Hoạt động tư pháp hình sự nói chung và hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng là một dạng hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (ở đây là quyền tư pháp), do vậy, hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng tư pháp. Xét xử vụ án hình sự là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp hình sự.
Hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát với việc bảo đảm nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
TS. Hoàng Thị Quỳnh Chi
Hoạt động tư pháp hình sự nói chung và hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng là một dạng hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (ở đây là quyền tư pháp), do vậy, hoạt động tư pháp hình sự phải được thực hiện bởi những cơ quan nhà nước được giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng tư pháp. Xét xử vụ án hình sự là khâu trung tâm của hoạt động tư pháp hình sự. Kết quả của hoạt động xét xử là việc Tòa án ra bản án kết luận về bản chất pháp lý của vụ án và các biện pháp chế tài áp dụng. Tuy nhiên, Tòa án cũng không thể tự mình làm phát sinh chức năng tố tụng của Tòa án - chức năng xét xử. Để chức năng xét xử vận hành được và các thủ tục tố tụng tư pháp tại Tòa án được tiến hành thì phải có các hoạt động tố tụng tư pháp được tiến hành trước đó, đó là hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động truy tố của Viện kiểm sát.
Quyền lực nhà nước dù được tổ chức theo nguyên tắc nào, phân công hay phân quyền, đều luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ và toàn diện, nhằm bảo đảm không xảy ra sự lạm quyền. Quyền lực là hiện tượng khách quan trong quan hệ xã hội và nó có xu hướng dễ bị lạm dụng. Vì vậy, cùng với sự thừa nhận quyền lực nhà nước thì phải thiết lập sự giám sát đối với quyền lực nhà nước. Giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề có tính tất yếu khách quan. Ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó cần có giám sát. Hoạt động tư pháp hình sự nói chung và hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước (ở đây là quyền tư pháp), do vậy, hoạt động này cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều cơ chế khác nhau (trong đó có cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống).
Ở một khía cạnh khác, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của hoạt động tư pháp hình sự là xem xột, đưa ra các phán quyết chính xác, khách quan, công bằng về tính đúng đắn, hợp pháp trong các hành vi của con người, nên pháp luật trao cho các cơ quan tư pháp thực thi những thẩm quyền tố tụng mạnh mẽ, thậm chí có những thẩm quyền có khả năng gây ảnh hưởng đến các quyền cơ bản nhất của con người như thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng (biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam…). Kết quả của hoạt động tư pháp (phán quyết của Tũa ỏn) cú ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền quan trọng nhất của con người như quyền sống, quyền tự do… Từ những đặc điểm đó, hoạt động tư pháp hình sự cần và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát khác nhau.
Cơ chế giám sát việc thực hiện quyền tư pháp ở nước ta hiện nay được tổ chức rất đa dạng, song - tiếp cận từ quan điểm hệ thống - có thể chia thành hai nhóm: cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống cơ quan tư pháp và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống cơ quan tư pháp.
Cơ chế tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống là các hệ thống kiểm tra, giám sát do chủ thể thực thi quyền tư pháp đặt ra để kiểm tra, giám sát các bộ phận thuộc hệ thống mình trong quá trình thực thi thẩm quyền tư pháp. Đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra của bộ phận thanh tra công vụ, hoạt động kiểm tra của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương với cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, hoạt động kiểm tra của cơ quan tiến hành tố tụng cấp trên với cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới… Hoạt động tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống có mục đích bảo đảm cho các chủ thể thuộc hệ thống của mỡnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của phỏp luật.
Cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống bao gồm hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước đối với cơ quan thực thi quyền tư pháp, cũn gọi là giỏm sỏt nhà nước (ở nước ta là hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và giám sát của Viện kiểm sát) và giám sát do các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xó hội và cụng dõn trực tiếp thực hiện, cũn gọi là giám sát xẫ hội.
Như đã phân tích ở trên, giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước là vấn đề có tính tất yếu, ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó xuất hiện giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong điều kiện cụ thể của nước ta, xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, đặc điểm cụ thể của các hoạt động tư pháp hình sự, cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động tư pháp hình sự thông qua các cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ khác nhau, đặc biệt là cần thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên và có hiệu quả. Trong điều kiện cụ thể của Nhà nước ta hiện nay, cơ chế đó là hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát.
