CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Hội thảo kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự

10/10/2008
Cỡ chữ:   Tương phản
Được sự chỉ đạo của lãnh đạo VKSNDTC, trong hai ngày 6 và 7/10/2008 tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo về Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự (THQCT và KSXXPT) do ba Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 chủ trì, phối hợp cùng với VKS các tỉnh, thành Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Viện KSQS Quân khu 5 và Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ 3 thuộc VKSNDTC tổ chức. Mục đích của Hội thảo là để các đơn vị cùng thảo luận, trao đổi và đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự (KNPTHS), những kinh nghiệm đã được tích luỹ cũng như những khó khăn, vướng mắc để từ đó rút ra những chỉ dẫn nghiệp vụ cần thiết, những kinh nghiệm chung trong việc nghiên cứu, xây dựng hồ sơ, xét hỏi, tranh luận và KSXXPT. Đồng thời Hội thảo cũng đã cùng nghiên cứu, trao đổi nhằm có những biện pháp, cách thức thực hiện tốt nhất Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ra ngày 19/6/2008 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác KNPTHS.
Hội thảo kỹ năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự
 
 
 
(Toàn cảnh hội thảo)
 
Được sự chỉ đạo của lãnh đạo VKSNDTC, trong hai ngày 6 và 7/10/2008 tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội thảo về Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự (THQCT và KSXXPT) do ba Viện Phúc thẩm 1, 2, 3 chủ trì, phối hợp cùng với VKS các tỉnh, thành Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Viện KSQS Quân khu 5 và Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ 3 thuộc VKSNDTC tổ chức. Mục đích của Hội thảo là để các đơn vị cùng thảo luận, trao đổi và đánh giá những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự (KNPTHS), những kinh nghiệm đã được tích luỹ cũng như những khó khăn, vướng mắc để từ đó rút ra những chỉ dẫn nghiệp vụ cần thiết, những kinh nghiệm chung trong việc nghiên cứu, xây dựng hồ sơ, xét hỏi, tranh luận và KSXXPT. Đồng thời Hội thảo cũng đã cùng nghiên cứu, trao đổi nhằm có những biện pháp, cách thức thực hiện tốt nhất Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ra ngày 19/6/2008 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác KNPTHS.
Kháng nghị phúc thẩm hình sự là một quyền năng pháp lý quan trọng nhà nước chỉ trao cho Viện kiểm sát nhằm đảm bảo cho bản án, quyết định của Toà án có căn cứ, đúng pháp luật. Điểm nhấn quan trọng nhất trong yêu cầu cải cách tư pháp và cả trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay là cần thiết phải nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà nói chung và phiên toà phúc thẩm nói riêng để đảm bảo pháp luật luôn được thực thi đúng, nghiêm minh. Trong thời gian gần đây, do thực hiện việc tăng thẩm quyền cho VKS cấp huyện nên số lượng hồ sơ thụ lý, giải quyết ở cấp phúc thẩm có chiều hướng giảm đáng kể (khoảng trên 30% số vụ việc so với trước đây). Tuy nhiên, số án lớn và tính chất phức tạp của vụ việc lại ngày một tăng lên. Do đó, tuy áp lực đã giảm nhưng công việc cũng còn khá lớn, nhất là trước yêu cầu về nâng cao chất lượng tranh tụng, chất lượng giải quyết án. Từ thực tiễn đó, để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác THQCT và KSXXPT, ba Viện phúc thẩm đã phối hợp với Viện Khoa học Kiểm sát dưới sự chỉ đạo của đồng chí Dương Thanh Biểu - Phó Viện trưởng VKSNDTC đã lần đầu tiên cho xuất bản cuốn sách “Tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm”, đề cập đến những nội dung như: kỹ năng cơ bản trong việc nghiên cứu hồ sơ, THQCT và KSXXPT - là một tài liệu quý cho các VKS và cán bộ, KSV trong quá trình rèn luyện, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình. Những nội dung được đề cập trong cuốn sách như: kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng THQCT, kỹ năng KSXX và lập hồ sơ KSXX... tại phiên toà phúc thẩm đã được các đại biểu đưa ra thảo luận sôi nổi tại hội nghị. Nhiều ý kiến, tham luận tại hội nghị đã được ghi nhận, nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện cho việc tái bản cuốn sách sau này.
