Tháng năm trời nắng như đổ lửa, tôi lại bước vào cuộc hành trình theo chân những người Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH), ngược đường vượt qua bao đèo cao khúc khuỷu về với Lai Châu, vùng đất miền cực tây của tổ quốc. Quả đúng như người ta nói về những cung đường hiểm trở để lên đến miền cực Tây của Tổ quốc. Bởi, đường về với Lai Châu dù đi từ Lào Cai (Quốc lộ 4D) hay đường từ Yên Bái lên (Quốc lộ 32), thì đều phải vượt qua đường đèo cao vời vợi, men theo những sườn núi cao dựng đứng với những khúc cua tay áo mà phía dưới là vực sâu thăm thẳm. Dọc đường đi, tôi cứ nghĩ miên man về những vần thơ trong bài thơ: gửi Lai Châu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo:
Về nơi miền cực Tây của tổ quốc
Tháng năm trời nắng như đổ lửa, tôi lại bước vào cuộc hành trình theo chân những người Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH), ngược đường vượt qua bao đèo cao khúc khuỷu về với Lai Châu, vùng đất miền cực tây của tổ quốc. Quả đúng như người ta nói về những cung đường hiểm trở để lên đến miền cực Tây của Tổ quốc. Bởi, đường về với Lai Châu dù đi từ Lào Cai (Quốc lộ 4D) hay đường từ Yên Bái lên (Quốc lộ 32), thì đều phải vượt qua đường đèo cao vời vợi, men theo những sườn núi cao dựng đứng với những khúc cua tay áo mà phía dưới là vực sâu thăm thẳm. Dọc đường đi, tôi cứ nghĩ miên man về những vần thơ trong bài thơ: gửi Lai Châu của nhà thơ Trần Mạnh Hảo:Thị xã nhỏ như một tầm tiếng gọi/ Anh ở bên kia em ở bên này/ Trái tim đập không một ai biết đến/ Ở cuối trời Tây Bắc có Lai Châu/ Nơi sông Đà vặn mình rung núi/ "Lối Ma Ly Pho là sợi chỉ xuyên qua xống váy mèo" / Thị xã nhỏ như chiếc áo cài trên ngực đất nước/ Núi hai đầu mây đến đá lông nheo...
Tất cả mọi người đều phải chung sức, đồng lòng
Sáng 29/4 tôi nhận lệnh của Tổng biên tập, mùng 3/5 này tháp tùng Viện trưởng đi tiếp xúc Cử tri ở Lai Châu. Thú thực, đây là lần đầu được phân công đi với Viện trưởng và đặc biệt lần này Viện trưởng của ngành đi với tư cách ĐBQH, nên tôi cũng có nhiều băn khoăn vì không biết và không hình dung được đặc thù của công việc tiếp xúc Cử tri, có gì khác nhiều với công tác của ngành không? Vừa chuẩn bị đồ đạc tôi vừa điện cho Hoàng Long (PV. theo dõi hoạt động ngành) để hỏi kinh nghiệm…
Sáng 3/5 tôi có mặt ở cơ quan từ 5h30 để cùng đoàn xuất phát, trái với suy nghĩ của tôi và nhiều người trong cơ quan chưa có dịp tiếp xúc với Viện trưởng, ông là người thoải mái và rất thân thiện. Lúc lên xe ông vừa cười vừa chủ động hỏi tôi: Phóng viên mới à? Tôi đáp “dạ không, Em làm cũng lâu rồi nhưng em theo dõi thông tin ở mảng khác, không làm ở mảng thông tin của ngành”. Ông gật đầu rồi nói: “ Ừ, thảo nào bây giờ tớ mới gặp”, rồi ông hỏi về quê quán, công việc, gia đình. Ông cũng không quên hỏi đến tình hình chữa bệnh và sức khỏe của đồng chí Hoàng Phương Hồng, Trưởng phòng Thư ký Biên tập, Báo bảo vệ pháp luật. Những câu chuyện về ngành cứ trôi theo thời gian trên suốt chặng đường của đoàn công tác, khi đoàn tới Yên Bái; ông cùng cả đoàn rẽ vào thăm anh em cán bộ của VKSND tỉnh Yên Bái rồi mới đi tiếp. Dù tất cả mọi người trên xe và chính ông cũng thấm mệt; nhưng ông vẫn động viên mọi người cùng cố gắng không nghỉ trưa để tới Lai Châu cho khỏi muộn.