Giám sát hoạt động tư pháp hỡnh sự cú mục tiêu bảo đảm cho các cơ quan tư pháp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; bảo đảm việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan; bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của cơ quan tư pháp và cá nhân được giao thực hiện thẩm quyền tư pháp; bảo đảm các quyền con người trong các thủ tục tố tụng tư pháp do pháp luật quy định được triệt để tôn trọng. Kiểm sát hoạt động tư pháp hình sự là một hình thức của hoạt động giám sát nhà nước - theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ hiến pháp và pháp luật của các chủ thể được giao thực hiện thẩm quyền tư pháp. Hoạt động kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát thực chất là việc sử dụng tổ chức nhà nước để hạn chế sự lạm quyền từ chính Nhà nước. Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp là nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trỡnh điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để phát hiện, loại trừ những hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan tư pháp, bất kỳ cán bộ tư pháp nào.
Ở nước ta, chức năng giám sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là vấn đề có tính lịch sử. Trước khi Viện kiểm sát nhân dân được thành lập với tư cách là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thì chức năng giám sát hoạt động tư pháp (giám sát hoạt động xét xử; hoạt động thi hành các bản án; hoạt động giam, giữ, cải tạo) đó được giao cho Viện Công tố đảm nhiệm, đặc biệt là từ năm 1959, khi Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg về việc thành lập hệ thống cơ quan công tố độc lập, tách khỏi hệ thống Tòa án và Bộ Tư pháp. Thẩm quyền giám sát tư pháp của cơ quan công tố trong thời kỳ này được lý giải bởi tầm quan trọng của hoạt động tư pháp - hoạt động quyền lực nhà nước, hoạt động có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới những quyền cơ bản của con người như quyền tự do, quyền sống…
Trải qua quỏ trỡnh hoạt động, kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát xét xử nói riêng đó được chứng minh là cơ chế giám sát tư pháp hữu hiệu. Có thể chứng minh tính hữu hiệu, hiệu quả của cơ chế giám sát đối với hoạt động xét xử vụ án hỡnh sự thông qua kết quả sau: thông qua công tác kiểm sát xét xử, từ năm 2005 đến 6 tháng đầu năm 2013, Viện kiểm sát các cấp đó ban hành 8.988 khỏng nghị theo thủ tục phỳc thẩm đối với bản án sơ thẩm của Toà án cỏc cấp. Toà án cấp phúc thẩm đó xột xử 6.138 vụ, trong đó chấp nhận kháng nghị 4.397 vụ, đạt tỷ lệ 72%. Chất lượng các kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện kiểm sát các cấp được nâng cao, tỷ lệ kháng nghị được Toà án chấp nhận ngày càng tăng lên, năm 2005 tỷ lệ chấp nhận kháng nghị là 54%, năm 2012 là 73%, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này đạt gần 80 %; Viện kiểm sát nhân dân đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm là 2.145 vụ án hỡnh sự và Tòa án đã xét xử chấp nhận kháng nghị đạt tỷ lệ là 85,2%. Kết quả cụng tỏc kiểm sỏt xột xử của Viện kiểm sát đó gúp phần thiết thực, hiệu quả trong việc khắc phục vi phạm trong hoạt động xét xử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Các kết quả thực tiễn nêu trên là bằng chứng sinh động chứng minh tính hiệu quả của một cơ chế giám sát hoạt động xét xử vụ án hỡnh sự. Điều này xuất phỏt từ đặc điểm về tổ chức và hoạt động của VKSND (với tư cách là chủ thể thực thi chức năng giám sát) trong quan hệ với Tòa án (với tư cách là đối tượng bị giám sát khi thực hiện chức năng xét xử); cụ thể như sau:
Thứ nhất, về tổ chức, Viện kiểm sỏt là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, được giao thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, nên cơ chế giám sát của Viện kiểm sát có tính độc lập nhất định với đối tượng được giám sát. Tính độc lập này bảo đảm cho hoạt động giám sát của Viện kiểm sát khách quan và có tính khả thi.
Thứ hai, về hoạt động, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan tư pháp được Hiến pháp và pháp luật quy định có thẩm quyền tham gia vào tất cả các lĩnh vực tố tụng tư pháp (tư pháp hình sự, tư pháp dân sự, tư pháp hành chính…) và tham gia vào tất cả các giai đoạn tố tụng (từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án). Đây là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Viện kiểm sát có khả năng giám sát toàn bộ quá trình tố tụng, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện quyền tư pháp, là cơ sở quan trọng để phát hiện vi phạm trong hoạt động tư pháp nói chung và trong hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng.
Thứ ba, về mức độ và phạm vi giám sát, kiểm sát các hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát xét xử nói riêng của Viện kiểm sát được tiến hành liên tục đối với các đối tượng bị giám sát. Đây là điều kiện để bảo đảm cho hoạt động giám sát có hiệu quả cao.
