CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐ TỤNG BẢO ĐẢM QUYỀN DÂN CHỦ VÀ TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT

13/06/2011
Cỡ chữ:   Tương phản
Trong hai ngày 9-10/6/2011, tại Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật CHLB Đức phối hợp tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm CHLB Đức”. Tiến sĩ Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chỉ đạo Hội thảo. Tham dự có bà Schemeink Angele, Phó Giám đốc Quỹ hợp tác pháp luật CHLB Đức; các chuyên gia quốc tế, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Công an; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; các cơ sở nghiên cứu pháp luật và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các chuyên gia trong nước và nước ngoài trình bày các chuyên đề quan trọng như: GS. TS Rober Esser với tham luận “Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự CHLB Đức”; GS. TSKH Đào Trí Úc với tham luận “Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự Việt Nam-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện;...
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐ TỤNG BẢO ĐẢM QUYỀN DÂN CHỦ VÀ TÍNH NGHIÊM MINH CỦA PHÁP LUẬT
 
 
Quang cảnh Hội thảo
Trong hai ngày 9-10/6/2011, tại Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Quỹ Hợp tác quốc tế về pháp luật CHLB Đức phối hợp tổ chức Hội thảo “Hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp - kinh nghiệm CHLB Đức”. Tiến sĩ Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao dự và chỉ đạo Hội thảo. Tham dự có bà Schemeink Angele, Phó Giám đốc Quỹ hợp tác pháp luật CHLB Đức; các chuyên gia quốc tế, đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Công an; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; các cơ sở nghiên cứu pháp luật và đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các chuyên gia trong nước và nước ngoài trình bày các chuyên đề quan trọng như: GS. TS Rober Esser với tham luận “Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự CHLB Đức”; GS. TSKH Đào Trí Úc với tham luận “Tổng quan về mô hình tố tụng hình sự Việt Nam-Thực trạng và phương hướng hoàn thiện; ông Juergen với tham luận “Thẩm quyền truy tố và vấn đề mặc cả nhận tội trong tố tụng hình sự CHLB Đức”… Các tham luận đều khẳng định, mỗi mô hình tố tụng hình sự đều chứa đựng những hạt nhân hợp lý của nó và đều có những hạn chế không tránh khỏi. Việc lựa chọn mô hình tố tụng hình sự để áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như truyền thống pháp luật, trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và pháp luật nói riêng, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của người dân cũng như cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của mỗi quốc gia.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể chỉ rõ, thực hiện Chương trình trọng tâm công tác tư pháp của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án ”Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”. Theo kế hoạch, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương sẽ cho ý kiến về Đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam” vào quý IV năm 2011. Qua triển khai nghiên cứu Đề án, có hai loại ý kiến chính: Thứ nhất , trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự nên được thực hiện trên cơ sở giữ nền tảng của mô hình tố tụng thẩm vấn hiện tại. Tuy nhiên cần nghiên cứu để bổ sung những điểm tích cực của mô hình tố tụng tranh tụng, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Thứ hai, cần chuyển hẳn mô hình tố tụng hình sự Việt Nam từ mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn sang mô hình tố tụng hình sự tranh tụng, áp dụng triệt để nguyên tắc đối tụng. Tòa án chỉ đóng vai trò trọng tài, ra phán uyết trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa.
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Hữu Thể nhấn mạnh, mục tiêu cần đạt được là làm thế nào để xây dựng mô hình tố tụng hình sự cho phép thu thập chứng cứ một cách đầy đủ nhất, tìm đến sự thật khách quan một cách chính xác nhất, nhanh chóng nhất và đảm bảo quyền con người tốt nhất; khắc phục một cách căn bản những vướng mắc, bất cập của cơ chế tố tụng hình sự hiện hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động tư pháp hình sự.
Hoàng Long
Tìm kiếm