“Không có Đảng, Nhà nước người dân chúng tôi sao có được ngày hôm nay”
15h45 xe chúng tôi lên tới đèo Khau Phạ thuộc địa phận huyện Mù Căng Chải (huyện xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái). Ông bảo dừng xe cho tất cả mọi người xuống xe để “dưỡng sức” cho cung đường kế tiếp; ông nói với các thành viên trong đoàn : chặng đường còn lại từ địa phận Yên Bái tới Lai Châu sẽ còn khó khăn hơn rất nhiều. Giữa lưng chừng đèo Khau Phạ lồng lộng nắng và gió, dọc theo triền đèo là cánh đồng ruộng bậc thang Mù Căng Chải được kiến tạo bởi bàn tay của bao thế hệ những người dân tộc Mông sinh sống trên mảnh đất này, uốn lượn và trải dài như một bức tranh kỳ vĩ. Ông nói với mọi người : Các cậu thấy có đẹp không, những cánh đồng ruộng bậc thang này đang được Nhà nước xem xét xếp vào danh mục di sản cấp quốc gia đấy. Máu nghề nghiệp nổi lên, tôi tranh thủ hỏi ông về cảm tưởng, ấn tượng trong những lần ông lên công tác ở Tây Bắc; Ông cười và nói: Thú thực với cậu, những lần đầu đi thì cảm thấy rất xa, sau rồi cũng thấy quen, lâu không đi thì thấy nhớ. Nhớ nhất là kỷ niệm lần ông lên xã Ka Lăng, huyện Mường Tè; từ xã xuống bản đi bộ mất hơn 2 tiếng, tưởng chừng như không đi nổi vì đường xá hiểm trở. Anh Hải, lái xe cho đoàn công tác hồi đó kể: Đợt ấy, Thủ trưởng đi vào bản còn mình ở lại trung tâm xã, mặc dù đã bôi thuốc chống ruồi vàng nhưng vẫn bị đốt sưng cả chân, tay lên mấy ngày mới khỏi đấy. Ai đi trong đoàn công tác đợt đó; tuy không nói ra, nhưng đều lo lắng sức khỏe cho ông vì đường vào quá khó khăn; nhưng với tâm nguyện được đến nghe và nhìn thấy tận mắt đời sống của đồng bào, giáo viên, chiến sĩ nơi vùng biên cương xa xôi tổ quốc; ông vẫn quyết tâm đi.Và khi về, mọi người không ai bảo ai và đều thầm thán phục sức khỏe và nghị lực phi thường của ông.
Sẻ chia những khó khăn với đồng bào dân tộc
Đang miên man theo những ký ức về những lần xuống tiếp xúc cử tri, ông bỗng trầm giọng: Ở những vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc nơi ông đến còn rất khó khăn; mà sự hiện diện của Đảng và Nhà nước chính là những chiến sỹ Biên phòng và những giáo viên cắm bản đang ngày đêm gieo từng con chữ, nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào. Ở đó, những chiến sĩ biên phòng, những người giáo viên đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp phát triển nơi vùng cao cực Tây của Tổ quốc. Nhớ nhất là những chuyến công tác xuống bản tiếp xúc với đồng bào, các cô giáo ở đó; họ đã đón ông như một người cha, người thân đi xa lâu ngày trở về; nước sinh hoạt không có, các cô giáo phải đi bộ vài tiếng đồng hồ mới có thể mang nước về; nhưng, những dòng nước nghĩa tình đó cũng không có nhiều, chỉ đủ đáp ứng cho những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu (đủ để uống và rửa mặt). Ông trăn trở trước những kiến nghị của đồng bào, cử tri nơi ông tiếp xúc, thực chất điều họ mong muốn, quan tâm chỉ là những hộ trợ thiết thực của Nhà nước phục vụ cho trực tiếp đời sống như: Tấm lợp pro xi măng, cây, con giống… phân chia sao cho công bằng và đến được với đồng bào sao cho kịp thời vụ.
Tại Mường Kim, Hua Nà, Thân Thuộc, Hố Mít… những nơi ông xuống tiếp xúc cử tri trong chuyến công tác lần này , “nói vui” như Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu, Chu Lê Chinh đều là những xã có điều kiện thuận lợi, kinh tế phát triển khá của tỉnh Lai Châu. Tới Mường Kim, nơi có công trình thủy điện Bản Chát, cách trung tâm huyện Than Uyên hơn 10 km, là xã có tới 97% số trẻ em ở độ tuổi đến trường đều được đi học, toàn xã có 4 dân tộc anh em sinh sống gồm: Thái; Khơ Mú; Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 92,6%, toàn xã có 451 hộ nghèo; số hộ thoát nghèo là 297 hộ, đã có 90 hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ làm nhà… Sau khi nghe xong báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Lai Châu, Chu Lê Chinh đã thông báo một số nội dung về kỳ họp thứ 7, khóa XII. Thời gian còn lại, các ĐBQH chủ yếu tập trung lắng nghe những ý kiến kiến nghị của người dân. Sau đó, đại diện lãnh đạo UBND huyện, tỉnh trả lời những vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương; Còn những nội dung kiến nghị liên quan đến vấn đề quốc sách được các ĐBQH ghi nhận để kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương liên quan.