Thứ tư, về tính chất hoạt động, do kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là hoạt động giám sát nhà nước, nên trong hoạt động của mình, Viện kiểm sát chỉ xem xột đối tượng kiểm sát ở góc độ có hợp pháp hay không. Do vậy, hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát không cản trở hoạt động bình thường của Tòa án và không ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật của thẩm phán và hội thẩm.
Theo qui định của pháp luật, hoạt động kiểm sát xét xử được tiến hành song song với quá trình xét xử của Tòa án, từ khi Tòa án thụ lý vụ án, nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự cho đến khi bản án, quyết định của Tũa ỏn có hiệu lực pháp luật. Khi bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát bản án quyết định để phát hiện vi phạm (nếu có) để kiến nghị hoặc kháng nghị theo qui định của pháp luật. Trong giai đoạn xét xử, Viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án và của những người tham gia tố tụng (đối với xét xử vụ án hình sự), kiểm sát hoạt động xét xử của Toà án và của những người tham gia tố tụng (đối với xét xử vụ án dõn sự, vụ án hành chính). Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Viện kiểm sát có các quyền hạn như: kiểm sát về thẩm quyền xét xử, thành phần Hội đồng xét xử; các thủ tục tiến hành phiên tòa...; phát biểu quan điểm, ý kiến về việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật; kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Toà án theo qui định của pháp luật khi phát hiện có vi phạm. Các quyền hạn của Viện kiểm sát nêu trên là cơ sở để xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các hành vi tố tụng và các phán quyết của Tòa án. Tuy nhiên, ngoại trừ quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm của Viện kiểm sát là có hiệu lực “trực tiếp” đối với các phán quyết của Toà án (nghĩa là nếu Viện kiểm sát đã kháng nghị hợp pháp thì Toà án phải mở phiên toà), còn lại các quyền hạn khác của Viện kiểm sát đều mang tính “khuyến nghị’, “yêu cầu” mà không có ý nghĩa trực tiếp làm thay đổi các hành vi tố tụng cũng như các phán quyết của Toà án. Các quyền hạn của Viện kiểm sát mang tính “khuyến nghị” nói trên là cơ sở để Thẩm phán và Hội thẩm xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các hành vi tố tụng và các phán quyết của mình chứ không trực tiếp làm thay đổi các hành vi và phán quyết của Thẩm phán và Hội thẩm. Qua đó cho thấy, hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát không những không thể làm thay đổi tới nguyên tắc độc lập xét xử, mà còn có ý nghĩa bảo đảm tính độc lập của hoạt động xét xử, loại trừ các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án.
Trong điều kiện cụ thể ở nước ta hiện nay, về tổ chức quyền lực nhà nước, chúng ta không đặt vấn đề tạo thế cân bằng quyền lực trên cơ sở kiềm chế đối trọng mà xác định quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; trong điều kiện thực tiễn hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động bảo vệ công lý cho người dân nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu, đũi hỏi của nhân dân và xã hội; trong điều kiện chúng ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa - Nhà nước mà trong đó đề cao Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho Hiến pháp và pháp luật được tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, loại bỏ mọi hành vi vi phạm quyền con người trong các hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước…; trong điều kiện chúng ta đang thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu xây dựng một nền tư pháp vì dân, phục vụ ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân, nên cần thiết phải duy trì cơ chế giám sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát.
Mặt khác, xét về cơ sở thực tiễn, điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay chưa cho phép chúng ta áp dụng mô hình Thẩm phán và Hội thẩm độc lập xét xử độc lập mà không chịu bất kỳ sự giám sát nào. Bởi lẽ trong điều kiện hiện nay, trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ tư pháp (trong đó có thẩm phán và hội thẩm) còn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu chỉ chờ Toà án cấp trên giám đốc việc xét xử để phát hiện và khắc phục các vi phạm thì rất khó khăn, trước hết là do điều kiện về biên chế cán bộ, Thẩm phán của bộ phận giám đốc việc xét xử không cho phép có thể nghiên cứu được tất cả các bản án có hiệu lực của các Toà án cấp dưới. Ngoài ra còn có những lý do khác “cản trở” việc phát hiện vi phạm của Toà án cấp dưới. Như vậy, hoạt động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát tiến hành trong quá trình xét xử cũng như sau khi bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật chính là để hỗ trợ cho chất lượng xét xử; là cơ sở để Toà án kịp thời xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của việc giải quyết vụ án. Hoạt động kiểm sát xét xử hoàn toàn không tác động tiêu cực tới nguyên tắc độc lập xét xử.
