CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 12/02/2016 đến ngày 18/02/2016

19/02/2016
Cỡ chữ:   Tương phản
1. Báo Pháp luật Việt Nam số 48 ngày 17/02/2016 có bài “Thêm một nữ tử tù mang thai trong thời gian biệt giam” của tác giả Tiến Nam và Báo Tiền Phong số 47 ngày 16/02/2016 có bài “Nữ tử tù chi 50 triệu mua tinh trùng trong trại giam” của tác giả L.D. Nội dung:..

Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao về các tin báo chí nêu có liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 12/02/2016 đến ngày 18/02/2016
1. Báo Pháp luật Việt Nam số 48 ngày 17/02/2016 có bài “Thêm một nữ tử tù mang thai trong thời gian biệt giam” của tác giả Tiến Namvà Báo Tiền Phong số 47 ngày 16/02/2016có bài “Nữ tử tù chi 50 triệu mua tinh trùng trong trại giam” của tác giả L.D. Nội dung: Ngày 15/02/2015, Cơ quan chức năng cho biết đã đình chỉ công tác 4 cán bộ thuộc một trại tạm giam ở tỉnh Quảng Ninh vì  thiếu trách nhiệm để xảy ra việc phạm nhân Nguyễn Thị Huệ, sinh 1974 ở Lạng Sơn, bị kết án tử hình vào tháng 6/2014 về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Trong thời gian bị giam giữ Huệ đã làm quen và nhờ phạm nhân Nguyễn Tuấn Hưng, sinh năm 1989 giúp Huệ mang thai với giá 50 triệu đồng. Tháng 8/2015, Hưng đã 2 lần lấy tinh trùng của mình cho vào túi ni lon kèm theo bơm kim tiêm để vào một chỗ 2 bên đã hẹn trước sau đó Huệ lấy về mang bơm vào âm đạo của mình. Khi Công an và VKSND tỉnh Quảng Ninh phát hiện thì Huệ đã mang thai hơn 25 tuần và thời gian dự sinh vào tháng 4/2016. Nhiều báo khác phát hành trong tuần cũng đưa tin về vụ, việc này.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Ninh kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 8, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
2. Báo Tiền Phong số 47, 48, 49 ra các  ngày 16, 17 và 18/02/2016có bài  “Mất tích 11 năm sau khi làm việc với Công an” của tác giả Tuấn Nguyễn - Xuân Ân. Nội dung: Tháng 5/2005 tại nhà máy giấy Xương Giang đóng trên địa bàn xã Song Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ mất trộm 2,2 tấn sắt. Ngày 31/5/2005, có 3 cán bộ Công an huyện Yên Dũng là Nguyễn Xuân Tín, Nguyễn Ngọc Toàn và Thân Văn Quân đã về xã Tân An để xác minh vụ việc và có mời anh Nguyễn Văn Triển, sinh năm 1968 trú tại thôn Khôi, xã Tân An (nay là tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân) huyện Yên Dũng về trụ sở Công an xã để làm việc nhưng từ đó đến nay đã 11 năm ông Khôi bị mất tích không rõ nguyên nhân. Theo giải trình của Điều tra viên, Công an huyện không giam giữ anh Triển, sau khi làm việc xong đã cho về. Vụ việc công trường bị mất sắt cũng bị “chìm xuồng”, không điều tra và xử lý được. Công an huyện đã tham gia xác minh nhưng không kết luận được ông Triển còn sống hay đã chết.
Yêu cầu VKSND tỉnh Bắc Giang  kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 2, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
3. Báo Lao động số 36 ngày 18/02/2016có bài “ Hứa chạy việc, Phó giám thị Trại giam “ẵm” 1,5 tỷ đồng của tác giả Hưng Thơ. Nội dung: Tháng 5/2015, ông Cao Văn Xuân là Đại tá, Phó Giám thị Trại giam Nghĩa An đóng tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã đề cập với ông Nguyễn Đăng K, trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là tại trại giam Nghĩa An có một số chỉ tiêu tuyển dụng một số cán bộ nhân viên vào làm việc ở các vị trí kế toán, y tế ,nấu ăn, giữ trẻ với giá ngoại giao, phí là từ 200 đến 300 triệu đồng một suất và khuyên ông K nên lo việc cho các con cháu nếu có nhu cầu. Tin tưởng vào ông Xuân là lãnh đạo trại giam và là người đồng hương cùng quê ở xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nên tháng 5 năm 2015 ông K đã đưa tạm ứng cho cho ông Xuân 1,4 tỷ đồng, tháng 9/2015 đưa thêm 100 triệu đồng để xin việc cho 8 người. Ông Xuân hứa trong vòng 3 tháng sẽ lo xong việc cho các cháu của ông K nhưng sau 3 tháng không có kết quả gì. Khi ông K hỏi, ông Xuân trả lời là Bộ Công an đang xác minh lý lịch vào tháng 12/2015, nhưng hết tháng 12/2015 không có cán bộ nào của Bộ đi xác minh lý lịch. Ông K đến trại giam xác minh thì được biết trại không có chỉ tiêu tuyển cán bộ như ông Xuân nói.  Giám thị Trại giam đã  tổ chức họp Đảng ủy để giải quyết và ông Xuân đã thừa nhận có việc nhận tiền 1,5 tỷ của ông K nhưng đây là tiền vay nên đã nói dối ông K để vay được tiền.
Yêu cầu VKSND tỉnh Quảng Trị  kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
4. Báo Tuổi trẻ  số 41 ngày 18/02/2016có bài “Vụ biến thịt heo nái thành thịt bò: Sẽ xem xét xử lý hình sự.” của tác giả Hoàng Lộc. Nội dung: Ngày 03/02/2016, Chi cục thú ý Tp Hồ Chí Minh bắt quả tang ông Nguyễn Xuân Bính Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bích Hạnh có trụ sở tại số 209/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận 3 Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức cho công nhân ngâm tẩm bột hóa chất metabisulfite không được dùng để bảo quản thịt và huyết bò vào 865 kg thịt lợn nái không có giấy chứng nhận kiểm dịch để biến số thịt lợn này thành thịt bò giao cho các quán phở. Ông Bính cho biết việc làm này được thực hiện từ tháng 11/2015, với số lượng mỗi ngày khoảng 600 kg. Theo ông Nguyễn Khắc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận 3 thì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, lừa dối người tiêu dùng và cần được xem xét để xử lý về hình sự.
Yêu cầu VKSND Tp Hồ Chí Minh kiểm tra lại vụ việc trên, báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 3, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.
TH
Tìm kiếm