Kết quả đặc xá năm 2009 ( đợt 1):
Thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước và hướng dẫn số 82/HĐTVĐX ngày 05/12/2008 của Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 1) Nhân dịp Tết nguyên đán kỷ sửu (năm 2009) và 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2009). Sau khi có Quyết định về đặc xá năm 2009 (đợt 1) của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá, các thành viên của Hội đồng tư vấn đặc xá và các ngành liên quan đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2009 (đợt 1) bảo đảm nội dung, yêu cầu và đúng tiến độ đã đề ra. Ngày 15/01/2009 Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 116/QĐ - CTN, Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 15.140 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng đặc xá năm 2009 (đợt 1). Thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu học tập, rèn luyện tiến bộ trở thành người có ích cho xã hội.
NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG ĐẶC XÁ NĂM 2009 (ĐỢT 2)
Nguyễn Hải Phùng
Phó vụ trưởng Vụ 4-VKSNDTC
Kết quả đặc xá năm 2009 (đợt 1):
Thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước và hướng dẫn số 82/HĐTVĐX ngày 05/12/2008 của Hội đồng tư vấn đặc xá hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quyết định số 1744/2008/QĐ - CTN ngày 04/12/2008 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 1) Nhân dịp Tết nguyên đán kỷ sửu (năm 2009) và 79 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2009). Sau khi có Quyết định về đặc xá năm 2009 (đợt 1) của Chủ tịch nước và hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá, các thành viên của Hội đồng tư vấn đặc xá và các ngành liên quan đã khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2009 (đợt 1) bảo đảm nội dung, yêu cầu và đúng tiến độ đã đề ra. Ngày 15/01/2009 Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 116/QĐ - CTN, Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 15.140 phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng đặc xá năm 2009 (đợt 1). Thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước và truyền thống nhân đạo của dân tộc đối với người phạm tội bị kết án phạt tù, khuyến khích họ phấn đấu học tập, rèn luyện tiến bộ trở thành người có ích cho xã hội.
Theo báo cáo của cơ quan quản lý giam giữ, tỷ lệ người được đặc xá sau khi tái hoà nhập cộng đồng tái phạm tội chỉ chiếm tỷ lệ rất ít. Nhiều địa phương đến nay chưa phát hiện người nào tái phạm sau đặc xá. Nhiều người sau khi được đặc xá đã trở thành công dân tốt, tham gia tích cực vào lao động, sản xuất và giữ gìn an ninh – trật tự tại địa phương.
Về đặc xá năm 2009 (đợt 2)
Nhân dịp Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/2009, Chủ tịch nước có quyết định số: 1002/2009/QĐ-CTN ngày 08/7/2009 về đặc xá năm 2009 (đợt 2).
Đặc xá năm 2009 (đợt 2) về đối tượng, điều kiện được đề nghịđặc xá về cơ bản không có gì thay đổi lớn so với đặc xá năm 2009 ( đợt 1). Thời gian đã chấp hành hình phạt tù để xét đặc xá năm 2009 (đợt 2) tính đến ngày 31/8/2009.
Theo hướng dẫn số: 129/HĐTVĐX ngày 10/7/2009 của Hội đồng tư vấn đặc xá về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1002/QĐ - CTN ngày 08/7/2009 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2009 (đợt 2), thì có một số điểm mới như sau:
Phạm nhân là người chưa thành niên phạm tội mà trong bản án, quyết định của Toà án giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự khác cho bố mẹ hoặc người đỡ đầu thì thì phải có căn cứ chứng minh bố mẹ hoặc người đỡ đầu đã thực hiện xong bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ dân sự mới được xem xét, đề nghị đặc xá. Đây là điểm mới so với đặc xá năm 2009 (đợt 1), thể hiện tính công bằng và nhân đạo trong đặc xá.
Phạm nhân bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác phải thực hiện xong và có đầy đủ tài liệu chứng minh mới được xem xét, đề nghị đặc xá ( trừ những phạm nhân không bị kết án về các tội phạm tham nhũng đã 70 tuổi trở lên hoặc trên 60 tuổi nhưng thường xuyên ốm đau hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo mà bản thân và gia đình người đó không còn khả năng thực hiện phải có đầy đủ các tài liệu chứng minh về tình trạng sức khoẻ của người đó và hoàn cảnh kinh tế của gia đình mới được xem xét, đề nghị đặc xá), quy định như vậy thể hiện tính nhân đạo trong xét đặc xá.
