CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Nặng lòng trước ước nguyện của cử tri

04/12/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu gồm các đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Chu Lê Chinh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Lò Thị Phương, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri huyện Mường Tè để báo cáo kết quả kỳ họp trước và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri.
Nặng lòng trước ước nguyện của cử tri
 
 
 
(Đoàn đại biu Quc hi tnh Lai Châu tiếp xúc vi các c tri dân tc Hà Nhì
 ti xã Bc Ka Lăng, huyn Mường Tè)
 
Sau kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XII, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu gồm các đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Chu Lê Chinh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Lò Thị Phương, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tiếp xúc cử tri huyện Mường Tè để báo cáo kết quả kỳ họp trước và tiếp thu những ý kiến đóng góp của cử tri.
 
 
 
(Đồng chí Trn Quc Vượng, U viên Trung ương Đảng, Vin trưởng VKSND ti cao
thăm lp hc ti bn Nm Pm, xã Pc Ma)
 
Điểm tiếp xúc đầu tiên của Đoàn đại biểu Quốc hội chính là Ka Lăng - xã xa xôi, khó khăn bậc nhất của huyện Mường Tè, Lai Châu. Nghe đến cái tên Ka Lăng, nhiều người dân Lai Châu không khỏi ớn ngại vì để đi được trên cung đường ngoằn nghoèo và hiểm trở bậc nhất cả nước phải phụ thuộc vào ý chí của ông Trời. Trời nắng thì bụi đất cuốn lên mờ mịt không thấy đường, còn trời mưa thì đất đỏ dẻo như cao su cứ quấn lấy bánh xe, đường đi lở từng đoạn, lộ ra những miệng vực nham nhở, sâu hun hút. Mọi người đều phải thừa nhận, đường từ Lai Châu về Hà Nội còn dễ chịu gấp nhiều lần so với từ Lai Châu vào Mường Tè.
 
 
 
(Đường lên bn Tá B, Bc Ka Lăng)
 
