Theo chân cán bộ VKSND thị xã Thái Hà, chúng tôi tìm đến gia đình ông Trần Mạnh Quỳ, nguyên Viện trưởng VKSND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Gặp ông Quỳ trong căn nhà nhỏ nhưng ấm tình đồng chí, đồng nghiệp, khi được hỏi về quãng đời hoạt động cách mạng của mình, ông dốc bầu tâm sự.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, bố mẹ, anh chị em đều tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 17 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông viết đơn tình nguyện xin đi bộ đội với mong muốn được cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Và điều mong ước đó đã trở thành hiện thực. Năm 1946, ông nhập ngũ và được biên chế vào lực lượng bộđội biên phòng trấn giữ mặt biển từ Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên.
Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2010):
Còn sức, còn cống hiến
Theo chân cán bộ VKSND thị xã Thái Hà, chúng tôi tìm đến gia đình ông Trần Mạnh Quỳ, nguyên Viện trưởng VKSND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Gặp ông Quỳ trong căn nhà nhỏ nhưng ấm tình đồng chí, đồng nghiệp, khi được hỏi về quãng đời hoạt động cách mạng của mình, ông dốc bầu tâm sự.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, bố mẹ, anh chị em đều tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Năm 17 tuổi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông viết đơn tình nguyện xin đi bộđội với mong muốn được cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Và điều mong ước đó đã trở thành hiện thực. Năm 1946, ông nhập ngũ và được biên chế vào lực lượng bộ đội biên phòng trấn giữ mặt biển từ Thanh Hoá đến Bình Trị Thiên. Trong quân đội ông đã lập được nhiều thành tích năm 1956 được cấp trên bổ nhiệm chức vụĐồn trưởng Đồn biên phòng Lạch Quèn, Quỳnh Lưu. Trong thời gian công tác tại Đồn biên phòng được nhân dân cung cấp những thông tin về bọn biệt kích phản động được kẻ thù huấn luyện thả ra miền Bắc để phá hoại cách mạng, ông Quỳđã chỉđạo cán bộ chiến sỹ làm tốt công tác dân vận, xây dựng mạng lưới an ninh nhân dân vững chắc, do vậy nhiều ổ biệt kích bị tóm gọn. Năm 1960 VKSND các cấp được thành lập, ông được điều động về giữ chức Viện trưởng VKSND huyện Nghĩa Đàn và cũng là người đặt nền móng đầu tiên xây dựng và chỉđạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ của Ngành và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy địa phương. Trong những ngày đầu thành lập, đơn vịđược biên chế 4 người, chưa có trụ sở phải ở trọ trong nhà dân. Năm 1972 trụ sở mới với 5 gian nhà xây tạm, cơ sở vật chất thiếu thốn, anh em trong đơn vị phải tự lực cánh sinh, vượt mọi gian khổđể thực hiện tốt nhiệm vu. Trong thời gian này cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc ngày càng ác liệt, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát hết sức nặng nề, vừa tích cực đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, vừa tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN. Mặc dù còn khó khăn, nhưng với bản lĩnh người lãnh đạo, ông Quỳđã động viên cán bộ công chức trong đơn vị vượt mọi thử thách, xây dựng đơn vịđoàn kết thống nhất cao, xung kích đi đầu trong mọi lĩnh vực công tác... hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn của Ngành và nhiệm vụ chính trịđịa phương. Năm 1975 nước nhà thống nhất, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát có sự thay đổi. Vai trò của Ngành được nâng cao trong hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ của ngành Kiểm sát trong thời gian này là kiểm sát điều tra – xét xử các vụ án hình sự, kiểm sát tạm giữ, tạm giam, kiểm sát dân sự – hôn nhân gia đình, nhất là vai trò kiểm sát chung và kiểm sát văn bản đã có tác dụng hạn chế và phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả cao. Nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ của Ngành trong giai đoạn cách mạng mới, ông Quỳđã trực tiếp xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm sát hàng năm của đơn vị sát với yêu cầu, nhiệm vụ của Ngành, bố trí cán bộ kiểm sát chặt chẽ việc bắt tạm giữ, tạm giam tại Cơ quan điều tra nên không để xảy ra việc bắt giữ oan sai; việc phê chuẩn các lệnh, quyết định khởi tố bị can đúng quy định của pháp luật. Hiệu quả và chất lượng công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế xã hội đạt cao. Hàng năm qua công tác kiểm sát đã phát hiện các sai phạm trong công tác quản lý kinh tế tài chính tại các đơn vịđóng trên địa bàn, kháng nghị thu hồi hàng trăm triệu đồng. Viện kiểm sát huyện đã phát hiện một số vụ án tham nhũng, đã ra quyết định khởi tố vụ án, sau đó chuyển hồ sơ tài liệu cho cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật hình sự. Điển hình như vụ Tham ô tem phiếu tại Công ty Thương nghiệp Nghĩa Đàn năm 1981, vụ biển thủ công quỹ và tham ô tài sản tại Nông trường Tây Hiếu… Ông đã chỉđạo đơn vị, phối hợp với Cơ quan điều tra đưa vụ việc ra ánh sáng, góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Về công tác Kiểm sát văn bản được chú trọng, hàng năm đơn vịđã phát hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương ban hành trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh… Ông Quỳđã chỉđạo bộ phận Kiểm sát chung nghiên cứu kỹ nội dung để tham mưu cho Viện trưởng ban hành kháng nghị. Với những thành tích đó, đơn vị nhiều năm liền được Viện kiểm sát cấp trên công nhận đạt danh hiệu lao động xuất sắc. Năm 1983 - 1984 đơn vịđược VKSNDTC tặng Cờ của ngành KSND. Ông Quỳđược xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua Ngành và nhiều phần thưởng khác do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Ông Quỳ tâm sự, đểđạt được những thành công đó, điều trước tiên Thủ trưởng đơn vị phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết trong công tác và bao dung độ lượng, biết yêu thương đồng chí, đồng nghiệp, biết sắp xếp cán bộđúng sở trường, đúng chuyên môn nghiệp vụ... Điều cốt yếu là phải biết quy tụ cán bộ, giữ vững sựđoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ cơ quan thì làm việc gì cũng thành công. Trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng không được xem nhẹ, thường xuyên khuyến khích, động viên cán bộ Kiểm sát thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Công minh - Chính trực - Khách quan - Thận trọng - Khiêm tốn”. Ông Quỳ luôn lấy tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để phấn đấu thực hiện mục tiêu cao cả của mình là xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trưởng thành và phát triển.
Dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia các phong trào tại địa phương. Những hoạt động của ông Quỳđã được cấp uỷ, chính quyền địa phương đánh giá cao và được nhân dân kính trọng và quý mến. Khi Đảng và Nhà nước phát động phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ông là người tiên phong và vận động các tầng lớp nhân dân học tập và làm theo. Năm 2010 ông là một trong những đại biểu xuất sắc của thị xã Thái Hoà được tham dựĐại hội thi đua học tập và làm theo lời Bác do tỉnh Nghệ An tổ chức. Đối với ngành Kiểm sát ông Quỳ vẫn thường xuyên quan tâm theo dõi, động viên cán bộ trong Ngành phải giữ vững phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị nghề nghiệp, bảo vệ công lý và lẽ phải...
Ông Quỳ cho biết: Dù đã 83 tuổi, nhưng cứđến ngày thành lập Ngành lòng ông cứ rạo rực, ông luôn dõi theo quá trình phát triển của Ngành. Năm 2010 ngành Kiểm sát nhân dân tròn 50 tuổi. Suốt chặng đường xây dựng và phát triển, biết bao biến cố, thăng trầm nhưng Ngành tiếp tục đứng vững và khẳng định địa vị pháp lý của mình trong hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước. Đây cũng là vinh dự và trách nhiệm lớn lao đòi hỏi cán bộ công chức ngành Kiểm sát phải nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược Nhà nước và nhân dân giao phó.
Văn Truyền