CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

The Supreme People’s Procuracy of Viet Nam

Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng sơ kết Thông tư số 01/2010/TTLN về trả hồ sơ để điều tra bổ sung

23/03/2012
Cỡ chữ:   Tương phản
Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng chủ trì tổ chức Hội nghị liên ngành sơ kết việc thực hiện Thông tư số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC,ngày 27/8/2010 của liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ để điều tra bổ sung, với sự tham dự của Đoàn luật sư, UBMTTQ, cấp uỷ địa phương, lãnh đạo liên ngành tư pháp cấp tỉnh cùng toàn thể các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thuộc cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Sóc Trăng...
Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng sơ kết
Thông tư số 01/2010/TTLN về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
 
 
Toàn cảnh Hội nghị
 
Vừa qua, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sóc Trăng chủ trì tổ chức Hội nghị liên ngành sơ kết việc thực hiện Thông tư số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC,ngày 27/8/2010 của liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ để điều tra bổ sung, với sự tham dự của Đoàn luật sư, UBMTTQ, cấp uỷ địa phương, lãnh đạo liên ngành tư pháp cấp tỉnh cùng toàn thể các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thuộc cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Sóc Trăng.
Theo báo cáo của liên ngành, từ khi Thông tư được ban hành đã hướng dẫn rất cụ thể trường hợp nào phải trả hồ sơ, trường hợp không phải trả hồ sơ, qua hơn một năm thực hiện việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Sóc Trăng giảm đáng kể, năm 2010, Viện kiểm sát trả Cơ quan điều tra 03 vụ, Toà án trả VKS 09 vụ, năm 2011, Viện kiểm sát trả Cơ quan điều tra 01 vụ, Toà án trả Viện kiểm sát 04 vụ. Bên cạnh đó nhận thức về căn cứ pháp luật trong việc trả hồ sơ được thống nhất hơn, trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng được nâng cao.
Các ý kiến tham luận tại Hội nghị tập trung phân tích làm rõ thế nào là “thiếu là chứng cứ quan trọng”quy định tại Khoản 1, Điều 168 và Điểm a, Khoản 1, Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự, thế nào là “có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác” quy định tại Khoản 2, Điều 168 và Điểm b, Khoản 1, Điều 179 của Bộ luật tố tụng hình sự và thế nào là “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”quy định tại Khoản 3, Điều 168 và Điểm c, Khoản 1, Điều 179 của Bộ luật tố tụng hình sự. Từ đó liên ngành đã có sự thống nhất hơn về nhận thức, đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thời gian tới mà trọng tâm là tăng cường thực hiện phối hợp theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Thông tư là: “Viện kiểm sát, Tòa án không trả hồ sơ để điều tra bổ sung mặc dù “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” theo hướng dẫn tại Khoản 1 và được cụ thể hóa tạiKhoản 2 Điều này khi thuộc một trong trường hợp có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng…”
Liên ngành thống nhất trong việc tăng cường quản lý số vụ án trả hồ sơ, xác định trách nhiệm của từng Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán trong việc trả hồ sơ phải đảm bảo có căn cứ. Nếu trả sai phải tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm cụ thể để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và có biện pháp khắc phục theo đúng hướng dẫn tại khoản 4, Điều 12 của Thông Tư.
Lâm Hol
Tìm kiếm