Ngày 20/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức họp báo giới thiệu kỷ niệm 50 năm xây dựng, trưởng thành, đón nhận Huân chương Sao vàng và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ Tư của ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban chỉ đạo Kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Tạp chí kiểm sát, báo Bảo vệ pháp luật, Vụ Kế hoạch - Tài chính, thành viên Ban chỉ đạo, các Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền, Lễ tân và 26 phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí của Trung ương và thành phố Hà Nội.
Tại buổi họp báo, phóng viên các cơ quan báo chí nghe đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu về truyền thống 50 năm xây dựng, trưởng thành, những thành tựu của ngành Kiểm sát nhân dân đạt được trong nửa thế kỷ qua...
Họp báo về kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân
Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng VKSNDTC chủ trì buổi họp báo
Ngày 20/7/2010, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức họp báo giới thiệu kỷ niệm 50 năm xây dựng, trưởng thành, đón nhận Huân chương Sao vàng và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ Tư của ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Hoàng Nghĩa Mai, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban chỉ đạo Kỷ niệm 50 năm thành lập Viện kiểm sát nhân dân chủ trì buổi họp báo. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Văn phòng, Vụ Tổ chức cán bộ, Tạp chí kiểm sát, báo Bảo vệ pháp luật, Vụ Kế hoạch - Tài chính, thành viên Ban chỉ đạo, các Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền, Lễ tân và 26 phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí của Trung ương và thành phố Hà Nội.
Tại buổi họp báo, phóng viên các cơ quan báo chí nghe đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao giới thiệu về truyền thống 50 năm xây dựng, trưởng thành, những thành tựu của ngành Kiểm sát nhân dân đạt được trong nửa thế kỷ qua. Tiền thân của Viện kiểm sát nhân dân là hệ thống Viện Công tố được thành lập năm 1958. Viện Công tố có các nhiệm vụ: Điều tra và truy tố những vi phạm về hình sự; Giám sát việc chấp hành pháp luật của Cơ quan điều tra, trong việc xét xử của Toà án, trong việc giam giữ và cải tạo. Hệ thống Viện Công tố bao gồm: Viện Công tố Trung ương; Viện Công tố phúc thẩm ở các khu vực: Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Khu tự trị Việt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo; Viện Công tố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Công tố khu đặc biệt Hồng Quảng, Viện Công tố khu đặc biệt Vĩnh Linh; Viện Công tố huyện, thị trấn lớn và tương đương. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) đề ra hai nhiệm vụ chiến lược: "Ra sức củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước”. Trước yêu cầu mới của cách mạng, ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chính thức được thành lập. Đồng chí Hoàng Quốc Việt được Quốc hội bầu giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đầu tiên. Kể từđó, ngày 26/7 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Viện kiểm sát nhân dân.
Sau khi được thành lập, Viện kiểm sát nhân dân vừa khẩn trương xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, vừa triển khai hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷĐảng, Viện kiểm sát các cấp đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm: bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân, bảo vệ thành quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở miền Bắc và tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam. Với phương châm vừa chiến đấu vừa xây dựng, ngành Kiểm sát đã coi trọng việc khai thác và vận dụng những kinh nghiệm của Viện công tố trước đây trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng ngành; tham khảo kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa anh em, từng bước xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của ngành.
Trong 15 năm phấn đấu kể từ sau khi được thành lập (1960 - 1975), ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Công tác kiểm sát giai đoạn này đã thể hiện rõ tư tưởng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đầu tiên: Công tác kiểm sát thực chất là công tác chính trị, công tác kiểm sát phải phục vụ nhiệm vụ chính trị.
Từ năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành Kiểm sát nhân dân được tổ chức và hoạt động trên phạm vi cả nước. Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh phía Nam tuy mới được xây dựng nhưng đã cố gắng triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phục vụđắc lực các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ở vùng mới giải phóng. Qua hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ kiểm sát ở các tỉnh phía Nam đã có bước trưởng thành nhanh chóng.
