CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

VKSND tỉnh Hà Nam thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015

25/06/2015
Cỡ chữ:   Tương phản
Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, căn cứ Kế hoạch số 06-KH/BCS- VKSTC ngày 16/11/2010 của Ban cán sự Đảng VKSND tối cao về thực hiện Chỉ thị 48 trong toàn ngành kiểm sát nhân dân, kế hoạch số 01-KH/TU ngày 01/12/2010 và Chương trình hành động của tỉnh uỷ Hà nam về triển khai thực hiện chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ chính trị, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 380/KH-BCS ngày 27/2/2010 về việc thực hiện chỉ thị số 48CT/TW của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam để tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện...

 VKSND tỉnh Hà Nam thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2011 - 2015

Nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, căn cứ Kế hoạch số 06-KH/BCS- VKSTC ngày 16/11/2010 của Ban cán sự Đảng VKSND tối cao về thực hiện Chỉ thị 48 trong toàn ngành kiểm sát nhân dân, kế hoạch số 01-KH/TU ngày 01/12/2010 và Chương trình hành động của tỉnh uỷ Hà nam về triển khai thực hiện chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ chính trị, Ban cán sự Đảng VKSND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 380/KH-BCS ngày 27/2/2010 về việc thực hiện chỉ thị số 48CT/TW của Bộ Chính trị trong ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam để tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện.
Thực hiện Kế hoạch 130/KH-VKSTC ngày 07/12/2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng Kế hoạch số 116/KH- VKS ngày 20/12/2012 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015 nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Ban cán sự đảng, Đảng uỷ VKSND tỉnh và các chi bộ  ở VKS hai cấp trong công tác kiểm sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm.
Hàng năm Ban cán sự Đảng đều đề ra các Nghị quyết cụ thể để triển khai thực hiện, riêng năm 2013 Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã đề ra Nghị quyết số 54-NQ/BCSĐ ngày 10/5/2013 nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 37/2012/QH13 của Quốc hội về công tác tư pháp năm 2013, từ đó Lãnh đạo VKS tỉnh đã chú trọng chỉ đạo, tăng c­ường phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan t­ư pháp ở địa phư­ơng, nhất là với 3 ngành làm án; th­ường xuyên bám sát các nhiệm vụ chính trị trên cơ sở chức năng của Ngành, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, thực hiện tốt các chương trình hành động phòng, chống tội phạm Ma tuý, tội phạm mua bán người; phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên…Ban cán sự đảng VKSND tỉnh đã tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 06/5/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành Chương trình hành động số 768/CT-VKS-VP ngày 26/5/2014 nhằm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 23 ở VKS hai cấp. Đến nay đã có 05 đơn vị VKS  cấp huyện (VKS Bình lục, Thanh Liêm, Lý Nhân, Phủ Lý, Duy Tiên) đã tích cực tham mưu với cấp ủy địa phương ban hành Thông tri chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt Nghị quyết 37 của Quốc hội, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Chủ động duy trì thực hiện nghiêm Quy định số 195-QĐ/TU ngày 28/10/2002 (nay là quy định 716 – QĐ/TU ngày 07/5/2014) của Ban Th­ường vụ Tỉnh ủy Hà nam về việc phối hợp công tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động giải quyết án hình sự, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm ngăn chặn, kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm hình sự là tội phạm về ma túy, tội phạm mại dâm, tội phạm hình sự có tổ chức, .... và các loại tội phạm tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế…; kịp thời phát hiện xử lý các loại tội phạm mới xuất hiện trên địa bàn như tội Mua bán người, tội phạm sử dụng công nghệ cao… đồng thời chủ động tham mư­u cho Tỉnh uỷ có biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp, gây d­ư luận bức xúc góp phần ổn định tình hình chính trị ở địa ph­ương.
