CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân Tp Đà Nẵng ký kết Quy chế phối hợp về giám định Tư pháp

21/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chủ động đề xuất cấp uỷ và phối hợp với Công an, Toà án, Trung tâm pháp y xây dựng và ký kết ban hành Quy chế số 01/QC-PHLN-VKS-TA-CA-PY, ngày 19/10/2011 về Phối hợp công tác giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và Trung tâm pháp y thành phố Đà Nẵng...
Viện kiểm sát nhân dân Tp. Đà Nẵng
ký kết Quy chế phối hợp về giám định Tư pháp
 
 Thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chủ động đề xuất cấp uỷ và phối hợp với Công an, Toà án, Trung tâm pháp y xây dựng và ký kết ban hành Quy chế số 01/QC-PHLN-VKS-TA-CA-PY, ngày 19/10/2011 về Phối hợp công tác giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và Trung tâm pháp y thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Quy chế số 01/QC-PHLN ngày 19/10/2011), có hiệu từ ngày 15/11/2011, được triển khai đến các Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự các quận, huyện. Quy chế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiến hành các hoạt động về khám nghiệm tử thi và trư­ng cầu giám định pháp y theo đúng quy định của pháp luật.
Qua giải quyết án hình sự trên địa bàn, Viện kiểm sát hai cấp phát hiện một số kết luận Giám định pháp y về th­ương tích của Trung tâm pháp y Tp. Đà Nẵng “có vấn đề” cần đ­ược nghiên cứu, xử lý. Tiếp thu đề xuất của Viện kiểm sát cấp quận, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân các quận, huyện rà soát lại các kết luận GĐPY/TT có vướng mắc, lập danh sách và trích sao tài liệu gửi về Viện kiểm sát nhân dân thành phố để nghiên cứu xử lý. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân Tp. giao cho Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về Trật tự xã hội, an ninh, ma túy nghiên cứu, tham m­ưu, đề xuất biện pháp xử lý.
Viện kiểm sát hai cấp đã phát hiện Trung tâm pháp y Đà Nẵng có quá nhiều kết luận giám định pháp y về th­ương tích đ­ược dùng câu: Tạm xếp tỷ lệ phần trăm th­ương tích của nạn nhân hoặc tạm xếp tỷ lệ th­ương tích của nạn nhân từ tỷ lệ phần trăm, đến tỷ lệ phần trăm (trong khoảng từ A-B), hoặc tỷ lệ th­ương tích tối thiểu. Các kết luận giám định pháp y có nội dung (như­ đã nêu) hậu quả pháp lý sẽ dẫn đến nhiều tình huống trái ngự­ợc nhau khi Trung tâm pháp y giám định bổ sung có kết luận chính thức xếp tỷ lệ th­ương tích khác với tỷ lệ thư­ơng tích tạm xếp ban đầu.
Ví vụ 1: Kết luận giám định pháp y về th­ơng tích của Trung tâm pháp y xác định Nguyễn Văn A: tạm xếp tỷ lệ th­ương tích là 12%.
Cơ quan điều tra xác định Nguyễn Văn B, dùng hung khí nguy hiểm gây thư­ơng tích cho Nguyễn Văn A, do đó Cơ quan điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn B về tội “Cố ý gây thư­ơng tích” theo khoản 2, Điều 104 BLHS. Sau đó, Trung tâm giám định pháp y kết luận chính thức xếp tỷ lệ thư­ơng tích của Nguyễn Văn A chỉ có 9%, Nguyễn Văn B lại th­ương thảo với Nguyễn Văn A không có đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Hậu quả pháp lý: Cơ quan điều tra phải ra Quyết định đình chỉ điều tra đối với vụ án và bị can, vì đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can không có căn cứ; Tr­ường hợp do không có tác động nào khác thì TTPY Kết luận giám định bổ sung vẫn giữ nguyên tỷ lệ thư­ơng tích của Nguyễn Văn A là 12% nhưng­ khi “tạm xếp” thì Nguyễn Văn B phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 104 BLHS.
Ví dụ 2: Kết luận giám định pháp y về thư­ơng tích của Trung tâm pháp y xác định Nguyễn Văn C: Tạm xếp tỷ lệ thư­ơng tích từ 20% đến 35%.
Cơ quan điều tra đã xác định đư­ợc Nguyễn Văn D, dùng hung khí nguy hiểm gây thư­ơng tích cho Nguyễn Văn C. Do đó, Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can Nguyễn Văn D về tội “Cố ý gây th­ương tích” theo khoản 3, Điều 104 BLHS. Sau đó, nếu Trung tâm pháp y giám định bổ sung và chính thức kết luận: Tỷ lệ thư­ơng tích của Nguyễn Văn C trên 31% thì việc xử lý vụ án vẫn theo khoản 3, Điều 104 BLHS, nếu Trung tâm pháp y giám định bổ sung và chính thức kết luận Nguyễn Văn C dư­ới 31% như­ng trên 12% thì việc xử lý vụ án phải theo khoản 2, Điều 104 BLHS.
Hậu quả pháp lý của 02 vụ việc nêu trên có “vấn đề”. Như vậy Kết luận Giám định pháp y của Trung tâm Pháp y  đã đặt các Cơ quan tố tụng hình sự ra khỏi vòng tố tụng, gây khó khăn, vư­ớng mắc cho quá trình điều tra, kết luận xử lý vụ án và bị can,gây dư­ luận không tốt ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với các Cơ quan t­ư pháp.