 Từ thị trấn Lai Châu đến huyện Mường Tè, cách khoảng 200km nhưng xe ôtô nếu thuận lợi phải đi mất cả ngày đường, đó là chưa kể có những đoạn đất, đá lở xuống chắn lối đi thì lái xe chỉ còn cách nằm chờ vài ba ngày, bởi đi không được, trở lại cũng không xong. Trên địa bàn cả nước, có lẽ chỉ còn Mường Tè là huyện duy nhất không có điện lưới quốc gia. Nguồn điện thắp sáng ở đây phụ thuộc vào những chiếc máy phát điện nổ suốt đêm và hệ thống thuỷ điện thô sơ tại chỗ. Từ Mường Tè đi khoảng 100km về phía Tây, vượt qua nhiều ngầm nước với những tảng đá to bằng đầu người nằm ngổn ngang trên suối, qua những cung đường mà bánh xe ôtô chỉ lọt vừa cách vài chục cm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đã tới được Ka Lăng.Có thể nói, Lai Châu là tỉnh nghèo nhất cả nước, Mường Tè là huyện nghèo nhất của Lai Châu, còn Ka Lăng là xã nghèo nhất của Mường Tè. Ba cái nhất này tạo cho mảnh đất ở đây một vẻ hoang sơ, thiếu thốn cùng cực. Dân ở đây chủ yếu là người Hà Nhì và dân tộc La Hủ. Nhưng vượt qua những khó khăn về vật chất, sự đón tiếp nhiệt tình của người dân, các giáo viên và các chiến sĩ Đồn Biên phòng 311 đã xoá tan những mệt mỏi của chặng đường dài. Chính trị viên Đồn Biên phòng 311 Phạm Quang Trung cho biết, ở nơi xa xôi thế này, hiếm khi có khách đến chơi nên dù quen hay lạ thì cũng đều được coi như người nhà. Cái tâm của những người vượt bao khó khăn cách trở đến với nhân dân vùng cao đặc biệt khó khăn này là rất đáng quý và đáng trân trọng.
Nghỉ ngơi chưa đầy một tiếng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đã tranh thủ thời gian tiếp xúc cử tri. Đại biểu QH Chu Lê Chinh đã báo cáo kết quả kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII với bà con cử tri. Trong đó có những nội dung được người dân quan tâm và Quốc hội đã đưa ra thảo luận sâu như tình hình tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ lạm phát, thu chi ngân sách quốc gia, vấn đề an sinh xã hội, việc làm cho người lao động, các dự luật vừa được thông qua... Bà con cử tri đã đánh giá cao kết quả của kỳ họp Quốc hội lần thứ 4, trong đó phiên chất vấn là thẳng thắn và đã tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm. Khi đóng góp ý kiến, bà con cử tri đã nêu ra nhiều vấn đề còn tồn tại như vấn đề nước sạch chưa được bảo đảm thường xuyên, cần có chính sách quan tâm đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng luật chưa sát thực tế... Nhà nước cần quan tâm đầu tư làm đường giao thông để khuyến khích phát triển kinh tế, tạo bộ mặt nông thôn mới cho vùng miền núi biên giới; đầu tư tại các xã miền núi biên giới một trường THPT hoặc các lớp “nhô” ở nơi học sinh phải đi hàng chục km mới có trường để học. Nhiều cử tri cũng đã phản ánh việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương còn những bất cập mà nguyên nhân chính là do năng lực chỉ đạo, điều hành; ý thức trách nhiệm của cán bộ xã còn yếu kém, bất cập, gây bất bình trong nhân dân. Nhiều cử tri cũng băn khoăn về việc bỏ khung hình phạt tử hình đối với một số tội danh như vận chuyển ma tuý, tham nhũng... sẽ làm giảm tính răn đe của pháp luật.
Đại biểu QH Trần Quốc Vượng đã phát biểu chia sẻ với cử tri những khó khăn, bức xúc đang đặt ra trong cuộc sống; ngược lại cũng trình bày để các cử tri thấy rõ những khó khăn của Nhà nước và mong muốn các cử tri cùng với Nhà nước khắc phục dần từng bước. Đại biểu QH Trần Quốc Vượng cũng đã giải trình trực tiếp một số vấn đề và tiếp thu những vấn đề mang tầm quốc gia để kiến nghị với Trung ương. Đại biểu QH Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, cán bộ xã, cán bộ thôn, bản phải có trách nhiệm tổ chức đời sống cho nhân dân, phải là đầu tàu gương mẫu trong nếp sống sinh hoạt và phát triển kinh tế. Có như vậy, việc đầu tư của Nhà nước mới thực sự có hiệu quả lâu dài. Đại biểu QH Trần Quốc Vượng cũng lưu ý, chính quyền và nhân dân địa phương phải tích cực chăm sóc và bảo vệ rừng. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được xã hội hoá, huy động thêm nhiều nguồn lực tham gia phát triển vốn rừng, đóng góp tích cực cho bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn nước cho các nhà máy thuỷ điện. Bên cạnh đó, Đại biểu QH Trần Quốc Vượng chỉ rõ, Ka Lăng có 64 km đường biên với 3 cột mốc biên giới, do đó yêu cầu bộ đội biên phòng cần phát huy thành tích đã đạt được, tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng bà con các dân tộc miền núi làm tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế sản xuất. Buổi tiếp xúc cử tri diễn ra trong không khí thân tình, ấm cúng, được các cử tri ghi nhận và đánh giá cao.
 
 
 
(Đoàn đại biu Quc hi tnh Lai Châu tiếp xúc vi các c tri
 ti bn Tá B,  Bc Ka Lăng, Mường Tè)
 
