Tại cuộc họp giao ban, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết một số nội dung sau:
Về công tác kiểm sát
Yêu cầu Vụ 10 trong tháng 11/2010 kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Viện về việc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về quan điểm xử lý đối với những bị án có mức án dưới 5 năm tù, nhưng trốn chưa thi hành từ 31/12/1996 trở về trước.
Yêu cầu Vụ 4 kiểm tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa báo cáo việc 4 phạm nhân trốn khỏi trại tạm giam Cầu Cao. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý tạm giam, thì cần phối hợp với Cục 6 để giải quyết.
Về các tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 11/11/2010 đến 18/11/2010
- Báo Pháp luật số 318 ngày 14/11/2010 có bài: “Công lý bị thiên lệch?” của tác giả Nguyễn Lê kèm theo nội dung trao đổi của phóng viên với các luật sư Nguyễn Văn Thắng và Trần Anh Tú. Nội dung bài viết nêu về bản án dân sự sơ thẩm số 51/2010/STDS ngày 17, 20/9/2010 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án dân sự về việc chia thừa kế tại ngôi nhà số 75-77 đường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội không đúng với pháp luật, không tôn trọng nội dung của bản án phúc thẩm trước đó đã xét xử và tuyên huỷ án để điều tra lại gây thiệt hại lớn cho gia đình ông bà Phạm Thị Dung là những người già yếu, không nghề nghiệp làm mất đi của họ chỗ ở an toàn, ổn định suốt 40 năm qua.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm tra vụ việc trên. Vụ 5 theo dõi...
Ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKSND tối cao
về các tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân
Tại cuộc họp giao ban, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết một số nội dung sau:
Về công tác kiểm sát
Yêu cầu Vụ 10 trong tháng 11/2010 kiểm tra, báo cáo Lãnh đạo Viện về việc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về quan điểm xử lý đối với những bị án có mức án dưới 5 năm tù, nhưng trốn chưa thi hành từ 31/12/1996 trở về trước.
Yêu cầu Vụ 4 kiểm tra Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa báo cáo việc 4 phạm nhân trốn khỏi trại tạm giam Cầu Cao. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong công tác quản lý tạm giam, thì cần phối hợp với Cục 6 để giải quyết.
Về các tin liên quan đến hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân từ ngày 11/11/2010 đến 18/11/2010
- Báo Pháp luật số 318 ngày 14/11/2010 có bài: “Công lý bị thiên lệch?” của tác giả Nguyễn Lê kèm theo nội dung trao đổi của phóng viên với các luật sư Nguyễn Văn Thắng và Trần Anh Tú. Nội dung bài viết nêu về bản án dân sự sơ thẩm số 51/2010/STDS ngày 17, 20/9/2010 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vụ án dân sự về việc chia thừa kế tại ngôi nhà số 75-77 đường Lê Duẩn, thành phố Hà Nội không đúng với pháp luật, không tôn trọng nội dung của bản án phúc thẩm trước đó đã xét xử và tuyên huỷ án để điều tra lại gây thiệt hại lớn cho gia đình ông bà Phạm Thị Dung là những người già yếu, không nghề nghiệp làm mất đi của họ chỗ ở an toàn, ổn định suốt 40 năm qua.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội kiểm tra vụ việc trên. Vụ 5 theo dõi.
- Báo Thanh Niên số 318 ngày 14/11/2010 có bài: “ Vụ án máy ủi cản đường” của Lê Nga. Nội dung báo nêu: Do “ đụng” phải lái xe của Viện KSND tỉnh Quảng Bình và dám cãi lời ông Viện trưởng nên 3 nhân viên bảo vệ ký túc xá Đại Phong thành phố Đồng Hới là Lê Văn Toản, Phạm Hồng Ý Nguyễn Tấn Huyên đã bị bắt tạm giam và bị truy tố đến cùng về tội “Cố ý gây thương tích” và “ Bắt giữ người trái pháp luật” mặc dù Cơ quan điều tra kết luận hành vi của Nguyễn Tấn Huyên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trong vụ án này Phạm Bá Ngọc là lái xe của VKSND tỉnh Quảng Bình có hành vi gây rối trật tự công cộng lại không bị xử lý.