Tranh thủ giờ giải lao nói chuyện với đồng bào
Cũng như Mường Kim, tại Hua Nà, Thân Thuộc, Hố Mít… nơi các ĐBQH đến tiếp xúc Cử tri; thì các kiến nghị của Cử tri đều tập trung tới vấn đề hỗ trợ đời sống tại chỗ cho người dân, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các kênh mương đang xây dựng kịp thời phục vụ cho đời sống sinh hoạt và canh tác nông nghiệp của bà con, làm đường ôtô vào các bản, kéo điện hạ thế cho các thôn bản, cá biệt có những nơi như ở xã Thân Thuộc, Cử tri còn kiến nghị chuyển đổi nhanh đất một vụ không canh tác được sang làm nhà ở cho bà con. Việc xây dựng cầu treo thì phải ở trung tâm để tất cả các thôn bản đều được hưởng lợi. Theo quan sát của phóng viên, thì tất cả các địa bàn nơi Đoàn ĐBQH tiếp xúc đều là những xã thuần nông, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào canh tác ruộng bậc thang và chăn nuôi, bà con đều tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, theo ý kiến phản ánh của cử tri thì ở đâu đó vẫn còn tình trạng một số cán bộ khi tiếp xúc với dân còn cửa quyền, hoặc một số công trình nước sạch chưa đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng khiến Cử tri bức xúc.
Vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm nhất với Lai Châu là phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào. Tuy nhiên để công tác xóa đói giảm nghèo được bền vững có lẽ việc cần làm nhất chính là nâng cao trình độ nhận thức cho đồng bào, cần vận động xóa đói giảm nghèo ngay tại chỗ để không nảy sinh tình trạng ỉ lại vào sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước; cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, tránh tình trạng 4 lớp cùng học trong một phòng học như ở xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, một số Cử tri còn kiến nghị về thủ tục hành chính trong việc giải quyết thủ tục thanh toàn tiền hỗ trợ làm nhà. Tiêu chí hộ nghèo còn quá thấp (150.000- 300.000 đồng/ hộ/ tháng), ranh giới giữa hộ nghèo và hộ không nghèo khó xác định vì điều này liên quan tới việc hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên nghèo. Có những nơi Cử tri đã đề nghị chính quyền, các nhà khoa học hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, có chế độ chính sách cho những người tham gia chi hội, các đoàn thể tại các thôn bản.
Tại những nơi Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, tôi luôn nhận thấy nét mặt tươi cười của ông khi ân cần hỏi thăm tới những giáo viên, cán bộ y tế cơ sở, và cả những lúc trầm tư khi nghe những ý kiến nói về những khó khăn, trăn trở của các đồng chí lãnh đạo từ tỉnh, huyện đến xã trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở một tỉnh xa xôi và đặc biệt khó khăn này. Chia sẻ với bà con ông xúc động nói: Là Đại biểu Quốc hội, tôi đã đi nhiều nơi, ngay cả những vùng khó khăn nhất như vùng bắc Ka Lăng của huyện Mường Tè là huyện duy nhất của cả nước chưa có điện lưới… Tôi mong, đồng bào hãy cùng Đảng và Nhà nước vượt qua những khó khăn để đưa Lai Châu sớm thoát nghèo. Mục tiêu lớn nhất của Đảng và Nhà nước là làm sao nâng cao đời sống cho bà con, nhất là đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế của đất nước còn đang trong giai đoạn xây dựng, chúng ta mới chỉ ở chặng đường đầu tiên của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, nên không thể đầu tư ngay một lúc tất cả các công trình theo yêu cầu. Do vậy, tất cả mọi người đều phải chung sức, đồng lòng, tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước xây dựng những công trình thiết yếu cho bà con; còn lại những gì bà con có thể làm được, thì ta cũng nên chủ động làm ngay.
Rời Lai Châu trong một buổi sáng hanh vàng, bánh xe quay nghiêng theo vòng cung của những con đèo, để lại sau lưng những nếp nhà sàn chênh vênh bên sườn núi. Tôi biết lúc này đây, lòng ông đang mang theo nặng chĩu những tâm tình của đồng bào, cử tri gửi gắm cho ông, cùng những trăn trở về một câu hỏi; làm sao cho đồng bào Lai châu thoát nghèo… Để rồi một ngày không xa khi ông trở lại nơi đây, không còn ai nhắc đến hai từ đói nghèo.
Ghi chép của: Xuân Hồng