Giả sử phương án Viện kiểm sát chỉ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử mà không kiểm sát xét xử thì thực chất là giao cho Toà án và Hội đồng xét xử phải tự mình chịu trách nhiệm về sự tuân theo pháp luật, không có sự tác động của Viện kiểm sát. Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án và quyết định của Toà án trên phương diện thực hành quyền công tố mà không trên phương diện kiểm sát xét xử, và như vậy thì căn cứ kháng nghị chỉ dựa trên việc xem xét tính có căn cứ chứ không xem xét tính hợp pháp về thủ tục tố tụng. Điều này không phù hợp với bản chất của chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (mà kiểm sát xét xử là một trong các nội dung), bởi lẽ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có đối tượng kiểm sát là việc tuân theo pháp luật về các lĩnh vực có liên quan chứ không chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thủ tục tố tụng. Hơn nữa, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với chức năng thực hành quyền công tố, góp phần bảo đảm các phán quyết của Toà án phải có căn cứ, hợp pháp cả về luật nội dung và luật về thủ tục tố tụng. Không thể có một phán quyết của Toà án để đưa ra thi hành mà chỉ thoả mãn tính có căn cứ nhưng lại vi phạm pháp luật về thủ tục tố tụng. Hơn nữa, Toà án cấp phúc thẩm chỉ có thể kiểm tra, phát hiện vi phạm và khắc phục vi phạm của bản án sơ thẩm khi xét xử phúc thẩm (khi có kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát). Toà án cấp phúc thẩm không có quyền tự mình kiểm tra và xét xử để khắc phục vi phạm của bản án sơ thẩm. Do vậy, nếu không có cơ chế kiểm sát của Toà án thì việc kiểm tra, phát hiện và khắc phục vi phạm của bản án sơ thẩm chỉ giao cho cấp giám đốc thẩm (theo nguyên tắc giám đốc việc xét xử). Điều này là không khả thi vì có rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện cơ chế này, khó có thể bảo đảm cho việc phát hiện kịp thời, đầy đủ vi phạm của Toà án và có biện pháp khắc phục. Kèm theo đó, việc khiếu nại của đương sự sẽ tăng nhiều hơn và phức tạp hơn.
Một số đề xuất
Trong quá trình cải cách tư pháp ở nước ta, nguyên tắc “khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” đó và đang từng bước được bảo đảm bằng những chủ trương về đổi mới tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử , không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; về quy chế thẩm phán và các quy định của Hiến pháp và pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, sửa đổi quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các luật về tố tụng tư pháp, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật để bảo đảm tốt hơn nguyên tắc này trên một số phương diện như sau:
- Về đổi mới chức danh thẩm phán, để tăng cường tính độc lập của thẩm phán, chúng tôi cho rằng nhiệm kỳ của Thẩm phán cần phải được nghiên cứu sửa đổi theo hướng bổ nhiệm thẩm phán không có kỳ hạn, bởi vì, chức danh thẩm phán là chức danh nghề nghiệp, thể hiện lĩnh vực công tác thuộc về chuyên môn, nghiệp vụ, không phải chức vụ quản lý. Nếu Thẩm phán vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thì đã có các quy định về miễn nhiệm, cách chức thẩm phán trong từng trường hợp cụ thể. Tham khảo pháp luật của nhiều nước trên thế giới, hầu hết các nước cũng không quy định nhiệm kỳ của Thẩm phán.
Bên cạnh đó, cần có những quy định pháp lý đề cao hơn nữa vị trí của thẩm phán, chẳng hạn như quy định cơ chế để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể đối với Thẩm phán; chuẩn hóa các yêu cầu về trìnnh độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử của mỗi ngạch Thẩm phán; hạn chế tối đa việc đưa cán bộ cỏc cơ quan khác sang Tòa án sau đó mới đi học về nghiệp vụ xét xử. Cùng với việc tăng cường năng lực đội ngũ thẩm phán, cần phải tăng cường năng lực đội ngũ Hội thẩm Tòa án nhân dân.
- Về hoàn thiện các quy định của pháp luật, để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có thể độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thì pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng đều phải được quy định chính xác, thống nhất, chặt chẽ, bảo đảm thẩm phán và hội thẩm khi xét xử phải độc lập đối với ý kiến của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước khác.
- Về quan hệ quản lý, chỉ đạo, điều hành trong nội bộ Ngành, đối với các vụ án cụ thể, Hội đồng xét xử chỉ tuân theo hướng dẫn chung về áp dụng pháp luật, về đường lối xét xử; khắc phục triệt để hiện tượng “chỉ đạo” của cấp trên đối với cấp dưới về những vấn đề áp dụng pháp luật hình sự, về đánh giá vụ án và áp dụng hình phạt. Khắc phục tối đa việc giải quyết các vụ án theo chủ trương án điểm, vừa để bảo đảm nguyên tắc công minh nhưng cũng là tránh sự can thiệp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với hoạt động xét xử của thẩm phán, hội thẩm../.