VKS tỉnh đã giới thiệu 01 đồng chí lãnh đạo (đ/c Phó Viện trưởng VKS tỉnh) tham gia Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của UBND tỉnh Hà Nam. Trong quá trình thực hiện, VKS tỉnh đã chỉ đạo, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Nhà nước, thường xuyên có sự đánh giá, kiểm điểm những tồn tại thiếu sót trong quá trình thực hiện để có biện pháp khắc phục. Đã cử hàng trăm lượt cán bộ, KSV đi học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp đối với cán bộ, KSV trực tiếp thực hành quyền công tố, KSĐT, KSXX các vụ án hình sự,
Giai đoạn 2011- 2015, các cấp, các ngành đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân và các tổ chức xã hội. Công tác phòng ngừa tội phạm đã được quan tâm thực hiện như đã đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa phát hiện, tố giác tội phạm gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá…các lực lượng chuyên trách đã tích cực phối hợp, tấn công trấn áp tội phạm, truy quét các loại tội phạm, tập trung ở các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm phức tạp như địa bàn xã Thanh Châu - Phủ Lý … tuy nhiên tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh diễn biến phúc tạp, phát hiện khởi tố mới 2901 vụ/ 5047 bị can (năm 2011: 51 vụ/ 1139 bị can; 2012: 616 vụ/ 1121 bị can; năm 2013: 656 vụ/ 1098 bị can; năm 2014: 649 vụ/ 1092 bị can; sáu tháng đầu năm 2015 là 329 vụ/ 597 bị can), tội phạm tập trung chủ yếu ở nhóm tội phạm về ma tuý, tội phạm về trật tự an toàn xã hội và tội phạm xâm phạm sở hữu với phương thức thủ đoạn phạm tội đa dạng, tinh vi hơn
VKS hai cấp thực hiện tốt công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành KSND; triển khai thực hiện đầy đủ, chất lượng các biểu mẫu thống kê nghiệp vụ, thống kê vi phạm trong hoạt động tư pháp; thực hiện tốt phần mềm quản lý án hình sự, phần mềm thống kê và việc truyền số liệu thống kê từ các VKS cấp huyện, các Phòng thuộc VKSND tỉnh về Văn phòng tổng hợp VKSND tỉnh để tổng hợp truyền về VKSND tối cao. Số liệu thống kê bảo đảm chính xác, được sử dụng là số liệu chính thức để xây dựng các loại báo cáo tổng hợp và bình xét thi đua. Phối hợp với các ngành liên quan duy trì thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP ngày 01/7/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng về “Hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm”, bảo đảm cho việc thống kê tội phạm đầy đủ, tập trung, thống nhất, qua đó phân tích, đánh giá được chính xác tình hình, nguyên nhân, điều kiện phạm tội, để ban hành kiến nghị phòng ngừa, đồng thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn. Chế độ báo cáo về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm được thực hiện nghiêm túc theo định kỳ đã quy định.
VKS hai cấp đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và phòng chống tội phạm cho 100 % cán bộ, kiểm sát viên, công chức, người lao động. Bên cạnh đó cán bộ, KSV công chức ngành kiểm sát tỉnh đã thực hiện tốt công tác vận động, tuyên ruyền, hướng dẫn pháp luật về phòng chống tội phạm đối với người thân, gia đình, nhân dân nơi cư trú; vận động gia đình và nhân dân không vi phạm pháp luật.
Tổ tuyên truyền VKSND tỉnh, Ban biên tập Trang thông tin điện tử Viện KSND tỉnh đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền; chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trong Ngành KSND. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh và truyền hình ở địa phương, Phòng công tác chính trị Công an tỉnh để đưa tin, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân.
Chủ động phối hợp với Toà án nhân dân hai cấp đưa đi xét xử lưu động 232 vụ án hình sự, qua các phiên toà đã thực hiện tốtviệc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân, nâng cao hiệu qủa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.          
VKS 2 cấp tích cực nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của ngành cũng như công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm như dự thảo Hiến pháp 2013; Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi)…
VKSND hai cấp đã ký kết Quy chế phối hợp công tác (sửa đổi) với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. VKS tỉnh tham mưu với Ban thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức ký kết Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (sửa đổi, bổ sung) giữa các cơ quan VKS - Công an - Thanh tra - Sở NN và PT Nông thôn - Sở Lao động thương binh và xã hội - Sở công thương - Cục thuế - Chi cục hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam và Trại giam Nam Hà để triển khai thực hiện có hiệu quả trên toàn tỉnh; duy trì củng cố mối quan hệ phối hợp Liên ngành theo Quy định 195-QĐ/TU ngày 28/10/2002 nay là  Quy định số 716- QĐ/TU ngày 07/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về việc tăng cường lãnh đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan nội chính tỉnh Hà nam, hàng quý VKS tỉnh chủ trì họp ba ngành làm án cấp tỉnh để đánh giá kết quả công tác phối hợp giải quyết án hình sự trong kỳ và đề ra phương hướng phối hợp kỳ sau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết án hình sự.
VKS tỉnh đã kiện toàn Tổ Thanh tra để thực hiện tốt công tác thanh tra; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ, công vụ và nội vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của công chức và người lao động trong Ngành. Không có trường hợp cán bộ, KSV,  công chức vi phạm và bị xử lý về mặt hình sự.
Trong thời điểm, VKS 2 cấp không phát sinh những hoạt động hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự.
