CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Thực hiện Quyết định số 487/2008 của Viện trưởng Viện KSND tối cao: Tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị

25/11/2010
Cỡ chữ:   Tương phản
Quyết định số 487 ngày 4/9/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” (gọi tắt là Quyết định 487) được ban hành trong bối cảnh công tác “kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp” (gọi tắt là kiểm sát giải quyết đơn tư pháp) còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp của Viện kiểm sát trước đây chưa được phân công rõ ràng, cụ thể; dẫn đến các đơn vị nghiệp vụ hầu như chưa nhận thức và thực hiện trách nhiệm kiểm sát giải quyết đơn tư pháp, công tác này gần như “khoán trắng” cho đơn vị khiếu tố; trong khi đơn vị khiếu tố lại không chuyên sâu về các công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử…
Thực hiện Quyết định số 487/2008 của Viện trưởng Viện KSND tối cao: Tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị
 
Quyết định số 487 ngày 4/9/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao” (gọi tắt là Quyết định 487) được ban hành trong bối cảnh công tác “kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp” (gọi tắt là kiểm sát giải quyết đơn tư pháp) còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp của Viện kiểm sát trước đây chưa được phân công rõ ràng, cụ thể; dẫn đến các đơn vị nghiệp vụ hầu như chưa nhận thức và thực hiện trách nhiệm kiểm sát giải quyết đơn tư pháp, công tác này gần như “khoán trắng” cho đơn vị khiếu tố; trong khi đơn vị khiếu tố lại không chuyên sâu về các công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử…; dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm sát không cao, chủ yếu chỉ kiểm sát được về thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết đơn (kiểm sát hình thức), mà chưa đi sâu kiểm sát được về việc áp dụng pháp luật trong giải quyết đơn thuộc các lĩnh vực tố tụng (kiểm sát nội dung).
Sau khi Quyết định 487 được ban hành, lãnh đạo VKSND các tỉnh, thành đã tổ chức triển khai quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức ở VKSND hai cấp. Qua hai năm triển khai thực hiện công tác kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp ở các VKSND cấp tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quyết định 487 là cơ sở pháp lý xác định nhiệm vụ cho các đơn vị một cách rành mạch, do đó, đã cơ bản khắc phục được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị nghiệp vụ với nhau và giữa các đơn vị nghiệp vụ với đơn vị khiếu tố; nhận thức của lãnh đạo các đơn vị và cán bộ nghiệp vụ ở nhiều VKSND cấp tỉnh về công tác khiếu tố đã đầy đủ hơn; sự phối hợp giữa đơn vị khiếu tố với các đơn vị nghiệp vụ chặt chẽ hơn. Do đó, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp đã có nhiều chuyển biến như: phần lớn các đơn vị nghiệp vụ đã tích cực thực hiện nghiệp vụ kiểm sát; việc nắm bắt dấu hiệu vi phạm của các cơ quan tư pháp trong giải quyết đơn tốt hơn; áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp và phương thức kiểm sát; thông qua quá trình kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm của các cơ quan tư pháp, trong đó có một số đơn vị đã phát hiện được vi phạm về việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết đơn (vi phạm về nội dung); vận dụng chính xác các căn cứ pháp luật để kết luận; tìm ra các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm; trên cơ sở đó, ban hành các kiến nghị yêu cầu khắc phục, phòng ngừa vi phạm, được các cơ quan tư pháp chấp nhận cao. Thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp của Viện kiểm sát, các cơ quan tư pháp đã nâng cao nhận thức về trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp nói riêng. Đồng thời, công tác kiểm sát việc giải quyết đơn tư pháp của Viện kiểm sát cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tư pháp; phát huy quyền dân chủ; tăng cường pháp chế XHCN; tuyên truyền có hiệu quả pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giữ vững ổn định an ninh - trật tự xã hội.
HNLT
Tìm kiếm