Liên quan đến vụ án này báo Pháp luật thành phố Chí Minh số 311 ngày15/11/2010 còn có bài “ Bảo vệ giữ người” nêu quan điểm của Toà án thành phố Đồng Hới và Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh (Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) cho rằng không cần thiết phải truy tố các bị can trên về tội Bắt giữ người trái pháp luật.
Vụ 1A kiểm tra báo cáo Lãnh đạo Viện.
- Báo Tiền Phong số 319 ngày 15/11/2010 có bài: “Khốn cùng vì án oan sai” nêu vụ việc ông Võ Tấn Hiệp ở Huyện EaH’leo, tỉnh ĐăkLak mặc dù đã được Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh Đăk Lak xét xử ở cấp giám đốc thẩm có sự tham gia của đại diện VKSND tỉnh ĐăkLak vào ngày 31/12/2002 kết luận bản án dân sự sơ thẩm số 25/DSST ngày17/7/2002 của Toà án nhân dân huyện EaH’leo, tỉnh ĐăkLak thực hiện kê biên rẫy cà phê của ông Hiệp là hoàn toàn sai pháp luật nên đã tuyên huỷ bản án trên. Đến nay vụ án dân sự này đã qua 8 lần tuyên án huỷ đi huỷ lại mãi vẫn chưa xong. Suốt 8 năm theo đuổi tố tụng vì một bản án dân sự oan sai, ông Hiệp đã quẫn trí đổ can dầu lên người định tự thiêu ngay trước sân Toà án nhân dân huyện EaH’Leo.
Yêu cầu VKSND tỉnh ĐăkLak kiểm tra, chỉ đạo giải quyết và báo cáo VKSNDTC. Vụ 5 theo dõi.
- Báo Pháp luật Việt Nam số 317 ngày 13/11/2010 có bài “Trúng đấu giá, vấp kháng nghị, giải quyết thế nào” của tác giả Trần Phong nêu về việc ông Hồng Đại Thắng cư trú tại Phường 11, Quận 11, TP Hồ Chí Minh, ngày 28/4/2010 đã ký hợp đồng với Trung tâm bán đấu giá tài sản (TTBĐGTS) TP Hồ Chí Minh để mua quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trị giá 1,5 tỷ đồng. Đến ngày 27/5/2010 ông đã nộp đủ tiền mua tài sản cho TTBĐGTS thành phố Hồ Chí Minh nhưng chưa được giao tài sản vì ngày 24/8/2010 ông nhận được thông báo của Chi cục Thi hành án Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh về việc tạm đình chỉ thi hành án do bản án đang được thi hành bị Toà án nhân dân tối cao có Quyết định số 493/2010 ngày 25/6/2010 Kháng nghị Giám đốc thẩm. Ông Thắng đề nghịđược xin lại số tiền đã nộp hoặc TTBĐGTS giữ lại 15% để bảo lưu kết quả trúng đấu giá, đến ngày 13/9/2010 ông tiếp tục xin nhận lại tiền nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Nguồn tiền mua tài sản là do ông vay Ngân hàng nên đã gây thiệt hại lớn cho ông. Lý do của việc không nhận lại được tiền là do ngày 02/11/2010 ông Vũ Quốc Doanh, Phó cục trưởng Cục Thi hành án TP Hồ Chí Minh có văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho rằng theo quy định của Khoản 5 Điều 2 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 thì Chi cục Thi hành án Quận Bình Tân cần giữ nguyên hiện trạng kết quả thi hành án để chờ bản án, Quyết định mới của Toà án có thẩm quyền. Tác giả bài báo cho rằng các cơ quan chức năng cần sớm có hướng gỡ khó tránh thiệt hại cho người dân.
Yêu cầu VKSND thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra, theo dõi xử lý báo cáo VKSND tối cao. Vụ 10 theo dõi.