Nhìn chung trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm giai đoạn 2011-2015, Ngành kiểm sát Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị  trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống tội phạm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật trên địa bàn tỉnh. Công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố có nhiều đổi mới, hiệu quả, đã tăng cường việc nắm tin báo từ cơ sở, tránh việc bỏ lọt tội phạm; chất lượng THQCT và KS hoạt động tư pháp được nâng cao; không xảy ra việc bắt giữ, giam, khởi tố, điều tra, truy tố oan sai, không bỏ lọt tội phạm, đã phối hợp với cơ quan CSĐT hai cấp nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, khám phá, xử lý tội phạm nhất là các loại tội phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng, phối hợp nâng tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án trên 70 %; tích cực phối hợp với cơ quan Công an và các ban ngành có liên quan chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm, tập trung ở các tuyến địa bàn, lĩnh vực trọng điểm phức tạp, không để hình thành các băng nhóm phạm tội có tổ chức theo kiểu „xã hội đen’’; chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của KSV được nâng lên. Công tác kiểm sát hoạt động tư pháp đạt hiệu quả cao. Công tác phát hiện, quản lý và báo cáo tình hình vi phạm trong hoạt động tư pháp được chú trọng và từng bước nâng cao chất lượng. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các phiên toà xét xử, khuyến khích cán bộ, kiểm sát viên viết bài trên các trang báo của địa phương, của ngành và Trang tin điện tử của VKS tỉnh (hoạt động từ năm 2012). Chú trọng đổi mới công tác xây dựng ngành, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đã phát huy tốt vai trò quản lý, chỉ đạo điều hành; lực lượng cán bộ, KSV ngày càng được hoàn thiện về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Một số bài học kinh nghiệm:
Cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, chú trọng tới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong học đường nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng
Cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng chống tội phạm, thường xuyên đẩy mạnh các phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm gắn với xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa. Gắn việc vận động toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào thi đua yêu nước. Chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình và nhân rộng các mô hình quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết và làm tốt việc biểu dương khen thưởng; chuyển hóa các địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. Hàng năm, tổ chức các đợt phát động cao điểm về phòng, chống ma tuý, tội phạm nhân ngày “Toàn dân phòng, chống ma tuý” (26/6), “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8), “Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư” (18/11).
Cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, sự tham gia của chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đã  đề ra.
Thực hiện tốt công tác dạy nghề cho phạm nhân trong các trại tạm giam, Trại giam; thường xuyên có sự động viên khích lệ của cộng đồng dân cư, không phân biệt kì thị, có chính sách hỗ trợ, tạo việc làm đối với những người mới ra trại, sau cai nghiệm để góp phần cảm hóa, giáo dục, cải tạo tại gia đình và cộng đồng dân cư, giảm tình trạng tái phạm tội, tái nghịên trong cộng đồng.
Riêng đối với ngành Kiểm sát nhân dân thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho cán bộ, KSV làm công tác nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự; chủ trì phối hợp với các ngành liên quan báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin về tình hình khởi tố, bắt giữ, xử lý tội phạm giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; đảm bảo thống kê tội phạm đầy đủ, chính xác phục vụ cho việc phân tích dự báo tình hình tội phạm để có biện phạm đấu tranh, phòng ngừa.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp với  tính chất ngày càng nguy hiểm, manh động, liều lĩnh; thủ đoạn hoạt động tinh vi trong đó tội phạm về ma túy, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản... tham nhũng và tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đầu tư, quản lý, sử dụng đất đai, chính sách xây dựng nông thôn mới  ...có chiều hướng gia tăng; tội phạm về Môi trường, sử dụng công nghệ cao có nhiều tiềm ẩn.
Đề xuất các nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo để nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2020 trong ngành Kiểm sát:
- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị,các chủ trương của Đảng, các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 37, 63 của Quốc hội; Chỉ thị 06/CT-VKSTC ngày 06/12/2013 của VKSND tối cao về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm“
-  Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đối với Viện kiểm sát cấp dưới; của Thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ, Kiểm sát viên; tăng cường tập huấn; chú trọng công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, kiểm sát viên.
- Kịp thời nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.Cần phối hợp với Liên ngành TW sớm  rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, đồng bộ nhất là cần sớm sửa đổi bổ sung Thông tư Liên tịch số 17/ 2007 ngày 24/12/ 2007 của Liên ngành TW hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII „Các tội phạm về ma tuý“ của BLHS năm 1999 cho phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật.
- Tăng cường đầu tư kinh phí, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc thực hiện công tác phòng chống tội phạm của VKS địa phương.
TH
Tìm kiếm