Trong hai ngày 03, 04/3/2009, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế DANIDA - Đan Mạch tổ chức Hội thảo khoa học về bình đẳng giới và phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chủ trì hội thảo. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban nữ công và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự hội thảo. Đến dự và phổ biến các kinh nghiệm và kiến thức về bình đẳng giới và phòng, chống HIV/AIDS có các chuyên gia của Trung tâm huy động cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS; chuyên gia Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; điều phối viên quốc gia chương trình CEDAW Đông Nam Á.
HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
VÀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
(Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm phát biểu chỉ đạo hội thảo)
Trong hai ngày 03, 04/3/2009, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế DANIDA - Đan Mạch tổ chức Hội thảo khoa học về bình đẳng giới và phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Kiểm sát nhân dân. Đồng chí Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trưởng Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chủ trì hội thảo. Đại diện các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban nữ công và Ban chấp hành Đoàn thanh niên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự hội thảo. Đến dự và phổ biến các kinh nghiệm và kiến thức về bình đẳng giới và phòng, chống HIV/AIDS có các chuyên gia của Trung tâm huy động cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS; chuyên gia Cục phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế; điều phối viên quốc gia chương trình CEDAW Đông Nam Á.
Theo tài liệu trình bày tại hội thảo, 27 năm qua Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong việc thực hiện các cam kết quốc tế của mình và đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn trong việc bảo đảm những quyền cơ bản của phụ nữ với các thành tựu nổi bật, trong đó có việc thông qua Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Hiện nay, Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ nữđại biểu Quốc hội cao nhất Châu á. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, thách thức của việc thực hiện bình đẳng giới. Thái độ gia trưởng và định kiến "trọng nam khinh nữ" còn tồn tại, ảnh hưởng đến vai trò, trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội. Tỷ lệ nữđược bổ nhiệm vào các cơ quan hoạch định chính sách công, đặc biệt là cấp quận, huyện và xã, phường còn thấp; tỷ lệ bỏ học của trẻ em gái còn cao, trẻ em gái ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được tiếp cận giáo dục đầy đủ. Mặc dù công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta đã thu được những kết quả nhất định, song nhìn chung, tình hình nhiễm HIV/AIDS vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, dịch đã xuất hiện ở tất cả 63 tỉnh, thành phố 95% số quận, huyện và 65% số xã phường trong cả nước. Dịch không chỉ có ở các thành phố lớn, các tỉnh có biên giới đường bộ, các hải cảng mà cả các tỉnh miền núi cũng đang bị đại dịch này đe doạ. Tính đến ngày 30/6/2008, tại Việt Nam có 129.715 người nhiễm HIV còn sống, số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 26.840 người, số người tử vong là 39.664 người. Đứng đầu trong danh sách các tỉnh, thành phố có số người nhiễm HIV là thành phố Hồ Chí Minh với 16.946 người, thứ hai là thành phố Hà Nội với 9.738 người.
(Đại biểu dự hội thảo)
Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong công tác hàng ngày, cán bộ, Kiểm sát viên khi tham gia những hoạt động tiếp xúc trực tiếp với tội phạm, các hoạt động khám nghiệm hiện trường, kiểm sát việc tạm giam, tạm giữ; quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ cao bị phơi nhiễm HIV. Ý thức được tính chất quan trọng của công tác phòng chống HIV/AIDS, ngành Kiểm sát nhân dân đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm từ Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố. Tuy vậy, việc triển khai các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS trong Ngành những năm qua chưa được đồng bộ và đạt hiệu quả chưa cao là do nhận thức của cán bộ, Kiểm sát viên về vấn đề này còn hạn chế. Năm 2008, Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và tư pháp DANIDA đã hỗ trợ Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nghiên cứu nhận thức về HIV/AIDS trong ngành Kiểm sát nhân dân. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện kiểm sát nhân dân 6 tỉnh, thành phố, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Đắk Lắk và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 38,4% cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nắm vững kiến thức về HIV/AIDS. Vì vậy, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS trong ngành Kiểm sát, góp phần tích cực vào công tác phòng ngừa chung, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
(Toàn cảnh hội thảo)
Phát biểu chỉđạo hội thảo, Phó viện trưởng Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm nhấn mạnh: Việt Nam là thành viên chính thức của Công ước về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) năm 1982. Với đặc điểm về giới tính và thiên chức làm vợ, làm mẹ, dễ bị tổn thương trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, việc bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái được Đảng, Nhà nước ta và cộng đồng xã hội quan tâm, đề ra những chủ trương, chính sách và chương trình hành động cụ thể. Cùng với việc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em nữ, đại dịch HIV/AIDS là vấn đề có tính chất toàn cầu, bởi nó không chỉảnh hưởng đến sức khoẻ, mà còn ảnh hưởng đến tài chính thế giới, an ninh thế giới, cản trở việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của cộng đồng. Đồng chí Phó Viện trưởng khẳng định: việc tổ chức thành công hội thảo là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đối với việc triển khai Luật Bình đẳng giới và công tác phòng, chống HIV/AIDS trong ngành Kiểm sát nhân dân. Phó Viện trưởng Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm chỉđạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ ngành Kiểm sát nhân dân, Ban Nữ công và Đoàn thanh niên cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục có những hoạt động thiết thực, triển khai, thực hiện có hiệu quả những mục tiêu đề ra.
Tin và ảnh: Trần Tùng