- Báo Công an nhân dân số 1935 ngày 13/11/2010 có bài “ Vô ý hay cố ý giết người” nêu về vụ án “ nghi cướp” truy đuổi trên sông Cái Lớn tỉnh Cà Mau gây chết người, bị cáo Phan Văn Oanh dùng xuồng của mình lao thẳng vào xuồng của của anh Dương Ngọc Văn cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Năm căn làm cho 4 người trên xuồng bị ngã xuống sông, anh Văn bị chết. Toà án và Viện kiểm sát tỉnh Cà Mau khi xét xử sơ thẩm đều thống nhất xử bị cáo Oanh về tội vô ý làm chết người. Tuy nhiên tại phiên toà phúc thẩm ngày 12/11/2010 đại diện VKSND tối cao thực hành quyền công tố lại cho rằng hành vi của bị cáo Oanh là tội giết người với lỗi cố ý, do đó Toà án cấp phúc thẩm đã huỷ án sơ thẩm để điều tra lại.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1 theo dõi.
- Báo Đời sống và Pháp luật số 33 tháng 11/2010 có bài “18 năm mang thân phận bị can” nêu về việc năm 1988 ông Vũ Văn Chiêu lúc đó là Chánh văn phòng UBND huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre bị khởi tố về tội “Tham ô tài sản Xã hội chủ nghĩa”, bị tạm giam đến đầu năm 1991 cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú. Từ đó đến nay ông Chiêu liên tục khiếu nại nhưng chưa được cơ quan nào giải quyết. Viện kiểm sát huyện Mỏ Cày cho biết hiện nay chưa tìm được hồ sơ vụ án của ông Chiêu nên không biết kết quả giải quyết như thế nào, vì vậy ông Chiêu vẫn là bị can. Việc này làm cho ông Chiêu rất khổ, vì mang tiếng là bị can suốt 18 năm qua.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1B theo dõi.
- Báo Pháp luật Việt Namsố 321 ngày 17/11/2010 có bài “ Hủy án sơ thẩm vì nhiều sai phạm trong điều tra” của Đặng Vũ và báo Phụ nữ Việt Nam số 138 ngày 12/11/2010 có bài “ Hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu” nêu về vụ án chị Phùng Thị Hưởng ở thành phố Hưng Yên ngày 26/6/2009 đánh nhau với gia đình hàng xóm là cháu Trần Đăng Trung Kiên. Chị Hưởng là người từ chỗ là bị hại lại trở thành bị cáo, bị truy tố xét xử về tội “Cố ý gây thương tích”. Vụ án này có rất nhiều sai phạm về tố tụng, chứng cứ có nhiều mâu thuẫn. Bản luận tội của kiểm sát viên Đinh Văn Dũng đọc tại phiên tòa phúc thẩm ngày 12/11/2010 vừa qua có nhiều tình tiết suy luận không có căn cứ. Do đó Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên đã nhất trí với đề nghị của Luật sư Phạm Hồng Hải tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra, truy tố, xét xử lại từ đầu.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên kiểm tra vụ việc trên, báo cáo VKSND tối cao. Vụ 1A theo dõi.
- Báo Pháp luật Việt Nam số 322 ngày 18/11/2010 có bài “Cuộc điện thoại có “giá cước” là án chung thân” của tác giả Bình Minh nêu về vụ án đánh nhau ở bãi Lục Chắn, Móng cái, Quảng Ninh. Trong vụ án này bị cáo Nguyễn Tiến Phương, giám đốc Công ty Quang Phát bị án tử hình, bị cáo Bùi Hải Bài lĩnh án chung thân. Theo tác giả thì đây là vụ án “Giết người” đợc dư luận đặc biệt quan tâm bởi tính chất đặc biệt nghiêm trọng của nó, song bản án để lại những hoài nghi về tính khách quan của những lời buộc tội khi mà đại diện của bị hại cũng phải lên tiếng “bênh” bị cáo. Với những “ẩn số” chưa được làm rõ của vụ án, có thể sẽ có người bị xử tử và người ngồi tù chung thân oan.
Yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiểm tra lại vụ án trên, báo cáo VKSND tối cao.Vụ 3 theo dõi.
Thu Hương.