Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Văn Chính phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành văn bản số 104/TB-VKSTC-VPT2 để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.
Nội dung vụ án: Khoảng 19h30’ ngày 04/5/2010, Phạm Văn Chính (sinh năm 1984) đi xe mô tô trên đường đi uống cà phê thì gặp cháu Võ Thị Năm (sinh ngày 16/4/1999) đi bộ một mình. Chính chở cháu Năm đến quán ông Lê Bá Thắng mua kem ăn. Sau đó chở cháu Năm đến sân kho Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã An Ninh Tây. Chính dựng xe, đứng tựa mông vào yên xe, cởi quần cháu Năm xuống đầu gối, tự cởi khóa quần đưa dương vật vào âm hộ cháu Năm thực hiện hành vi giao cấu. Do thấy phòng làm việc của Hợp tác xã có người rọi đèn pin nên Chính dừng giao cấu và chở cháu Năm đến đoạn đường vắng sau trạm y tế xã An Ninh Tây để tiếp tục giao cấu. Sau đó, Chính chở cháu Năm về thì bị phát hiện. Chính bỏ trốn đến ngày 10/5/2010 mới ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội...
THÔNG BÁO RÚT KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI BẢN ÁN KHÔNG ÁP DỤNG ĐẦY ĐỦ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án Phạm Văn Chính phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành văn bản số 104/TB-VKSTC-VPT2 để Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu, rút kinh nghiệm chung. Website Viện kiểm sát nhân dân tối cao trích đăng nội dung thông báo trên để bạn đọc tham khảo.
Nội dung vụ án: Khoảng 19h30’ ngày 04/5/2010, Phạm Văn Chính (sinh năm 1984) đi xe mô tô trên đường đi uống cà phê thì gặp cháu Võ Thị Năm (sinh ngày 16/4/1999) đi bộ một mình. Chính chở cháu Năm đến quán ông Lê Bá Thắng mua kem ăn. Sau đó chở cháu Năm đến sân kho Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã An Ninh Tây. Chính dựng xe, đứng tựa mông vào yên xe, cởi quần cháu Năm xuống đầu gối, tự cởi khóa quần đưa dương vật vào âm hộ cháu Năm thực hiện hành vi giao cấu. Do thấy phòng làm việc của Hợp tác xã có người rọi đèn pin nên Chính dừng giao cấu và chở cháu Năm đến đoạn đường vắng sau trạm y tế xã An Ninh Tây để tiếp tục giao cấu. Sau đó, Chính chở cháu Năm về thì bị phát hiện. Chính bỏ trốn đến ngày 10/5/2010 mới ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố Phạm Văn Chính phạm tội “Hiếp dâm trẻ em”, theo Khoản 4, Điều 112 Bộ luật hình sự, đề nghị áp dụng thêm Điểm b, p, Khoản 1, 2, Điều 46; Điểm g, Khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo 17 - 18 năm tù.
Bản án sơ thẩm số 20 ngày 16/10/2010 của TAND tỉnh Phú Yên áp dụng Khoản 4, Điều 112; các điểm b, p, Khoản 1, 2, Điều 46 Bộ luật hình sự (không áp dụng Điểm g, Khoản 1, Điều 48), xử phạt Chính 12 năm tù, vì cho rằng bị cáo không phạm vào tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điểm g, Khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự “phạm tội nhiều lần”.
Vụ án có kháng cáo và kháng nghị, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị sửa án sơ thẩm, áp dụng thêm Điểm g, Khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự, bởi hành vi phạm tội của bị cáo là nhiều lần, cần tăng nặng hình phạt đối với bị cáo Chính. Hội đồng xét xử phúc thẩm đã chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát và xử phạt bị cáo Chính 13 năm tù.
Về áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần: Từ hai lần trở lên (những lần này chưa bị xử lý). Tội Hiếp dâm là tội có cấu thành hình thức, vậy nên tội phạm hoàn thành khi có hành vi giao cấu mà không kể việc giao cấu đó kết thúc về sinh lý hay chưa. Trong vụ án này, bị cáo Phạm Văn Chính đã 02 lần giao cấu với cháu Năm ở hai nơi khác nhau nên cần áp dụng thêm Điểm g, Khoản 1, Điều 48 Bộ luật hình sự đối với bị cáo. Bản án sơ thẩm đã không áp dụng là không đúng quy định của pháp luật, đồng thời mức án tuyên chưa tương xứng với hành vi phạm tội. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên đã kháng nghị kịp thời, bảo vệ quan điểm đúng đắn, được Tòa cấp phúc thẩm chấp nhận.
Thanh Tâm