Nhằm mục tiêu đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2020.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chương trình) đặt mục tiêu phát triển theo hai giai đoạn: Đến năm 2025 và đến năm 2030. Cụ thể:
Mục tiêu đến năm 2025, 100% các trường đại học, viện nghiên cứu được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ tổ chức quyền sử hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; tối thiểu 40% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký tổ chức, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được tổ chức.
Mục tiêu đến năm 2030, số lượng đơn đăng ký tổ chức sáng chế của các viện nghiên cứu, trường đại học tăng trung bình 16 - 18%/năm; số lượng đơn đăng ký tổ chức giống cây trồng tăng trung bình 12 - 14%. Tối thiểu 60% sản phẩm được công nhận là sản phẩm quốc gia, sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP được hỗ trợ đăng ký tổ chức, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được tổ chức. Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam tăng trung bình 8 - 10%/năm.
Để hoàn thành mục tiêu Chương trình, Thủ tướng Chính phủ đề ra những nội dung hoạt động chính sau:
1. Tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu, các công cụ và cung cấp dịch vụ thông tin sở hữu trí tuệ, bản đồ sáng chế. Hỗ trợ tra cứu, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo ra các tài sản trí tuệ được tổ chức và bài báo khoa học có tính ứng dụng cao. Hỗ trợ hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ phân tích thông tin sáng chế và dự báo xu hướng phát triển công nghệ. Xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn, đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về sở hữu trí tuệ phù hợp với từng nhóm đối tượng.
2. Thúc đẩy đăng ký tổ chức tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước. Đăng ký tổ chức sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân. Đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới. Đăng ký tổ chức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP. Đăng ký tổ chức trong nước và quốc tế đối với biểu tượng chỉ dẫn địa lý quốc gia.
3. Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gắn với đăng ký mã số vùng trồng, an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng và xác thực, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được tổ chức. Khai thác, phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ. Triển khai quy định về quản lý và sử dụng biểu tượng chỉ dần địa lý quốc gia, hỗ trợ sử dụng biểu tuợng chỉ dẫn địa lý quốc gia ở trong và ngoài nước. Khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam được tổ chức, sáng chế của nước ngoài không được tổ chức hoặc hết thời hạn tổ chức tại Việt Nam. Quản trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ. Hỗ trợ tư vấn định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại và nhãn hiệu.
4. Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu qủa hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tổ chức trưng bày, giới thiệu, triển lãm sản phẩm được bao hộ quyền sở hữu trí tuệ cùng với các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
5. Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Nâng cao năng lực của tổ chức trung gian tham gia hoạt động kiêm soát, quản lý các sản phẩm được tổ chức chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của chủ thể quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và giống cây trồng; tổ chức đại diện, quản lý và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan. Phát triển dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ, dịch vụ tư vấn về quản trị, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học.
6. Hình thành, tạo dựng văn hóa sở hữu trí tuệ trong xã hội. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ. Xây dựng và vận hành phần mềm, chương trình ứng dụng trên thiết bị điện tử, thiết bị di động để cung cấp thông tin, hỗ trợ, tư vấn về sở hữu trí tuệ. Vinh danh, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.