Phạm nhân bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc các nghĩa vụ dân sự khác nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có Quyết định đình chỉ thi hành án của thủ trưởng cơ quan Thi hành án có thẩm quyền (Quyết định này được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004) thì cũng được xem xét, đề nghị đặc xá.
Các trại giam, trại tạm giam phải thực hiện tốt việc vận động, hướng dẫn và tạo điều kiện cho phạm nhân liên lạc với thân nhân, đôn đốc việc thực hiện đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc các nghĩa vụ dân sự khác tại cơ quan thi hành án dân sự; thu các khoản tiền mà phạm nhân nộp để thực hiện các nghĩa vụđã nêu, cấp giấy xác nhận cho phạm nhân làm căn cứđưa vào hồ sơ xét đề nghị đặc xá và chuyển số tiền đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Như vậy ngoài việc vận động, hướng dẫn, trại giam và trại tạm giam trực tiếp thu các khoản tiền mà phạm nhân nộp để thực hiện các nghĩa vụ dân sự ,đây là điểm mới so với đặc xá năm 2009 (đợt 1) và các lần đặc xá trước đây quy định: Các trại giam, trại tạm giam không được trực tiếp thu tiền của phạm nhân và thân nhân nộp để thực hiện các trách nhiệm nghĩa vụ dân sự.
Đặc xá đợt năm 2009 ( đợt 2 ) quy định các trường hợp không đề nghị đặc xá: người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn mà thời hạn tù còn lại trên 6 năm thì không được đề nghị đặc xá (đặc xá năm 2009 “đợt 1” quy định thời hạn tù còn lại trên 8 năm), các trường hợp thuộc đối tượng ưu tiên thời hạn tù còn lại trên 8 năm thì không được đề nghị đặc xá ( đặc xá năm 2009 “ đợt 1” quy định thời hạn tù còn lại trên mười năm).
Đặc xá năm 2009 (đợt 2) bổ sung điểm mới là giết người và hiếp dâm trẻ em; cướp giật tài sản có tính chất chuyên nghiệp; cướp giật tài sản có tổ chức, dùng thủ đoạn nguy hiểm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì không được đề nghịđặc xá. Đặc xá năm 2009 (đợt 1) không quy định các trường hợp này, mà chỉ quy định phạm tội cướp tài sản có tổ chức và có vũ khí thì không được đề nghị đặc xá.
Các trường hợp cần xem xét chặt chẽ: Ngoài những trường hợp quy định về đặc xá năm 2009 ( đợt 1): phạm nhân phạm tội tội giết người; cướp có tổ chức; cướp có vũ khí; lừa đảo; hiếp dâm trẻ em; cố ý gây thương tích có tính chất côn đồ hoặc băng ổ, nhóm thanh toán lẫn nhau cần xem xét chặt chẽ, đặc xá đợt 2 bổ sung điểm mới là cướp giật tài sản có tổ chức cũng thuộc một trong những trường hợp cần xem xét chặt chẽ.
Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá phải chấp hành tốt Quy chế, Nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại loại cải tạo từ khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Đặc xá năm 2009 ( đợt 1) quy định: Phạm nhân bị phạt tù từ ba năm trở xuống nếu chưa đủ điều kiện xếp loại cải tạo thì thời gian chấp hành hình phạt tù ở nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế, Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ và được đánh giá cải tạo tốt thì được đề nghị đặc xá. Đặc xá năm 2009 (đợt 2) không quy định điều kiện này.
Đặc xá năm 2009 ( đợt 2) bổ sung điểm mới là: Phạm nhân bị phạt tù trên hai năm đến ba năm phải có ít nhất 6 tháng cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 được xếp loại cải tạo khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt. Phạm nhân bị phạt tù từ một năm đến hai năm phải có ít nhất 6 tháng đầu năm 2009 được xếp loại khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt. Phạm nhân bị phạt tù dưới một năm phải có ít nhất quý II năm 2009 được xếp loại cải tạo khá trở lên, thời gian tiếp theo được đánh giá cải tạo tốt.
