CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Đề nghị bổ sung biên chế và số lượng KSV, ĐTV cho ngành KSND

03/09/2009
Cỡ chữ:   Tương phản
Trong ba ngày từ 24 đến 26/8/2009, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể tại Đà Nẵng để thẩm tra và xem xét một số nội dung: Thẩm tra Tờ trình số 189/TTr-VKSNDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình UBTVQH về bổ sung biên chế và số lượng Kiểm sát viên (KSV), Điều tra viên (ĐTV) các cấp trong năm 2009-2010; nghe báo cáo thực hiện giám sát của Đoàn kiểm tra giám sát UBTP về việc chấp hành pháp luật trong thi hành án (THA) hình sự; thẩm tra tờ trình của Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình UBTVQH về việc tách Tòa án Dân sự thuộc TANDTC thành Tòa án Dân sự 1 và Tòa án Dân sự 2 thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC... Đồng chí Lê Thị Thu Ba - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì phiên họp.

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Đề nghị bổ sung biên chế và số lượng KSV, ĐTV cho ngành KSND

 

Toàn cảnh phiên họp 

Trong ba ngày từ 24 đến 26/8/2009, Ủy ban Tư pháp (UBTP) của Quốc hội đã tổ chức phiên họp toàn thể tại Đà Nẵng để thẩm tra và xem xét một số nội dung: Thẩm tra Tờ trình số 189/TTr-VKSNDTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình UBTVQH về bổ sung biên chế và số lượng Kiểm sát viên (KSV), Điều tra viên (ĐTV) các cấp trong năm 2009-2010; nghe báo cáo thực hiện giám sát của Đoàn kiểm tra giám sát UBTP về việc chấp hành pháp luật trong thi hành án (THA) hình sự; thẩm tra tờ trình của Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình UBTVQH về việc tách Tòa án Dân sự thuộc TANDTC thành Tòa án Dân sự 1 và Tòa án Dân sự 2 thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC... Đồng chí Lê Thị Thu Ba - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã chủ trì phiên họp.
Trong ngày đầu tiên, các thành viên của UBTP đã nghe đồng chí Hoàng Nghĩa Mai - Phó Viện trưởng VKSNDTC trình bày về đề án bổ sung biên chế và số lượng KSV, ĐTV cho Viện Kiểm sát nhân dân các cấp trong năm 2009 và 2010. Hiện nay, do phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, vì vậy, ngành Kiểm sát cần có một lực lượng tương ứng để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo quy định, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp.
Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra án hình sự tính trung bình mỗi năm tăng hơn 5.000 vụ. Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử án hình sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm án hình sự cũng có mức tăng trung bình mỗi năm hơn 4.000 vụ. Riêng các vụ việc liên quan đến dân sự, hôn nhân và gia đình tăng đột biến, trung bình mỗi năm tăng đến 16.500 vụ/năm.
Về lĩnh vực kiểm sát giam giữ, cải tạo, THA phạt tù, giải quyết khiếu nại tố cáo (KNTC) cũng vì thế mà tăng theo rất nhiều, nhưng thực chất nhân lực của VKSND các cấp đang trong tình trạng rất thiếu. Số lượng đơn thư KNTC thuộc thẩm quyền phải giải quyết của VKSND các cấp cũng liên tục tăng, năm 2008 VKS các cấp thụ lý 11.387 việc, đã giải quyết 8.353 việc, đạt tỷ lệ gần 74%. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và UBTVQH về giao thẩm quyền xét xử quy định tại khoản 1, Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự và việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự quy định tại Điều 33 của Bộ luật TTDS cho các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, đến nay đã có 649 VKSND cấp huyện, thực hành quyền công tố, kiểm sát, điều tra xét xử các vụ án hình sự, các vụ việc dân sự theo thẩm quyền mới. Số lượng các vụ án hình sự, các vụ việc dân sự VKSND cấp quận, huyện thụ lý tăng đều. Theo thống kê từ năm 2006-2008, VKSND cấp quận, huyện trong toàn quốc đã thụ lý, giải quyết, thực hiện theo thẩm quyền mới gần 40.000 vụ việc. Với khối lượng công việc lớn, đội ngũ CBCC dù đã có nhiều cố gắng nâng cao tinh thần trách nhiệm, liên tục cải tiến, đổi mới phương pháp giải quyết công việc, song với số lượng cán bộ biên chế hiện nay ngành Kiểm sát vẫn chưa đáp ứng triệt để yêu cầu công việc.
Tính đến ngày 31-12-2008, toàn ngành Kiểm sát nhân dân có 6.895 KSV, ĐTV. Dự kiến tổng biên chế của Viện kiểm sát nhân dân các cấp tính đến năm 2010 khoảng 16.000 người, trong đó số lượng KSV của Viện kiểm sát nhân dân các cấp là gần 9.500 người. Đề nghị UBTVQH xem xét quyết định bổ sung biên chế, KSV, ĐTV cho VKSND các cấp là 4.291 người, trong đó số lượng KSV, ĐTV cho VKSND các cấp là 1.883 người, cụ thể: biên chế bổ sung cho VKSNDTC là 179 người; biên chế bổ sung cho VKSND cấp tỉnh là 173 người; biên chế bổ sung cho VKSND cấp huyện 3.766 người, trong đó số lượng KSV VKSND cấp huyện là 1.710 người.
Sau khi nghe báo cáo, nhiều đại biểu tham dự đóng góp ý kiến và thống nhất với việc bổ sung thêm biên chế, số lượng ĐTV, KSV cho VKSND các cấp là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng điều tra, xét xử, tranh tụng dân chủ; tăng cường công tác kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hệ thống VKS được “tổ chức phù hợp với hệ thống tòa án”. Tuy nhiên, do phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, nên hệ thống tổ chức của VKS cũng phải phù hợp với các cơ quan luật pháp khác như CA, THA...
Hà Xuyên
Tìm kiếm