bổ nhiệm trưởng phòng sản xuất… Với nhiệm vụ triển khai hoạt động sản xuất ống composite, bị cáo biết tiêu chuẩn ASI/AWA của Mỹ có 7 chỉ tiêu nhưng bị cáo vẫn tiến hành sản xuất với 5 chỉ tiêu.
Bị cáo Hải đã cùng với bị cáo Bằng với tư cách là nhà thầu sản xuất cung cấp ống ký xác nhận hơn 3.000 sản phẩm ống composite và phụ kiển đủ tiêu chuẩn dẫn đến hậu quả 18 lần bị vỡ với 23 cây ống.
Theo VKS, hành vi của các bị cáo này đã vi phạm quy định về pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999 và Luật xây dựng 2003.
Với vai trò là trưởng đoàn, bị cáo Đỗ Đình Trì (cựu cán bộ Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà – Hà Nội) có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thực hiện giám sát việc thi công lắp đặt tuyến ống. Trong đó, bị cáo Trì chịu trách nhiệm toàn bộ về việc 18 lần vỡ ống với 23 cây ống bị vỡ, bị cáo Thống chịu trách nhiệm về 9 lần vỡ ống với 13 cây ống bị vỡ, bị cáo Quân chịu trách nhiệm 7 lần vỡ ống với 7 cây ống bị vỡ, bị cáo Hùng chịu trách nhiệm 3 lần vỡ ống với 3 cây ống bị vỡ.
Hành vi của các bị cáo trong nhóm tư vấn giám sát đã vi phạm quy định tại luật Xây dựng năm 2003.
Luật sư đề nghị xem xét bối cảnh lịch sử
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng, cần xem xét sự việc trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm.
Thời điểm đó, dự án nước Sông Đà xây dựng, hoàn thành đã giải quyết phần nào bức xúc về xã hội dân sinh về nước sinh hoạt nói chung của Hà Nội – và các vùng phụ cận nói riêng.
Việc nghiên cứu khai thác mạch nước ngầm ở thời điểm đó không khả thi vì nhiều hạn chế, nghiên cứu khai thác mặt sông Hồng cũng không khả thi. Trong khi đó, việc nghiên cứu khai thác mặt Sông Đà khả thi và giải quyết được nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, quá trình thực hiện ban quản lý dự án đối mặt với Các khó khăn trở ngại như vốn đầu tư, Công nghệ, năng lực kinh nghiệm, thời gian.
Tuy nhiên, Công ty Vinaconex là một đơn vị không có chức năng nhiệm vụ phải giải quyết khó khăn trên nhưng đã tự nguyện vào cuộc để xây dựng dự án “khai thác nước mặt Sông Đà”.
Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư theo hình thức BOO - xây dựng - kinh doanh - sở hữu (sử dụng vốn tự có, vốn huy động do doanh nghiệp tự thu xếp và vay của các tổ chức tín dụng).
Dự án triển khai vào năm 2004, nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2009 đã đóng góp một lượng lớn công suất cấp nước cho Thủ đô Hà Nội. Dự án hỗ trợ tích cực cho các nhà máy nước ngầm, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho người dân Thủ đô.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo nêu quan điểm: Căn cứ các nghị định hướng dẫn định hướng chính sách “khuyến khích nghiên cứu thử nghiệm áp dụng khoa học công nghệ mới do Chính phủ ban hành”, xác định đây là dự án thuộc trường hợp áp dụng công nghệ mới nên đề nghị áp dụng điều 25 – BLHS “Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... thì không phải là tội phạm”./.
Theo Lê Tùng/VOV.VN