Tiếp sau Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Kiểm sát viên (KSV) 2002, khu vực phía Bắc, trong 2 ngày 24 - 25/8, tại Nha Trang (Khánh Hòa), VKSNDTC tiếp tục tổ chức hội thảo cùng nội dung trên với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan VKSND tỉnh, thành, khu vực phía Nam. Tham dự hội thảo có các đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKS quân sự Trung ương và các vụ, cục liên quan. Pháp lệnh KSV ban hành năm 2002 với nhiều điểm mới đã góp phần tạo bước phát triển đột phá cho ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ những bất cập, cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Vấn đề tuyển chọn KSV được nhiều đại biểu quan tâm.
VIỆN TRƯỞNG VKSNDTC TRẦN QUỐC VƯỢNG:
“Xây dựng Kiểm sát viên thành lực lượng nòng cốt, tinh nhuệ”
Tiếp sau Hội thảo tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Kiểm sát viên (KSV) 2002, khu vực phía Bắc, trong 2 ngày 24 - 25/8, tại Nha Trang (Khánh Hòa), VKSNDTC tiếp tục tổ chức hội thảo cùng nội dung trên với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan VKSND tỉnh, thành, khu vực phía Nam. Tham dự hội thảo có các đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng VKSNDTC; đồng chí Trần Phước Tới, Phó Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKS quân sự Trung ương và các vụ, cục liên quan. Pháp lệnh KSV ban hành năm 2002 với nhiều điểm mới đã góp phần tạo bước phát triển đột phá cho ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đã bộc lộ những bất cập, cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới. Vấn đề tuyển chọn KSV được nhiều đại biểu quan tâm. Đại biểu Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Nam có ý kiến: Hiện nay Hội đồng tuyển chọn (HĐTC) KSV gồm các thành viên chủ yếu ngoài ngành Kiểm sát, không am hiểu nghiệp vụ chuyên ngành, con người trong ngành Kiểm sát. Mặt khác, những chức danh mà các uỷ viên này đảm nhiệm thường theo chế độ bổ nhiệm hoặc bầu cử, vị trí công tác thường xuyên thay đổi (tại Quảng Nam từ 2004 đến nay đã 3 lần thay đổi Chủ tịch HĐTC); việc triệu tập các thành viên HĐ khá khó khăn. Điều này làm cho việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm KSV đến niên hạn chưa kịp thời; thậm chí có phần rườm rà, hình thức, mâu thuẫn với chủ trương cải cách hành chính. Nên chăng cần thay đổi cách thức hoạt động và thành phần HĐ, bổ sung thành viên HĐTC gồm những người có “nghề” như các uỷ viên UBKS; đồng thời thực hiện tuyển chọn KSV theo thể thức sát hạch hay thi tuyển để bảo đảm xây dựng được một đội ngũ KSV có phẩm chất, năng lực thực sự. Chia sẻ với quan điểm này, đại biểu Hoàng Trọng Khảm, Viện trưởng VKSND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng nên giao cho cấp ủy, UBKS VKSND các cấp xét chọn, trình Viện trưởng VKSNDTC ra quyết định bổ nhiệm là đủ, vừa phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành, vừa bảo đảm tính chính xác, nhanh chóng, kịp thời. Trái ngược với quan điểm trên, Đại biểu Lê Thùy Dương, Viện trưởng Viện Phúc thẩm 3- TP. Hồ Chí Minh và Đại biểu Lê Dân Khiết, Viện trưởng VKSND tỉnh An Giang lại cho rằng, HĐTC là cần thiết, bởi nó đáp ứng yêu cầu giám sát của nhân dân, của Đảng và các đoàn thể đối với KSV, nếu cần chỉ nên thay đổi thành phần HĐ cho phù hợp. Liên quan đến vấn đề chính sách, chế độ tiền lương của KSV, Đại biểu Nguyễn Hữu Phúc, Viện trưởng VKSND tỉnh Phú Yên dẫn khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh KS năm 2002: “KSV có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định”. Thực tế, KSV không có thang bậc lương riêng mà ngạch, bậc lương giống như công chức hành chính khác. Mặt khác, việc phân định KSV ở 3 cấp kiểm sát, dẫn đến tình trạng không hợp lý về chế độ tiền lương, có sự chênh lệch về hệ số tiền lương quá lớn giữa 3 cấp. Đến năm 2009, các địa phương đều thực hiện tăng thẩm quyền xét xử cho cấp huyện, KSV cấp huyện phải đảm đương nhiệm vụ rất nặng nề nhưng nếu duy trì cơ chế cũ thì mức lương quá thấp, chưa ngang tầm với trọng trách và không phù hợp với thực tiễn. Việc cải cách tiền lương sẽ tạo điều kiện để KSV thực hiện công vụ một cách độc lập, khách quan, không bị lôi kéo cám dỗ bởi lợi ích vật chất và tiêu cực xã hội.Về nội dung đào tạo, Đại biểu Bùi Thanh Xuân, Phân hiệu Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ KS tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng, cần thiết phải tăng cường công tác đào tạo, thường xuyên bổ sung kiến thức mới cho đội ngũ KSV, bảo đảm KSV đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu công tác mới cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế. Điều này phải được quy định rõ. Đại biểu Trần Thanh Vân, Viện trưởng VKSND TP. Đà Nẵng cho rằng, phải luật hóa, quy định bằng pháp lệnh rõ ràng tiêu chuẩn KSV. Quy định KSV phải có kiến thức ngoại ngữ, vi tính phù hợp với yêu cầu của Ngành. Đồng chí Trần Quốc Vượng phát biểu, nhấn mạnh, vấn đề KSV là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi vậy phải xây dựng KSV là lực lượng nòng cốt, tinh nhuệ của ngành KS. Việc đóng góp ý kiến sửa đổi Pháp lệnh KSV phải tập trung trí tuệ toàn Ngành, trên cơ sở thảo luận nghiêm túc, thẳng thắn. Cần cân nhắc kỹ lưỡng nội dung gì cần bổ sung, sửa đổi. Vấn đề ở chỗ cần có những lý lẽ, đưa ra những luận cứ, luận điểm có tính thuyết phục. Viện trưởng ghi nhận những ý kiến phát biểu của các đại biểu trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn. Tuy nhiên, Viện trưởng cho rằng những vấn đề thảo luận cần đầu tư nhiều hơn mới có thể đưa ra một đề án thực sự, tổng gộp tư duy sâu sắc toàn Ngành. Báo cáo kiến nghị cần phải nâng cấp, theo hướng chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, rành mạch, xác định rõ những bất cập. Viện trưởng gợi ý, cần đánh giá toàn diện 5 năm thực hiện pháp lệnh để chỉ ra những việc làm được, chưa làm được và những điều còn bất hợp lý. Trên cơ sở đó, đưa ra được một lộ trình rõ ràng, những vần đề gì cần sửa đổi cơ bản, vấn đề gì cấp thiết cần sửa đổi trước mắt. Những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ KSV là những vấn đề gì? Xác định rõ chức trách của KSV. Mặt khác, những chính sách, chế độ, ngạch bậc phải điều chỉnh như thế nào để bảo đảm cho KSV thực hiện đầy đủ chức năng. Mỗi cấp KS cần có đầy đủ các chức danh KS hay một loại như hiện nay, các điều kiện đi kèm, chế độ chính sách ra sao?. Cơ chế cho KSV phải đảm bảo việc luân chuyển công tác bình thường đồng thời đáp ứng yêu cầu giám sát của Đảng, của nhân dân. KSV áp dụng theo cấp hành chính hiện nay là bất cập, là trở lực trong công tác luân chuyển cán bộ, không phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành KS. Những vấn đề: thẩm quyền của KSV, thủ tục tuyển chọn,… tất cả phải được điều tra, đánh giá một cách nghiêm túc, chặt chẽ...
Nguyễn Huân