Vừa qua, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tỉnh Phú Yên giải quyết vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế theo pháp luật” giữa nguyên đơn Võ Thị Liêm và bị đơn Võ Văn Dư; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Võ Thị Chiên, Võ Thị Tám, Võ Thị Mười, Võ Thị Thãi, Tô Thị Duyên, Võ Thị Mai Liên, Võ Thị Kiều Hoan, Võ Văn Toàn có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bị cấp phúc thẩm hủy án...
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên rút kinh nghiệm giải quyết án dân sự
Vừa qua, Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm tỉnh Phú Yên giải quyết vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế theo pháp luật” giữa nguyên đơn Võ Thị Liêm và bị đơn Võ Văn Dư; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Võ Thị Chiên, Võ Thị Tám, Võ Thị Mười, Võ Thị Thãi, Tô Thị Duyên, Võ Thị Mai Liên, Võ Thị Kiều Hoan, Võ Văn Toàn có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bị cấp phúc thẩm hủy án, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ban hành thông báo đến VKSND cấp huyện để rút kinh nghiệm chung nhằm nâng cao công tác kiểm sát giải quyết vụ án, chú ý thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trang tin điện tử VKSND tối cao trích đăng để bạn đọc tham khảo:
Ông Võ Mẫn chết năm 2004, bà Bùi Thị Thã chết năm 2011 để lại tài sản nhà và đất 1.217m2, tọa lạc tại thửa 43, tờ bản đồ số 325B, thôn Đông Lộc, Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Ông Mẫn, bà Thã sinh được 7 người con, gồm: Võ Thị Cần (chết năm 1972, có hai người con là Nguyễn Hữu Nhơn và Nguyễn Hữu Trung), Võ Thị Liêm, Võ Thị Chiên, Võ Thị Tám, Võ Thị Mười, Võ Văn Dư, Võ Văn Thãi (bị câm điếc bẩm sinh). Cả hai ông bà không để lại di chúc.
Hiện vợ chồng ông Dư, bà Duyên đang quản lý, sử dụng 1.158 m2; bàLiêm quản lý, sử dụng 42 m2.
Nguyên đơn bà Võ Thị Liêm khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với 1.217 m2, đồng thời yêu cầu ông Dư, bà Duyên tháo dỡ chuồng bò sau lưng nhà và cây rơm trước mặt nhà bà Liêm đang ở. Bị đơn là ông Võ Văn Dư đồng ý chia di sản thừa kế theo pháp luật đối với phần tài sản của cha mẹ là 200 m2 đất ở, 200 m2 đất dự phòng đất ở và 2/8 của 817m2 đất npông nghiệp và tháo dỡ chuồng bò, cây rơm theo yêu cầu của bà Liêm nếu khi chia thừa kế quyền sử dụng đất các tài sản này của vợ chống ông Dư nằm trên vị trí đất của bà Liêm được hưởng thừa kế. Các người có quyền nghĩa vụ liên quan yêu cầu chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Ngoài ra, trên đất còn có nhà và các tài sản khác nhưng các đương sự không yêu cầu chia.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 17/2015/DSST ngày 04/11/2015 của Tòa án nhân dân huyện Phú Hòa đã áp dụng Điều 674, 685 Bộ luật dân sự chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn được chia thừa kế tài sản của ông Mẫn, bà Thã. Giao cho bà Liêm, ông Dự, bà Chiên, bà Tám, bà Mười, ông Thãi (do vợ chồng ông Dư, bà Duyên đại diện), mỗi người được quyền sử dụng 33,3m2 đất ở; 33,3m2 đất quy hoạch và 34m2 đất hàng năm khác.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ông Dư kháng cáo không đồng ý chia di sản thừa kế diện tích đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình ông.
Án phúc thẩm số 27/2016/DSPT ngày 22/4/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xử hủy bản án sơ thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân Phú Hòa giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung.
Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng: Cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ pháp luật là chia thừa kế theo phápl uật, bà Cần có hai người con là ông Nguyễn Hữu Nhơn, Nguyễn Hữu Trung thừa kế thế vị, nhưng Tòa không đưa ông Nhơn và ông Trung vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và ngghĩa vụ liên quan và không chia thừa kế thế vị cho họ trong khi họ yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật. tại Tòa bị đơn cũng đề nghị đưa hai con của bà Cần vào tham gia tố tụng.
Về thời hiệu thừa kế: Cụ Mẫn chết ngày 12/6/2004, thừa kế được mở lần thứ nhất. Cụ Thã chết ngày 11/02/2011 thừa kế được mở lần thứ 2 nhưng cấp sơ thẩm chưa xem xét làm rõ di sản thừa kế được phân chia qua các lần mở thừa kế cụ thể như thế nào. Ngày 07/11/2014, bà Liêm khởi kiện yêu cầu khởi kiện chia di sản thừa kế theo pháp luật thì thời hiệu chia di sản thừa kế của cụ Mẫn đã hết nên chuyển thành tài sản chung và phải xem xét, giải quyết theo Nghị quyết số 02/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC để xem xét cho phù hợp.
Mặt khác, nội dung giao chia đất chưa rõ rang, không có sơ đồ hiện trạng cụ thể, nhu cầu sử dụng đất và hạn mức tách thửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. Tại phiên tòa phúc thẩm, hai con của bà Cần là ông Nhơn và ông Trung là người thừa kế thế vị đều yêu cầu được chia và giao lại cho ông Dư dùng vào việc thờ cúng, nếu chia thì tước quyền kháng cáo của đương sự.
Những vi phạm nêu trên của cấp sơ thẩm cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên phải hủy án sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục chung.