Sau gần 2 ngày làm việc đã có 12 tham luận, ý kiến đóng góp tại Hội thảo, chủ yếu tập trung thảo luận xung quanh các vấn đề: quá trình nghiên cứu hồ sơ, lập dự thảo đề cương xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa. Xuất phát từ tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nên khi nghiên cứu hồ sơ ở giai đoạn phúc thẩm có những điểm khác với việc nghiên cứu hồ sơ ở giai đoạn sơ thẩm. Giai đoạn phúc thẩm chỉ nghiên cứu những nội dung bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và những phần khác nếu xét thấy cần thiết. Thông thường nên phân chia thành hai dạng cơ bản là: Hồ sơ có kháng cáo kêu oan, kháng nghị về việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội; Kháng cáo, kháng nghị chỉ về nội dung tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm bồi thường. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án ở cấp phúc thẩm về các nội dung cụ thể như kháng cáo, kháng nghị, bản án, biên bản nghị án, biên bản phiên tòa, các lời khai của nhân chứng, bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến các tài liệu giám định, biên bản khám nghiệm hiện trường... cần chú ý nghiên cứu trên cả hai mặt hình thức và nội dung. Tuy là hình thức nhưng nó lại mang tính quyết định bởi thủ tục không hợp pháp thì nội dung của nó có thể không còn giá trị. Trong thực tế đã có những bản án, quyết định sai nhưng bị cáo không kháng án, còn VKS dẫu đã kháng nghị đúng về mặt nội dung nhưng quá thời hạn quy định.
Một số ý kiến tham luận rất được các đại biểu quan tâm như: cần ghi nhận và nghiên cứu dư luận báo chí, đặc biệt là ở các vụ án lớn, từ đó giúp cho KSV THQCT&KSXXPT có định hướng tốt về đường lối xử lý đối với vụ án, tuy nhiên cần phải có chính kiến để đảm bảo nguyên tắc tôn trọng sự thật, khách quan, công minh, phải tránh lệ thuộc và chỉ nên xem đó là một kênh tham khảo. Cần phải phân loại hồ sơ theo các nhóm tội như: Giết người và Cố ý gây thương tích thì phải giám định pháp y và giám định thương tích, ngược lại các vụ án về giao thông thì cần chú trọng quan tâm đến biên bản khám nghiệm hiện trường...
Ở cấp phúc thẩm, KSV cần đánh giá hành vi phạm tội cụ thể và đề nghị mức án cụ thể. Cần yêu cầu cử người đại diện hợp pháp cho bị hại ngay từ lúc bắt đầu vụ án hoặc từ cấp sơ thẩm bởi trong thực tế đã có những trường hợp một vụ án có nhiều người đại diện hợp pháp cho bị hại (đã chết hoặc mất năng lực hành vi), do mâu thuẫn giữa những người đại diện hợp pháp dẫn đến việc ý kiến không thống nhất, từ đó có người xin giảm án nhưng có người lại đề nghị tăng mức án đối với bị cáo. Chất giọng của KSV khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử (giọng nói khác vùng, miền so với bị cáo) cũng cần được chú ý, nên cho bị cáo quyền yêu cầu Công tố viên nhắc lại trong quá trình xét hỏi cũng như quá trình trình bày quan điểm của VKS để bảo đảm tính dân chủ...
Tổng lược Hội thảo, đồng chí Lê Thanh Hùng - Viện trưởng Viện Phúc thẩm 1 đã nhấn mạnh: một vấn đề mang ý nghĩa quyết định trong tiến trình THQCT và KSXXPT hình sự là KSV phải nghiên cứu, nắm vững hồ sơ, nếu không thì không thể tranh tụng tại toà, đặc biệt đối với những vụ án mà cấp trên uỷ quyền cho cấp dưới thường gặp nhiều khó khăn lớn trong vấn đề này do bị hạn chế lớn về thời gian. Hiện nay, Ngành cũng chưa có bất cứ một quy chuẩn nào đối với việc xây dựng một hồ sơ kiểm sát dẫn đến việc các địa phương mỗi nơi một kiểu hồ sơ, không thống nhất, không chặt chẽ... Đây là một hạn chế rất lớn, cũng là một lãng phí rất lớn mà chúng ta cần phải khắc phục trong thời gian tới bằng một quy chuẩn xây dựng hồ sơ kiểm sát phúc thẩm nói riêng và toàn ngành Kiểm sát nói chung mang tính khoa học, chặt chẽ. Hội thảo lần này cũng đóng vai trò như bước khởi đầu nhằm chú trọng nâng cao chất lượng THQCT và KSXXPT hình sự trên toàn Ngành trong thời gian tới; coi đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
Hà Xuyên - Bình Anh
 
Tìm kiếm