Đặc xá năm 2009 (đợt 1) quy định: Những phạm nhân do quá trình điều tra, truy tố, xét xử kéo dài đến khi xét đặc xá còn thiếu một kỳ xếp loại 6 tháng cải tạo khá hoặc tốt( đối với phạm nhân bị kết án tù từ 03 năm đến 07 năm), thiếu 2 kỳ (đối với phạm nhân bị kết án tù từ trên 07 năm) mà trong thời gian ở trại tạm giam, nhà tạm giữ chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế, Nội quy trại tạm giam, nhà tạm giữ thì vẫn được xem xét, đề nghịđặc xá nếu có đủ các điều kiện khác. Đặc xá năm 2009 (đợt 2) không quy định điều kiện này. Như vậy, theo hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2009 (đợt 2) phạm nhân thiếu kỳ xếp loại cải tạo thì không xét đề nghị đặc xá, đây là điểm mới so với lần đặc xá năm 2009 (đợt 1). Quy định như vậy là thể hiện tính khách quan, công bằng trong xét đặc xá, vì trong xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, nếu phạm nhân thiếu kỳ xếp loại cải tạo cũng không được xét giảm vì không đủ điều kiện về thi đua.
Theo quy định mới của Luật đặc xá năm 2007, từ đặc xá năm 2009 (đợt 1) không thành lập hội đồng tư vấn cấp tỉnh như những năm trước đây. Theo đó, đối với các trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh quản lý, sau khi hội đồng xét đề nghị đặc xá của trại tạm giam xét duyệt, lập hồ sơ đề nghị, báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét quyết định danh sách trình tổ thẩm định liên ngành thuộc Hội đồng tư vấn đặc xá kiểm tra, thẩm định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an. Sau khi nghiên cứu, thẩm định , tổ thẩm định lập biên bản, danh sách người đủ điều kiện và người không đủđiều kiện để báo cáo thường trực Hội đồng tư vấn đặc xá. Hội đồng tư vấn đặc xá xét duyệt, quyết định danh sách để trình Chủ tịch nước quyết định.
Về khiếu nại, tố cáo: Luật đặc xá năm 2007 quy định quyền khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại chương V có ba Điều, từ Điều 32 đến Điều 34. Xuất phát từ việc khiếu nại trong công tác đặc xá rất đặc thù như thời hạn lập hồ sơ đề nghị đặc xá ngắn, việc đặc xá không theo định kỳ, không thường xuyên. Theo đó, người có đơn xin Đặc xá chỉ khiếu nại trong việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá (Điều 32).
- Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư Lệnh quân khu và tương đương đưa vào danh sách người được đề nghị đặc xá.
- Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
Thời gian khiếu nại là năm ngày làm việc, kể từ ngày Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết danh sách người được đề nghị đặc xá.
Về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại (Điều 33) luật đặc xá năm 2007 quy định :
- Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư Lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
- Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc công an cấp tỉnh, Tư Lệnh quân khu và tương đương thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét, nếu chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá; nếu không chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người không đủđiều kiện đề nghị đặc xá.
Luật đặc xá năm 2007, không quy định việc xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định đưa vào đanh sách người đủđiều kiện đề nghị đặc xá hay đưa vào danh sách người không đủ điều kiện đặc xá của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Sau khi có quyết định đặc xá của Chủ tịch nước không xem xét, giải quyết khiếu nại về việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá; các hành vi trong quá trình lập hồ sơ đề nghị đặc xá mà Luật đặc xá quy định không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính nên không thể áp dụng Luật khiếu nại, Tố cáo để giải quyết.
Về Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá (Điều 34) Luật đặc xá:
- Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá.
- Việc giải quyết tố cáo trong việc thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật về tố cáo.
“Theo quy định của pháp luật về tố cáo” cần được hiểu là theo quy định của pháp luật chuyên ngành có quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo.
Thực hiện Điều 29 của Luật Đặc Xá và hướng đẫn số: 129/HĐTVĐX ngày 10/7/2009 của Hội Đồng tư vấn đặc xá. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có Văn bản số: 2073/VKSTC–V4, ngày 13/7/2009 chỉ đạo các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc VKSTC tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá năm 2009 (đợt 2) của Chủ tịch nước. Trong quá trình kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại trại tạm giam công an cấp tỉnh theo quy định của Luật đặc xá năm 2007, báo cáo về VKSNDTC (Vụ 4) những vướng mắc trong quá trình thực hiện để kịp thời báo cáo Hội đồng tư vấn đặc xá chỉ đạo giải quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Theo hướng dẫn của Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2009 (đợt 2), thì ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc các cấp tổ chức tiếp nhận, tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hòa nhập với gia đình và cộng đồng, tạo công ăn việc làm sớm ổn định đời sống và trở thành người có ích cho xã hội .