CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Sắp xếp :

Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND. 30/09/2020

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND số 09/2014/UBTVQH13 ngày 20/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan tư pháp thực hiện việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND và công tác kiểm sát của ngành Kiểm sát nhân dân đối với hoạt động này. Nhìn chung, việc triển khai thi hành Pháp lệnh 09/2014 và Luật xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan tư pháp nói chung và ngành kiểm sát nói riêng đều đạt được nhiều kết quả nhất định, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, khi thực hiện công tác kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, Viện kiểm sát nhận thấy vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án dân sự 29/09/2020

Thông qua kết quả xét xử phúc thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị T với bị đơn là ông Nguyễn Bá L, Bà Nguyễn Thị B, bị TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng thông báo để các VKSND trong khu vực rút kinh nghiệm như sau:

Một số khó khăn, vướng mắc và kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án giết người chưa đạt 24/09/2020

Thời gian qua, các vụ án giết người chưa đạt đều có đặc điểm chung là xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt, bị can thực hiện hành vi sử dụng hung khí (dao, tuýp sắt...) đâm, chém vào vùng đầu, ngực, bụng của nạn nhân (đây là những vùng được xác định là hiểm yếu trên thân thể người), làm tổn thương não, thấu ngực làm thủng phổi... gây hậu quả tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân từ 20% trở lên. Theo đó, ý thức chủ quan của người phạm tội (mong muốn đoạt mạng nạn nhân) được đánh giá thông qua hành vi khách quan mà bị can đã thực hiện. Lỗi của bị can được nhận định là lỗi cố ý trực tiếp. Hậu quả nạn nhân không bị chết nằm ngoài mong muốn của bị can vì đã được cấp cứu kịp thời; hoàn toàn không phụ thuộc vào việc bị can có khai nhận về ý muốn giết chết nạn nhân hay không.

Thông báo rút kinh nghiệm việc giải quyết vụ án dân sự 24/09/2020

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp hợp đồng góp vốn”, giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Lưu T với bị đơn là Công ty X, bị TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy Bản án phúc thẩm và Bản án sơ thẩm để giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật, VKSND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh thầy cần trao đổi, thông báo để các VKSND trong khu vực rút kinh nghiệm chung:

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của VKSND giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo 23/09/2020

Ngày 23/9/2020, Viện trưởng VKSND tối cao ban hành Chỉ thị số 07/CT-VKSTC về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của VKSND giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Bàn về thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con 23/09/2020

Hiện nay, quy định của pháp luật về thẩm quyền xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ còn nhiều bất cập. Qua bài viết này, tác giả Võ Văn Tuấn Khanh (TAND tỉnh Hậu Giang) đưa ra những hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật.

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án tranh chấp chia thừa kế tài sản 22/09/2020

Thông qua công tác kiểm sát xét xử theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án dân sự “Yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp chia thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị L với bị đơn là ông Đinh Văn B do TAND tỉnh N thụ lý, giải quyết. VKSND cấp cao tại Hà Nội nhận thấy quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng dẫn đến cấp phúc thẩm phải hủy án sơ thẩm để giải quyết lại, cần rút kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự.

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” 22/09/2020

Thông qua công tác kiểm sát xét xử phúc thẩm, VKSND cấp cao tại Hà Nội thông báo để VKSND địa phương trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự tham khảo rút kinh nghiệm, cụ thể như sau:

Viện kiểm sát chủ động phối hợp với Tòa án cùng cấp đối chiếu, rà soát kết quả chuyển bản án và ra quyết định thi hành án 18/09/2020

Ngày 17/9/2020, VKSND tối cao ban hành Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC hướng dẫn phối hợp kiểm sát việc Tòa án giao, gửi bản án, quyết định; ra quyết định hoặc ủy thác ra quyết định thi hành án; gửi quyết định thi hành án hình sự.

Phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong kinh doanh đa cấp: Cần bắt đầu từ chính người dân 16/09/2020

Thời gian qua, hàng vạn người dân ở khắp các tỉnh thành trong cả nước bị các nhóm lừa đảo dụ dỗ bỏ tiền mua các sản phẩm với giá cao để được quyền tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Chính sự mơ hồ trong nhận thức về kinh doanh đa cấp, lòng tham, muốn giàu nhanh, thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân (nạn nhân tiềm năng) đã tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm khai thác, lợi dụng.

Kinh nghiệm rút ra từ một Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thiếu căn cứ 15/09/2020

Thông qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính ở cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội phát hiện một số vi phạm dẫn đến việc ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính thiếu căn cứ. Xin nêu ra để bạn đọc cùng tham khảo.

Thông báo rút kinh nghiệm vụ án hình sự 14/09/2020

Thông qua công tác kiểm sát xét xử giám đốc thẩm vụ án Nguyễn Văn T phạm tội: “Cố ý làm hư hỏng tài sản”, bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND cấp cao tại Đà Nẵng hủy án sơ thẩm để điều tra lại.

Kỹ năng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự sơ thẩm 08/09/2020

Xét hỏi của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự là việc KSV trực tiếp xét hỏi những người tham gia tố tụng, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, nhận xét và hỏi thêm những vấn đề có liên quan đến những tài liệu được công bố để xem xét, đánh giá chứng cứ và các tình tiết của vụ án khách quan, toàn diện và đầy đủ nhằm xác định sự thật của vụ án. Bài viết sau đây của TS. Nguyễn Huy Phượng sẽ hệ thống, cung cấp một số kỹ năng xét hỏi cho KSV trong phiên toà hình sự sơ thẩm.

Thực tiễn áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của BLTTHS năm 2015 07/09/2020

Thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) là một “thủ tục đặc biệt” của tố tụng hình sự, là sự thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp, được thể hiện trong các Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp là: “Nghiên cứu để quy định và thực hiện thủ tục tố tụng rút gọn đối với những vụ án đơn giản, phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, hậu quả ít nghiêm trọng”. Tiếp đến Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã có chỉ đạo là: “xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”.

Tìm kiếm