Trên phạm vi cả nước, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân đã tập trung phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra. Viện kiểm sát các cấp đã nắm vững quan điểm pháp chế xã hội chủ nghĩa, tích cực phục vụ việc thiết lập, củng cố trật tự quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở một số ngành quản lý kinh tế trọng điểm và một sốđơn vị sản xuất kinh doanh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phát hiện và báo cáo với Đảng và Nhà nước về những sơ hở trong các chủ trương, biện pháp quản lý mà những đối tượng vụ lợi có thể lợi dụng để thực hiện hành vi làm trái chính sách, chếđộ... giúp Trung ương xem xét để có những bổ sung, chấn chỉnh kịp thời. Nhiều Viện kiểm sát địa phương đã chủđộng đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương mở hội nghị pháp chếđể nhân rộng điển hình tiên tiến tuân theo pháp luật và liên hệ kiểm điểm việc chấp hành pháp luật ởđịa phương. Qua đó, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong cán bộ, lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân.
Để góp phần bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, Viện kiểm sát các cấp đã tăng cường hoạt động kiểm sát điều tra, kiểm sát hoạt động bắt, giam, giữ và tập trung cải tạo; tăng cường kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hữu quan để kịp thời phát hiện vi phạm, ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm.
Về xây dựng ngành, trên cơ sở Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981, ngành Kiểm sát đã xây dựng Quy chế ngạch kiểm sát viên trình Hội đồng Nhà nước phê duyệt. Đồng thời, xây dựng các điều lệ công tác, chếđộ trách nhiệm, lề lối làm việc của mỗi cấp kiểm sát, các quy chế về trình tự hoạt động của từng phương thức kiểm sát làm cơ sởđưa hoạt động kiểm sát đi dần vào nề nếp và bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành. Việc xây dựng đội ngũ cán bộđược đặc biệt quan tâm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành được thực hiện ở cả 3 cấp kiểm sát với những hình thức thích hợp: đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước và ngoài nước. Công tác tổng kết nghiệp vụ, xây dựng lý luận khoa học công tác kiểm sát được chú trọng; ngành Kiểm sát đã bước đầu xây dựng được hệ thống giáo trình môn học công tác kiểm sát tương đối hoàn chỉnh. Quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan hữu quan được tăng cường, đạt hiệu quả tích cực. Hoạt động hợp tác tương trợ giữa Viện kiểm sát Việt Nam với Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa anh em được duy trì và từng bước mở rộng.
Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới và các quan điểm về cải cách tư pháp được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng, ngành Kiểm sát nhân dân đã có bước đổi mới mạnh mẽ về nhận thức lý luận, về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Nhờ thực hiện chủ trương và các biện pháp đổi mới, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trên phương diện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (công tác kiểm sát chung), Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉđạo Viện kiểm sát các cấp thực hiện kiểm sát theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi cả nước. Bám sát các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nuớc, ngành Kiểm sát đã tổ chức khảo sát, xác định đúng các lĩnh vực kinh tế trọng điểm để tập trung kiểm sát như: năm 1990, tập trung kiểm sát hoạt động quản lý kinh doanh xuất, nhập khẩu; năm 1991, tập trung kiểm sát hoạt động quản lý, sử dụng ngoại tệ; năm 1992, kiểm sát các ngành sản xuất thuốc lá, rượu, bia, giao thông, bưu điện; năm 1993, kiểm sát lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; năm 1994 và 1995, kiểm sát việc quản lý và sử dụng đất đai; năm 1996 và 1997, kiểm sát việc chấp hành Luật thuế, Luật ngân sách nhà nước, quản lý thu và chi ngân sách phục vụ chương trình giáo dục, xóa đói giảm nghèo; năm 1998 và 1999, tập trung kiểm sát việc quản lý vốn và sử dụng vốn đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn; năm 2000, kiểm sát việc quản lý Nhà nước về kinh doanh xuất nhập khẩu... Qua công tác kiểm sát chung, ngành Kiểm sát đã có nhiều kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ chấn chỉnh, chỉđạo tăng cường công tác quản lý; kiến nghị, kháng nghị yêu cầu thu hồi cho Nhà nước hàng ngàn tỷđồng; yêu cầu khởi tố và trực tiếp khởi tố nhiều vụ án hình sự, dân sự. Qua đó, đã góp phần vào việc tăng cường quản lý kinh tế - xã hội theo pháp luật.