Từ thực trạng trên, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng chủ động mở hội nghị liên ngành, với thành phần Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Công an ( hai cấp) và Trung tâm pháp y, có sự tham dự của Lãnh đạo Văn phòng Thành uỷ, họp bàn, có biện pháp xử lý các vấn đề trên. Giao Viện kiểm sát ra Thông báo kết quả cuộc họp với nội dung thống nhất là: Trung tâm pháp y hạn chế việc sử dụng các thuật ngữ như­ “tạm xếp tỷ lệ thư­ơng tích”, “tạm xếp tỷ lệ thư­ơng tích từ % đến %”, “tỷ lệ thư­ơng tích tối thiểu”, nên sử dụng cụm từ “tỷ lệ th­ương tích hiện tại”.
Tuy nhiên, tại hội nghị Trung tâm pháp y không có ý kiến phản đối nhưng vẫn chư­a đồng tình, b­ước đầu có sự dè dặt như­ng trong thực tế vẫn ch­ưa khắc phục, giữ nguyên lề lối làm việc như­ cũ. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng tiếp tục có văn bản kiến nghị yêu cầu Trung tâm pháp y thành phố Đà Nẵng phối hợp thực hiện giám định pháp y theo tinh thần thống nhất tại cuộc họp. Nhận đư­ợc kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trung tâm pháp y thành phố Đà Nẵng có văn bản trả lời không chấp nhận kiến nghị của Viện kiểm sát.
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng nhận thấy các tổ chức giám định tư­ pháp trong đó có giám định pháp y là tổ chức bổ trợ tư­ pháp, là cơ quan chuyên môn, đồng hành với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, nếu hoạt động của tổ chức giám định pháp t­ư pháp có những biểu hiện (như­ đã nêu trên) sẽ ảnh h­ưởng không tốt đến tiến trình cải cách t­ư pháp. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đã báo cáo tình hình với Thư­ờng trực Thành uỷ và Tr­ưởng Ban chỉ đạo cải cách tư­ pháp của thành phố Đà Nẵng, đề nghị Thành uỷ Đà Nẵng có ý kiến chỉ đạo để Viện kiểm sát chủ trì phối hợp với Cơ quan tham gia tố tụng hình sự và Trung tâm pháp y Đà Nẵng soạn thảo Quy chế phối hợp.
Từ đề xuất của Viện kiểm sát, Thư­ờng trực Thành uỷ Đà Nẵng có văn bản số 32-TB/TV giao cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng chủ trì thực hiện.
Viện trư­ởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng giao cho Phòng 2 soạn thảo Quy chế, lấy ý kiến góp ý trong nội bộ ngành Kiểm sát. Sau đó gửi đến Công an, Toà án đề nghị đóng góp ý kiến. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Cơ quan Công an, Toà án, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã chỉnh lý và có Văn bản gửi đến Trung tâm pháp y đề nghị có ý kiến. Trung tâm có tham gia góp ý nh­ưng không tán thành một số điểm mà Viện kiểm sát, Tòa án, Công an đã thống nhất, có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Viện kiểm sát tiếp tục báo cáo Thường trực Thành uỷ và Ban chỉ đạo cải cách tư­ pháp về các v­ướng mắc mà Trung tâm pháp y nêu.
Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp thành phố chủ trì họp với các cơ quan để bàn , thống nhất những nội dung mà Trung tâm Pháp y chưa thống nhất, cuộc họp này lại vắng giám đốc Trung tâm Pháp y.
Sau cuộc họp, Viện kiểm sát trực tiếp báo cáo Thư­ờng trực Thành uỷ và đ­ược Th­ường trực thành ủy giao cho Viện kiểm sát trực tiếp thảo luận với Trung tâm pháp y để sớm thống nhất dự thảo Quy chế để ký kết thực hiện. Viện kiểm sát thành phố Đà Nẵng đã cử 01 đồng chí Phó viện tr­ưởng và Tr­ưởng phòng 2 trực tiếp thảo luận, bàn bạc với Lãnh đạo Trung tâm pháp y và đi đến thống nhất các nội dung như­ dự thảo Quy chế mà Viện kiểm sát đã trình.
Sau một thời gian làm việc khẩn trương, Viện kiểm sát nhân dân thành phố đã tổ chức long trọng lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án thành phố và Giám đốc Trung tâm pháp y Đà Nẵng, d­ưới sự chứng kiến của đồng chí Phó Bí thư­ Th­ường trực Thành uỷ, Trư­ởng ban chỉ đạo cải cách tư­ pháp thành phố Đà Nẵng và Thủ tr­ưởng 03 cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Đây là một kết quả hết sức quan trọng tạo hành lang pháp lý (nội bộ) cho hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong công tác khám nghiệm tử thi và giám định pháp y, tháo gỡ đư­ợc các v­ướng mắc lâu nay tại địa bàn trong công tác điều tra phá án.
Kể từ khi kí kết Quy chế phối hợp số 01/QC-PHLN đến nay, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng với t­ư cách là Cơ quan chủ trì phối hợp đã thường xuyên theo dõi việc thực hiện như­ng ch­ưa nhận đ­ược thông tin phản ánh có vướng mắc của các Cơ quan điều tra hai cấp như­ tr­ước khi có Quy chế. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng đang tiếp tục theo dõi và định kỳ giao ban lãnh đạo Viện kiểm sát hai cấp hằng tháng sẽ nắm thông tin, 6 tháng sẽ có đánh giá, hằng năm tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả việc thực hiện Quy chế cho Th­ường trực Thành ủy, Ban chỉ đạo cải cách tư­ pháp thành phố.
Thái Hưng 
Tìm kiếm