Ngày 03/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực, các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong, cùng 12 thành viên Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân cùng tham dự buổi họp. Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát báo cáo nội dung tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002...
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
CHO Ý KIẾN LUẬT TỔ CHỨC VKSND NĂM 2002 VÀ BỘ LUẬT TTHS NĂM 2003
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Ngày 03/11/2012, Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân để lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Dự và chỉ đạo Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Thường trực, các đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Lê Hữu Thể, Trần Công Phàn, Nguyễn Hải Phong, cùng 12 thành viên Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân cùng tham dự buổi họp.
Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Phó Viện trưởng Viện khoa học kiểm sát báo cáo nội dung tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổng kết 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, 10 năm thi hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 và Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND (được sửa đổi, bổ sung năm 2011). Thời gian qua, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành khảo sát thực tiễn tại 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình; Thừa Thiên Huế, Gia Lai; thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo chương trình, Viện khoa học kiểm sát tổ chức nhiều cuộc hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và các nhà hoạt động thực tiễn để phục vụ công tác tổng kết hai dự luật quan trọng này. Sau khi Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Ngành gửi báo cáo tổng kết, Viện khoa học kiểm sát đã hoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết 02 luật nêu trên trình Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân.
Phát biểu tại buổi làm việc, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa bình khẳng định, mục tiêu của cuộc họp lần này tập trung lấy ý kiến rộng rãi các thành viên Hội đồng khoa học ngành Kiểm sát nhân dân kết quả 10 năm thi hành Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002; 8 năm thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, qua áp dụng thực tiễn 02 dự luật này có khó khăn, vướng mắc gì cần sửa đổi, bổ sung. Đồng chí Viện trưởng yêu cầu, 02 dự án luật phải quán triệt đầy đủ, đúng quan điểm, chủ trương cải cách tư pháp được thể hiện trong văn kiện, nghị quyết của Đảng, nhất là cải cách tư pháp thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010. Đồng chí Viện trưởng nhấn mạnh, xuất phát từ tiến trình cải cách tư pháp, sẽ tổ chức lấy ý kiến của các đồng chí nguyên là Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát mở rộng, sau đó sẽ tổ chức Hội nghị toàn Ngành dự kiến vào ngày 06,07/12/2012. Hội nghị toàn ngành Kiểm sát có sự tham dự của 3 cấp kiểm sát, do vậy định hướng thảo luận phải nêu các vấn đề vướng mắc của 3 cấp kiểm sát, nhất là những vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật ở cấp huyện. Trên cơ sở đó những kiến nghị, sửa đổi, bổ sung về Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.
Quốc Hưng