Từ Ka Lăng, Đoàn đại biểu QH tỉnh Lai Châu lại tiếp tục hành trình về phía Tây, nơi đầu nguồn sông Đà, giáp với biên giới Trung Quốc. Sau gần 3 tiếng đồng hồ đi ôtô đến hết đường mòn, Đoàn đại biểu QH tỉnh Lai Châu tiếp tục đi bộ gần nửa ngày băng rừng, leo theo vách núi cheo leo, thẳng đứng, qua ba quả núi để vào tiếp xúc cử tri tại bản Tá Bạ, khu vực Bắc Ka Lăng, xã Ka Lăng. Đây là nơi sinh sống của dân tộc La Hủ, hay còn gọi là dân tộc “Lá Vàng”, nơi mà mức sống người dân 100% là thiếu đói, chứ không chỉ là nghèo. Sở dĩ có tên gọi như vậy, vì người dân La Hủ quen sống du canh du cư, đến nơi nào dừng chân thì chặt cây, cắt cỏ tranh lợp lên mái nhà. Khi lớp cỏ tranh trên mái chuyển sang màu vàng thì người dân lại bỏ nhà đi sâu vào rừng tìm nơi ở mới. Khi đến bản Tá Bạ, người dân ở đây rất vui mừng và phấn khởi vì lần đầu tiên có một đoàn cán bộ cấp cao và đông như vậy đến tận bản thăm đời sống của người dân. Theo phản ánh của cán bộ xã Ka Lăng, từ trước đến nay, hiếm hoi lắm mới có cán bộ cấp huyện vào tận đây, chứ chưa bao giờ có cán bộ cấp tỉnh nào vào được tận bản. Trên đường đi, nhiều đoạn dốc cao đến mức người đi sau chạm vào gót chân người đi trước, cỏ tranh cao ngang đầu người, sắc như dao cạo cắt những vết sâu hoắm trên tay, trên mặt người đi. Có những đoạn, cả đoàn phải men theo mép vực, một bên là vách núi thẳng đứng, một bên là vực sâu hun hút, gió cuộn lên rợn người, đường đi chỉ rộng hơn bàn chân người một chút. Phương tiện vận tải duy nhất là ngựa thồ, tuy vậy để vào đến bản không ít chú ngựa thồ đã rơi xuống vực. Đường đi khó khăn nên giá cả ở đây rất đắt đỏ. Một bao xi măng ở xã Ka Lăng là 60.000 đồng thì vào đến bản là 630.000 đồng, một 1kg gạo giá 15.000 đồng thì vào đến bản là 27.000 đồng. Thế mới biết đời sống của người dân miền núi đã khó khăn lại càng khó khăn gấp bội. Trao đổi với các cử tri ở đây, đại biểu QH Trần Quốc Vượng biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn của đồng bào và nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và quan tâm đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đại biểu QH Trần Quốc Vượng lưu ý, cán bộ thôn bản và nhân dân phải tập trung chăm lo cho thế hệ trẻ, đảm bảo trẻ em đến tuổi đều được đến trường, chỉ có cái chữ mới đem lại cuộc sống ấm no cho bản làng. Đại biểu QH Trần Quốc Vượng cũng động viên các cán bộ, giáo viên miền xuôi đã cống hiến sức lực và tuổi thanh xuân để đem cái chữ đến với đồng bào, mong các cán bộ giáo viên sẽ phối hợp tốt với chính quyền địa phương xây dựng bản làng ngày càng văn minh, đời sống no đủ hơn.
 
 
(Gian nan đường mòn ven núi đi tiếp xúc c tri)
 
Điểm tiếp xúc cử tri cuối cùng của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu là bản Mường Mô, nơi sinh sống của người dân tộc Thái. Phát biểu tại điểm tiếp xúc cử tri, đại biểu QH Trần Quốc Vượng vui mừng nhận thấy đời sống của đồng bào đã được cải thiện rõ rệt. Nhiều gia đình đã có của ăn, của để, tiếp cận dần với khoa học kỹ thuật. Tuy vậy, kinh tế phát triển cũng kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Ở bản Mường Mô, thông qua công tác khám sức khoẻ ở kỳ tuyển quân, xét nghiệm đã phát hiện 40 trường hợp nhiễm HIV. Đó là con số đáng báo động về tình hình tệ nạn tại địa phương. Điều này có một phần trách nhiệm của cán bộ địa phương và bà con dân bản trong việc giáo dục con em mình. Trả lời các kiến nghị của cử tri về tình hình giá cả leo thang, đề nghị trợ giá… đại biểu QH Trần Quốc Vượng mong muốn nhân dân cùng thông cảm và chia sẻ những khó khăn chung với Nhà nước trong điều kiện kinh tế thế giới và khu vực đang suy thoái hiện nay. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi người đều phải tự vươn lên để cải thiện cuộc sống của mình.
Rời Mường Tè với những tâm sự trĩu nặng và những nguyện vọng gửi gắm của bà con, các đại biểu QH tỉnh Lai Châu càng thấy trách nhiệm lớn lao và những công việc phải làm phía trước còn rất nhiều. Đời sống người dân ở vùng cực Tây Tổ quốc này còn nghèo lắm! Vẫn còn nhiều ngôi nhà tranh tre mái lá, dột nát tứ bề, mái nhà không đủ che kín giường nằm, lụp xụp dựng trên vạt đất thấp ven suối. Cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn, cuộc sống lam lũ, vất vả. Rồi đây những kiến nghị của cử tri sẽ được các đại biểu QH chuyển đến các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét để có những chính sách giúp đời sống của đồng bào bớt khổ cực hơn.
Hoàng Long (ghi chép)
Tìm kiếm