Phóng viên Quang Vũ (TTXVN) tại buổi họp báo
Năm 2002 đánh dấu một bước điều chỉnh quan trọng về chức năng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Thực hiện quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, các lĩnh vực công tác của ngành Kiểm sát nhân dân trong những năm qua đã có những chuyển biến lớn, có hiệu quả hơn trước, nhất là công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát các cấp đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các loại tội phạm; đã chú trọng thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội và đảm bảo các hoạt động tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Viện kiểm sát đã phối hợp với Cơ quan điều tra và Toà án đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp như các vụ án kinh tế lớn, các vụ án ma tuý có tính chất xuyên quốc gia, các vụ án phạm tội có tổ chức... Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉđạo Viện kiểm sát các cấp tăng cường công tác thực hành quyền công tố, trọng tâm là nâng cao trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa; tập trung chỉđạo nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp. Ngành Kiểm sát cũng đã thường xuyên đúc rút kinh nghiệm, phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao xây dựng và ban hành nhiều Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, hướng dẫn xử lý các loại tội phạm, nhất là tội tham nhũng, tội về ma túy và nhiều loại tội nghiêm trọng khác. Công tác phối hợp liên ngành giữa Viện kiểm sát với các cơ quan bảo vệ pháp luật được tăng cường để nâng cao hiệu quả và tiến độ giải quyết các vụ án. Những hoạt động đó góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết án, làm giảm tội phạm ở một số lĩnh vực, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước. Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án tham nhũng, các vụ án kinh tế lớn, ngành Kiểm sát đã kiến nghị với Chính phủ và với một số Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có biện pháp chỉ đạo khắc phục sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xử lý nghiêm túc đối với những doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có vi phạm.
Trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án; tích cực tham gia các phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính, việc dân sựở các giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật. Qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án, việc dân sự, Viện kiểm sát đã kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục nhiều vi phạm pháp luật, đồng thời tổng hợp tình hình và kiến nghị các cơ quan chính quyền có biện pháp giải quyết các điểm nóng, các khiếu kiện bức xúc, kéo dài, góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Trong công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát các cấp đã tăng cường kiểm sát việc tổ chức thi hành án, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án nắm chắc số bản án, quyết định có điều kiện thi hành để yêu cầu thi hành một cách kịp thời; kiểm sát chặt chẽ việc xét miễn, giảm thi hành án. Qua hoạt động kiểm sát, đã kiến nghị với Toà án, Cơ quan công an, Cơ quan thi hành án khắc phục nhiều vi phạm, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.
Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được tăng cường, góp phần bảo đảm việc quản lý và thực hiện các chế độ đối với người bị giam, giữ theo đúng quy định của pháp luật. Ngành Kiểm sát đã tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện tốt công tác giải quyết đặc xá theo quyết định của Chủ tịch Nước.
Công tác khiếu tốđược các cấp kiểm sát thực hiện tốt. Những năm gần đây, toàn ngành đã tập trung giải quyết các khiếu nại, tố cáo tư pháp thuộc thẩm quyền có liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, dân sự; nhất là đơn khiếu nại oan, sai trong hoạt động tố tụng, xâm phạm quyền dân chủ và đơn tố cáo hành vi tham nhũng, xâm phạm hoạt động tư pháp, đơn đề nghị giám đốc thẩm các bản án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại... đã có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã thường xuyên tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp chính quyền ở các địa phương, của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật. Qua kiểm sát đã phát hiện và yêu cầu khắc phục nhiều vi phạm trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phóng viên Hà Diệp (Hệ phát thanh có hình, Đài Tiếng nói Việt Nam) tại buổi họp báo
Trong công tác xây dựng ngành, hệ thống tổ chức Viện kiểm sát ở cả 3 cấp ngày càng được kiện toàn và củng cố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành luôn được chú trọng thực hiện, nhất là việc bồi dưỡng đào tạo về kiến thức pháp lý và nghiệp vụ kiểm sát, về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước... quan tâm việc tuyển dụng, bồi dưỡng nguồn nhân lực đểđáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành đầy đủ hệ thống quy chế quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát và công tác quản lý, chỉđạo điều hành. Cơ sở vật chất của ngành ngày càng được tăng cường nhằm đáp ứng nhu cầu công tác; Viện kiểm sát các cấp đã chú trọng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác; thực hiện giao ban, tổ chức kiểm tra trực tuyến; triển khai phần mềm quản lý án hình sự, quản lý công tác nghiệp vụ. Công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành ngày càng được hoàn thiện, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
Ngành Kiểm sát nhân dân đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với việc thực hiện lời dạy của Bác Hồđối với cán bộ kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn'' nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về phẩm chất đạo đức, tinh thông về chuyên môn nghiệp vụ và công tâm trong thực thi nhiệm vụ.
Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát ngày càng được tăng cường. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Viện kiểm sát và Viện công tố nhiều nước trên thế giới; tích cực tham gia các diễn đàn đa phương của thế giới và khu vực về lĩnh vực tư pháp; cử nhiều cán bộđi nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm ở nước ngoài. Việc triển khai các dự án quốc tế cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần vào việc nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động của Viện kiểm sát. Trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã thực hiện tốt nhiệm vụ là cơ quan đầu mối thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Đặc biệt, năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tổ chức thành công Hội nghị 14 Viện kiểm sát các tỉnh có chung đường biên giới Việt - Lào và Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện công tố các nước ASEAN và Trung Quốc lần thứ 6 tại Hà Nội; những sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Viện kiểm sát Việt Nam với Viện kiểm sát, Viện công tố các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với những cống hiến của ngành Kiểm sát nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng trong suốt 50 năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã vinh dự hai lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (năm 1985 và 1990). Nhiều đơn vị, tập thể, cá nhân trong ngành đã được tặng thưởng những phần thưởng cao quý: 03 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Sao vàng; 07 cá nhân được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; 05 đơn vị và 36 cá nhân được tặng Huân chương Độc lập các hạng; 19 đơn vị, 354 tập thể và 150 cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng; và rất nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng những phần thưởng cao quý khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của ngành Kiểm sát nhân dân. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành, Đảng và Nhà nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho ngành Kiểm sát nhân dân.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hoàng Nghĩa Mai cho biết: Ngay từ đầu năm 2010, Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm thành lập ngành như: Tổng kết 50 năm tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, hoàn thành việc biên soạn cuốn lịch sử của ngành; chuẩn bị nội dung và các điều kiện để tổ chức Lễ kỷ niệm và Đại hội thi đua yêu nước; đặc biệt là thường xuyên chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp đổi mới và nâng cao chất lượng các mặt công tác theo yêu cầu cải cách tư pháp, thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Ngành. Bên cạnh đó, đã triển khai nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền, các hoạt động văn hoá, thể thao như xây dựng bộ phim tài liệu lịch sử "Nửa thế kỷ xây dựng và phát triển của Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam", tổ chức Liên hoan văn nghệ ngành Kiểm sát nhân dân lần thứ IV, biên soạn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu phục vụ hoạt động tuyên truyền... Quá trình thực hiện các hoạt động trên, Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, các địa phương; trong đó có sự giúp đỡ, phối hợp thường xuyên, có hiệu quả của các cơ quan báo chí. Phó Viện trưởng Hoàng Nghĩa Mai khẳng định, trải qua năm mươi năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát thường xuyên của Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ở Trung ương và địa phương, sựđồng tình ủng hộ của nhân dân, ngành Kiểm sát nhân dân đã không ngừng được củng cố, hoàn thiện và trưởng thành về mọi mặt; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước cũng như góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các quyền dân chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Trong buổi họp báo, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã giành nhiều thời gian trao đổi, thông tin với đại diện các cơ quan báo chí về thực hiện chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, trách nhiệm.
Tin và ảnh: Ban biên tập